Cổng thông tin:Quân sự/Bài viết chọn lọc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cổng thông tin:Quân sự/Bài viết chọn lọc/1

Quân đội Đức diễu hành tại Paris.

Trận chiến nước Pháp là một chiến dịch tấn công chiến lược của Quân đội Đức Quốc xã vào Pháp và các quốc gia Vùng đất thấp (bao gồm Hà Lan, Bỉ, Luxembourg) trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bắt đầu ngày 10 tháng 5 năm 1940, đánh dấu kết thúc Cuộc chiến tranh kỳ quặc và chiến sự chính thức bùng nổ tại Tây Âu.

Với một kế hoạch tấn công táo bạo, mũi tấn công mồi của Quân đội Đức Quốc xã vào Vùng đất thấp hút theo chủ lực Đồng Minh, tạo bất ngờ cho mũi tấn công chính băng qua khu rừng Ardennes. Được tổ chức theo phương thức Blitzkrieg, ngay sau khi đột phá phòng tuyến sông Meuse của Quân đội Pháp ở Sedan, lực lượng thiết giáp Đức đã thọc sâu tốc độ cao về eo biển Manche, cô lập chủ lực Đồng Minh ở phía Bắc. Thắng lợi ở Dunkirk, tuy không hoàn toàn vì để Lực lượng Viễn chinh Anh kịp sơ tán, nhưng cũng đủ mang tính quyết định, tạo điều kiện để đánh quỵ hoàn toàn Quân đội Pháp trong các hoạt động quân sự tiếp theo, kéo theo Ý nhảy vào tuyên chiến với Pháp và dẫn tới sự đầu hàng của nước Pháp vào ngày 22 tháng 6.

Chiến thắng nhanh chóng ở Pháp đã đem lại cho Đức ưu thế chiến lược to lớn, một mặt có được bàn đạp cho hoạt động trên không và trên biển chống lại Anh, một mặt khác rảnh tay chuẩn bị cho mặt trận phía Đông chống Liên Xô.

Nước Pháp bị chia cắt thành khu vực chiếm đóng của Đức ở miền Bắc và Tây, một khu vực chiếm đóng nhỏ của Ý ở Đông Nam và một vùng tự do ở phía Nam do Chính phủ bù nhìn Vichy quản lý cho đến khi Đồng Minh đổ bộ lên Normandie năm 1944. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Quân sự/Bài viết chọn lọc/2

Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky trong bộ quân phục Tư lệnh Tập đoàn quân bậc 2 (командарм 2-го ранга) - một tác giả quan trọng của học thuyết.

Tác chiến chiều sâu là một học thuyết quân sự của Hồng quân Liên Xô được phát triển trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới bởi các nhà chiến lược và lý luận quân sự xuất sắc của Hồng quân mà nổi bật là Nguyên soái Liên Xô M.N. Tukhachevsky (hình), A.A. Svechin, N.E. Varfolomeev, V.K. Triandafillov, G.S. Isserson. Học thuyết đã giới thiệu thêm khái niệm nghệ thuật chiến dịch ở giữa hai cấp độ chiến lượcchiến thuật, được các nhà nghiên cứu quân sự trên thế giới sử dụng làm cơ sở phát triển lý luận cho nghệ thuật chiến dịch hiện đại.

Điểm xuất phát tư tưởng của học thuyết là quan niệm bản chất của chiến tranh đã thay đổi và mang tính chất tổng lực. Tư tưởng này dẫn tới sự xác nhận rằng chiến thắng không thể đạt được bằng một trận đánh quyết định, mà bằng các chiến dịch tuần tự nối tiếp nhau liền lạc hợp lý - mỗi chiến dịch một mục tiêu cụ thể được nối kết trong một mục tiêu thống nhất. Ở cấp độ chiến thuật, học thuyết đưa ra cách thức tấn công đồng thời suốt chiều sâu phòng tuyến đối phương bằng lực lượng xung kích chia làm 2 thê đội được hỗ trợ bằng pháo binh, không quân và lực lượng nhảy dù. Để phục vụ cho tư tưởng chiến tranh này, học thuyết nhấn mạnh vào việc cơ giới hóa lực lượng xung kích ở quy mô lớn. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Quân sự/Bài viết chọn lọc/3

Chiến tranh Pháp-Phổ (19 tháng 7 năm 1870 - 10 tháng 5 năm 1871) hay chiến tranh Pháp-Đức, thường được biết đến ở Pháp là Chiến tranh 1870, là một cuộc chiến giữa PhápPhổ. Phổ được hỗ trợ bởi Liên bang Bắc Đức và các bang miền Nam Đức như Baden, WürttembergBavaria. Chiến thắng của quân Phổ và Đức đã đem lại sự thống nhất của Đế chế Đức dưới sự cai trị của vua Wilhelm I. Trận chiến cũng đánh dấu sự sụp đổ của Napoléon III và dấu chấm hết cho Đệ nhị đế chế Pháp, sau đó được thay thế bởi Đệ tam cộng hòa. Vùng Alsace-Lorraine bị Phổ chiếm và hợp thành một phần của nước Đức cho đến khi Đệ nhất thế chiến kết thúc.

Cuộc chiến là kết quả của sự căng thẳng kéo dài nhiều năm giữa hai cường quốc, mà ngòi nổ là mâu thuẫn về việc một hoàng thân nhà Hohenzollern ứng cử ngai vàng của Tây Ban Nha bị bỏ trống sau khi Isabel II bị phế truất năm 1868. Việc bản tuyên cáo Ems bị để lộ ra cho báo chí, trong đó cường điệu sự lăng mạ giữa quóc vương Phổ và đại sứ Pháp, đã như châm thêm dầu vào lửa ở cả hai phía. Pháp tổng động viên quân đội, và đến ngày 19 tháng 1 tuyên chiến với Phổ. Các tiểu quốc Đức nhanh chóng đứng về phía Phổ và tham chiến chống Pháp. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Quân sự/Bài viết chọn lọc/4

USS Missouri (BB-63) là một thiết giáp hạm thuộc lớp Iowa của Hải quân Hoa Kỳ và là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Mỹ mang cái tên này nhằm tôn vinh tiểu bang Missouri. Missouri là chiếc thiết giáp hạm cuối cùng mà Hoa Kỳ chế tạo, và là địa điểm ký kết văn kiện đầu hàng vô điều kiện của Đế quốc Nhật Bản, chấm dứt Thế chiến thứ hai.

Missouri được đặt hàng vào năm 1940 và được đưa vào hoạt động vào tháng 6 năm 1944. Tại Mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai, nó tham gia các trận đánh Iwo JimaOkinawa cũng như nả đạn pháo xuống các hòn đảo chính quốc Nhật Bản. Sau thế chiến, Missouri tham gia chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 đến năm 1953. Nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1955 và được đưa về hạm đội dự bị Hải quân Mỹ, nhưng sau đó được đưa trở lại hoạt động và được hiện đại hóa vào năm 1984 như một phần của kế hoạch 600 tàu chiến Hải quân, và đã tham gia chiến đấu năm 1991 trong chiến tranh vùng Vịnh. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Quân sự/Bài viết chọn lọc/5

Cờ hiệu của Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Cờ hiệu của Hải quân Đế quốc Nhật Bản

Hải quân Đế quốc Nhật Bản (kanji cổ: 大日本帝國海軍, kanji mới: 大日本帝国海軍, romaji: Dai-Nippon Teikoku Kaigun, phiên âm Hán-Việt: Đại Nhật Bản đế quốc hải quân), tên chính thức Hải quân Đại Đế quốc Nhật Bản, thường gọi tắt là Hải quân Nhật, là lực lượng hải quân của Đế quốc Nhật Bản từ năm 1869 khi thành lập cho đến năm 1947 khi nó bị giải tán theo điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản từ bỏ việc sử dụng vũ lực như là phương cách để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Đây là lực lượng hải quân lớn thứ ba trên thế giới vào năm 1920 sau Hải quân Hoa KỳHải quân Hoàng gia Anh, và có lẽ là lực lượng hải quân hiện đại nhất thời điểm cận kề Chiến tranh Thế giới II. Những chiến hạm trong lực lượng này còn được hỗ trợ bằng máy bay và hoạt động không kích từ Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản.

Hải quân Đế quốc Nhật Bản có nguồn gốc từ những xung đột ban đầu với các quốc gia trên lục địa châu Á, khởi đầu từ đầu thời kỳ trung cổ và đạt đến đỉnh cao trong các hoạt động vào thế kỷ thứ 16 và 17, lúc diễn ra sự trao đổi văn hóa với các cường quốc Châu Âu trong Kỷ nguyên Khám Phá. Sau hai thế kỷ trì trệ do chính sách toả quốc do các tướng quân chủ trương trong thời kỳ Edo, Hải quân Nhật Bản đã bị tụt hậu nhiều mặt cho đến khi đất nước bị buộc phải mở cửa trao đổi thương mại do sự can thiệp của Mỹ vào năm 1854. Điều này dẫn đến cuộc Minh Trị duy tân khởi điểm năm 1868. Từ sự hồi phục quyền lực về tay Thiên hoàng Meiji là giai đoạn hiện đại hóacông nghiệp hóa rầm rộ. Lịch sử một chuỗi các chiến thắng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, có lúc chiến đấu với những thế lực mạnh hơn hẳn, như trong Chiến tranh Thanh-Nhật năm 1895 và Chiến tranh Nga-Nhật năm 1905, đã kết thúc và gần như bị tiêu diệt hoàn toàn trong những ngày cuối cùng của Thế Chiến II. Hải quân Đế quốc Nhật Bản chính thức giải tán vào năm 1945. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Quân sự/Bài viết chọn lọc/6

Tháng 11 năm 1942. Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ, có lẽ thuộc Sư đoàn 2, đang nghỉ ngơi tại chiến trường trong chiến dịch Guadalcanal.
Tháng 11 năm 1942. Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ, có lẽ thuộc Sư đoàn 2, đang nghỉ ngơi tại chiến trường trong chiến dịch Guadalcanal.

Chiến dịch Guadalcanal diễn ra từ ngày 7 tháng 8 năm 1942 đến ngày 9 tháng 2 năm 1943 trên đảo Guadalcanal và khu vực phụ cận tại quần đảo Solomon của Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Việc tranh chấp diễn ra ác liệt cả trên bộ, trên biển và trên không; chiến dịch này là cuộc tấn công lớn đầu tiên của phe Đồng Minh chống lại Đế quốc Nhật Bản sau một thời gian dài phòng thủ.

Vào ngày 7 tháng 8 năm 1942, lực lượng Đồng Minh, chủ yếu là Mỹ, thực hiện đổ bộ lên các đảo Guadalcanal, Tulagi, và Florida (Nggela Sule) phía Nam quần đảo Solomon với mục tiêu ngăn chặn quân Nhật sử dụng chúng làm căn cứ đe dọa con đường vận chuyển từ Mỹ đến Australia và New Zealand. Đồng Minh còn định sử dụng Guadalcanal và Tulagi như những căn cứ hỗ trợ cho chiến dịch chiếm đóng hoặc vô hiệu hóa căn cứ chủ lực của Nhật tại Rabaul trên đảo New Britain. Lực lượng Đồng Minh đã áp đảo số lượng quân Nhật phòng thủ nhỏ bé, vốn đã chiếm đóng các đảo này từ tháng 5 năm 1942, chiếm giữ Tulagi và Florida cùng một sân bay (sau này được đặt tên là Henderson) đang được xây dựng trên đảo Guadalcanal.

Bị bất ngờ bởi đòn tấn công của Đồng Minh, phía Nhật Bản từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1942 đã nhiều lần tìm cách chiếm lại sân bay Henderson. Ba trận chiến lớn trên bộ, năm trận hải chiến lớn, và các cuộc không chiến diễn ra liên tục hầu như hàng ngày, mà đỉnh điểm là trận Hải chiến Guadalcanal mang tính quyết định vào đầu tháng 11 năm 1942, trong đó nỗ lực cuối cùng nhằm tăng viện đủ số lượng binh lính để chiếm lại sân bay Henderson bị đánh bại. Sang tháng 12 năm 1942, phía Nhật từ bỏ mọi hy vọng tái chiếm Guadalcanal và triệt thoái các lực lượng còn lại vào ngày 7 tháng 2 năm 1943. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Quân sự/Bài viết chọn lọc/7

Khung cảnh lãng mạn kiểu Nhật về trận Hakodate (函館戦争の図), vẽ vào khoảng năm 1880.
Khung cảnh lãng mạn kiểu Nhật về trận Hakodate (函館戦争の図), vẽ vào khoảng năm 1880.

Chiến tranh Boshin (戊辰戦争 Boshin Sensō?, nghĩa là Chiến tranh Mậu Thìn) là cuộc nội chiếnNhật Bản diễn ra từ 1868 đến 1869 giữa quân đội của Mạc phủ Tokugawa đang cầm quyền và những người muốn phục hồi quyền lực triều đình. Nguồn gốc cuộc chiến tranh là sự bất mãn trong tầng lớp quý tộc và võ sĩ trẻ với quá trình mở cửa Nhật Bản cho người nước ngoài của Mạc phủ thập kỷ trước đó. Liên minh các võ sĩ phía Nam và triều đình nắm được Thiên hoàng Minh Trị trẻ tuổi, chính ông sau này sẽ tuyên bố chấm dứt 250 năm chế độ Mạc phủ. Phong trào quân sự của quân triều đình và các đội du kích ở Edo (Giang Hộ) dẫn đến việc Tokugawa Keiki, Tướng quân khi ấy, phát động một chiến dịch quân sự với mục đích chiếm lấy triều đình ở Kyōto. Tình hình quân sự nhanh chóng chuyển biến theo hướng có lợi cho quân triều đình, tuy nhỏ hơn nhưng được hiện đại hóa mạnh mẽ hơn, và sau hàng loạt trận đánh mà đỉnh cao là việc Keiki đích thân đầu hàng tại Edo. Dư đảng họ Tokugawa rút lui về phía bắc Honshū rồi sau đó là Hokkaidō, nơi họ thành lập nước Cộng hòa Ezo. Thất bại trong trận Hakodate khiến họ mất đi căn cứ địa cuối cùng và triều đình Thiên hoàng chính thức nắm quyền lực tuyệt đối trên toàn nước Nhật, hoàn thành giai đoạn quân sự trong cuộc Minh Trị Duy Tân.

Khoảng 120.000 lính đã được huy động trong cuộc chiến, và có khoảng 3.500 người chết. Cuối cùng, chiến thắng của quân triều đình không tiếp tục mục đích trục xuất người nước ngoài khỏi Nhật Bản mà thay vào đó thi hành những chính sách tiếp tục hiện đại hóa với mục tiêu cuối cùng là tái đàm phán những hiệp ước bất bình đẳng với các thế lực phương Tây. Nhờ sự bền bỉ của Saigō Takamori, một lãnh đạo nổi bật của lực lượng triều đình, những người trung thành với gia tộc Tokugawa ôn hòa dần, và nhiều cựu chỉ huy Mạc phủ sau này được giao các vị trí quan trọng dưới chế độ mới. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Quân sự/Bài viết chọn lọc/8

Hình ảnh thiết giáp hạm Yamato bị tấn công ngày 7 tháng 4 năm 1945
Hình ảnh thiết giáp hạm Yamato bị tấn công ngày 7 tháng 4 năm 1945

Chiến dịch Ten-Go là cuộc tổng phản công của Hải quân Đế quốc Nhật Bản nhằm vào lực lượng Đồng Minh tại Okinawa. Đây cũng là trận đụng độ không hải cuối cùng giữa hải quân Nhật và Mỹ tại mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai.

Tháng 4 năm 1945, Đệ nhị hạm đội hải quân Nhật bao gồm thiết giáp hạm lớn nhất thế giới Yamato, cùng tuần dương hạm hạng nhẹ Yahagi và 8 khu trục hạm đã thực hiện một cuộc tổng phản công của hải quân Nhật ở Okinawa, nhưng thực chất là một chuyến đi tự sát để bảo tồn danh dự Hải quân Đế quốc Nhật Bản theo truyền thống võ sĩ đạo. Tuy nhiên, trước khi đến được Okinawa, chỉ trong 2 giờ, những máy bay Mỹ xuất phát từ các hàng không mẫu hạm đã đánh chìm Yamato, Yahagi cùng 4 khu trục hạm khác vào ngày 7 tháng 4 năm 1945. Cùng lúc đó, để phối hợp với cuộc hành quân này, người Nhật đã cho xuất phát nhiều Kamikaze từ phi trường cực nam Kyūshū tấn công hạm đội Mỹ tại Okinawa gây hư hại cho một số tàu chiến Mỹ.

Trận đánh này đã chứng tỏ sức mạnh vượt trội của không, hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương cũng như uy lực nổi trội của hàng không mẫu hạm so với thiết giáp hạm không có sự che chở của không lực. Thất bại trong cuộc hành quân này đã đánh dấu chấm hết của Hải quân Nhật cũng như báo hiệu giờ tàn của Đế quốc Nhật Bản trong cuộc chiến. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Quân sự/Bài viết chọn lọc/9

Dreadnought là kiểu thiết giáp hạm thống trị trong thế kỷ 20. Chiếc đầu tiên của loại này, thiết giáp hạm Dreadnought của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, đã có một tầm ảnh hưởng lớn đến mức khi được hạ thủy vào năm 1906, mọi thiết giáp hạm được chế tạo sau nó được gọi là những “dreadnought” còn những chiếc trước đó được đặt tên lại là những thiết giáp hạm tiền-dreadnought. Thiết kế của nó mang hai đặc tính rất cách mạng: sơ đồ vũ khí trang bị 'toàn súng lớn', và vận hành bằng hệ thống động lực turbine hơi nước. Sự ra đời của những dreadnought làm sống lại cuộc chạy đua vũ trang hải quân, chủ yếu là giữa Anh QuốcĐức nhưng cũng ảnh hưởng trên khắp thế giới, khi lớp tàu chiến mới là một biểu trưng chủ yếu của sức mạnh quốc gia.

Khái niệm về một tàu chiến toàn súng lớn đã được phát triển nhiều năm trước khi chế tạo chiếc Dreadnought. Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã bắt đầu dự án chế tạo một thiết giáp hạm toàn súng lớn vào năm 1904, nhưng hoàn tất nó như một chiếc tiền-dreadnought; Hải quân Hoa Kỳ cũng đã chế tạo những chiến hạm toàn súng lớn. Kỹ thuật tiến triển nhanh chóng trong suốt thời đại dreadnought; các thiết kế tiếp theo gia tăng nhanh chóng về kích cỡ cũng như áp dụng các cải tiến về vũ khí, vỏ giáp và động lực. Trong vòng mười năm, những chiếc thiết giáp hạm mới đã vượt trội hơn bản thân Dreadnought; những tàu chiến mạnh hơn hẳn này được gọi là những siêu dreadnought. Đa số dreadnought bị tháo dỡ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington, nhưng nhiều chiếc siêu-dreadnought mới hơn đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Quân sự/Bài viết chọn lọc/10

Xe tải trên đường vào Nam
Xe tải trên đường vào Nam

Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh, là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào tới lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa, đi qua miền Trung Việt Nam, hạ Lào, và Campuchia. Hệ thống này cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền NamQuân đội Nhân dân Việt Nam trong 16 năm (19591975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Binh đoàn Trường Sơn (đoàn 559) Quân đội Nhân dân Việt Nam là đơn vị triển khai các đơn vị công binh, hậu cần, y tế, bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động của hệ thống đường này. Đường Trường sơn còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là tuyến lửa.

Trong Chiến tranh Việt Nam, lực lượng quân sự Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã đánh phá hệ thống giao thông này bằng các chiến dịch bộ binh và không quân. Một hệ thống máy móc điện tử, thường được gọi là Hàng rào Điện tử McNamara, đã được sử dụng để giúp hướng dẫn máy bay ném bom. Ngoài ra, chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đã được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây, các dự án tạo mưa và các chất hóa học tạo bùn cũng được Mỹ sử dụng để phá đường. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Quân sự/Bài viết chọn lọc/11

Các vùng chiến sự chính trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Các vùng chiến sự chính trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979

Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979 là cuộc chiến ngắn nhưng bạo liệt khi Trung Quốc đem quân đánh vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc vào ngày 17 tháng 2 năm 1979. Được phía Việt Nam gọi là Chiến tranh biên giới phía Bắc, 1979, phía Trung Quốc gọi là Chiến tranh phản kích tự vệ trước Việt Nam (Đối Việt tự vệ phản kích chiến), và nhiều nhà nghiên cứu coi là một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3, Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học” của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Trung-Việt được chính thức bình thường hóa.


Cổng thông tin:Quân sự/Bài viết chọn lọc/12

Cuộc Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan là cuộc xung đột kéo dài mười năm giữa các lực lượng quân sự Xô viết ủng hộ chính phủ của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) Mác xít chống lại lực lượng Mujahideen Afghanistan chiến đấu để lật đổ chính quyền cộng sản. Liên bang Xô viết ủng hộ chính phủ trong khi phe đối lập nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía gồm Hoa Kỳ, Pakistan và các quốc gia Hồi giáo khác trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Lạnh. Cuộc xung đột, xảy ra đồng thời với Cách mạng Iran năm 1979Chiến tranh Iran-Iraq, cũng ảnh hưởng tới sự trỗi dậy của của lực lượng Mujahideen tại Trung Á.

Quân đoàn 40 Xô viết bắt đầu triển khai tại Afghanistan ngày 25 tháng 12 năm 1979. Việc rút quân bắt đầu ngày 15 tháng 5 năm 1988, và chấm dứt ngày 15 tháng 2 năm 1989 vì chi phí cao và sự không hiệu quả của cuộc xung đột này. Với Liên Xô, cuộc chiến tranh của họ tại Afghanistan thường được ví von với cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam. [ Đọc tiếp ]