Bước tới nội dung

Chủ nghĩa bảo trợ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chủ nghĩa bảo trợ là một hệ thống chính trị trong đó có một quan hệ bất bình đẳng giữa những người được bảo trợ mà sẽ ủng hộ chính trị, chẳng hạn qua lá phiếu, cho người bảo trợ có thế lực để nhận được lợi ích cho bản thân mình, như ân huệ, hàng hóa và dịch vụ.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của chủ nghĩa bảo trợ đã có ít nhất từ thời La Mã cổ đại. Thời đó, các quan hệ giữa thầy (patron (patronus)) và trò (client (cliens)), hay người bảo trợ và người được bảo trợ, được xem là rất quan trọng để mà hiểu được quá trình chính trị. Trong khi những nghĩa vụ giữa họ là có qua có lại, điểm chính yếu là quan hệ trên dưới. Những quan hệ này là một mạng lưới, trong đó chính patronus (thầy) có lẽ lại có nghĩa vụ đối với ai đó có nhiều quyền lực hơn, cliens (trò) có lẽ lại có nhiều "thầy". Những sự mở rộng này làm gia tăng những khả năng là các xung đột về lợi ích có thể xảy ra. Trong khi gia đình (familia) là đơn vị căn bản của xã hội La Mã, mạng lưới dệt lẫn với nhau (clientela) làm giới hạn sự tự trị của họ nhưng cho phép một xã hội phức tạp được phát triển.[1][2]

Liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ nghĩa bảo trợ thường có liên hệ với tham nhũng; cả hai đều dính líu tới việc các chính trị gia dùng những nguồn công cộng và tư nhân để làm giàu bản thân, nhưng hai chữ này không đồng nghĩa với nhau. Tham nhũng thường được định nghĩa là không lương thiện và có cách cư xử gian lận bởi những người có quyền lực, thường hay dính líu tới mua chuộc.[3] Trong khi chủ nghĩa bảo trợ chính trị thì được xem là, " Phân phối những phúc lợi cho các cá nhân hay các nhóm đổi lại là được ủng hộ qua các cuộc bầu cử"[4] Hai từ thường được liên kết với nhau vì chúng có lấn lên nhau. "Chủ nghĩa bảo trợ thường thì không tốt bởi vì ý định của nó là làm lợi cá nhân cho cả người bảo trợ và người được bảo trợ, mà kết quả là cản trở sự thu nhập công cộng của các thành viên cộng đồng nói chung mà không thuộc nhóm bảo trợ cho nhau nói trên."[5] Chủ nghĩa bảo trợ trên quy mô rộng rãi sẽ làm suy yếu năng lực nhà nước, từ đó kìm hãm hơn nữa các triển vọng tăng trưởng kinh tế [6][7]

Milovan Djilas nói về chủ nghĩa bảo trợ trong chế độ xã hội chủ nghĩa hiện thực:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Clapham, Christopher (1985) Third World Politics, Croom Helm
  2. ^ Gruen, Erich S. (1986) "Patrocinium and clientela," in The Hellenistic World and the Coming of Rome, University of California Press, Vol. 1, pp. 162–163.
  3. ^ "Corruption" Def. 1. Oxford Dictionary Online, n.d., Mon. 1 Nov. 2014.
  4. ^ Larreguy, Horacio A. "Monitoring Political Brokers: Evidence from Clientelistic Networks in Mexico." Economics.Mit. N.p., Jan. 2013. Web. 22 Nov. 2014.<http%3A%2F%2Feconomics.mit.edu%2Ffiles%2F8456>.
  5. ^ Kawata, Junʼichi. Comparing Political Corruption and Clientelism. Aldershot, Hampshire, England: Ashgate, 2006. Print.
  6. ^ “Điều gì tạo ra các chính phủ tốt hay tồi?”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2015.
  7. ^ Good Government, Bad Government, Francis Fukuyama, the-american-interest, 20.10.2014
  8. ^ Vì sao tham nhũng ?, Nguyễn Thị Từ Huy, RFA, 30.11.2014