Chữ Pahawh Hmông
Pahawh Hmông | |
---|---|
Thể loại | bán âm tiết (onset-rime; vowel-centered equivalent of an abugida) |
Ngôn ngữ | Hmông trắng, Hmông xanh |
Sáng lập | Yang Shong Lue |
Thời kỳ | 1959–ngày nay |
Nguồn gốc |
nhân tạo
|
Unicode | U+16B00–U+16B8F Final Accepted Script Proposal |
ISO 15924 | Hmng |
Note: Trang này có thể chứa những biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. |
Chữ Pahawh Hmông (RPA: Phajhauj Hmoob, IPA: pʰâ hâu m̥ɔ́ŋ, còn được gọi là Ntawv Pahawh, Ntawv Keeb, Ntawv Caub Fab, Ntawv Soob Lwj) là một bộ chữ bán âm tiết bản địa, được Yang Shong Lue [1] phát minh vào năm 1959, dành cho viết hai thổ ngữ Hmông là Hmông trắng (Hmong Daw, RPA: Hmoob Dawb) và Hmông xanh (Hmong Njua hay H'mong Leng, RPA: Hmoob Leeg).[2]
Bộ chữ Pahawh Hmông hiện có mã unicode là U+16B00–U+16B8F [3].
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Chữ Pahawh Hmông là sản phẩm của một phong trào thiên sai bản xứ, dựa trên ý tưởng rằng trong suốt lịch sử thì Chúa Trời đã ban sức mạnh cho người Hmông thông qua những món quà là chữ viết, và rồi đã thu hồi nó như là sự trừng phạt của Chúa Trời.
Năm 1959 Yang Shong Lue (RPA: Yaj Soob Lwj), một lãnh đạo tinh thần người Hmông ở Lào tạo ra chữ Pahawh. Yang là một nông dân mù chữ, trước đây không biết chữ của một ngôn ngữ nào. Ông sống ở vùng biên giới tây Nghệ An thuộc miền Bắc Việt Nam, giáp với vùng Nong Het của Lào. Vào năm 1959, ông đã xưng là Con Chúa Trời, Đấng Cứu thế của người Hmông và Khmu, và Đức Chúa Trời đã tiết lộ chữ Pahawh cho ông, để khôi phục lại chữ viết cho những người Hmông và Khmu [4].
Trong mười hai năm tiếp theo, ông và các đệ tử của ông đã dạy nó như một phần của một phong trào phục hưng văn hóa dân tộc Hmông, chủ yếu ở Lào sau khi Yang chạy trốn khỏi bắc Việt Nam. Phiên bản Khmu dường như đã biến mất. Bản tiếng Hmông liên tục được sửa đổi, có tới bốn phiên bản ngày càng tinh tế hơn.
Tuy nhiên ảnh hưởng của Yang ngày càng tăng, dẫn đến nghi kỵ từ các nhóm người Hmông hỗ trợ Chính phủ Hoàng gia Lào, bao gồm cả các thành viên của quân đội Vang Pao. Năm 1971 nhằm ngăn chặn sư cạnh tranh và chống đối, tướng Vang Pao đã dùng cả hối lộ và ra lệnh cho Yang Nos Toom ám sát Yang Shong Lue ở bản Nam Chia [5].
Các hiểu biết về giai đoạn sau của chữ Pahawh được biết đến thông qua đệ tử là Vang Chia Koua, người trao đổi thư từ với Yang khi còn ở trong tù [5].
Mã Unicode[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng Unicode chữ Pahawh Hmông Official Unicode Consortium code chart Version 12.0 | ||||||||||||||||
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | A | B | C | D | E | F | |
U+16B0x | 𖬀 | 𖬁 | 𖬂 | 𖬃 | 𖬄 | 𖬅 | 𖬆 | 𖬇 | 𖬈 | 𖬉 | 𖬊 | 𖬋 | 𖬌 | 𖬍 | 𖬎 | 𖬏 |
U+16B1x | 𖬐 | 𖬑 | 𖬒 | 𖬓 | 𖬔 | 𖬕 | 𖬖 | 𖬗 | 𖬘 | 𖬙 | 𖬚 | 𖬛 | 𖬜 | 𖬝 | 𖬞 | 𖬟 |
U+16B2x | 𖬠 | 𖬡 | 𖬢 | 𖬣 | 𖬤 | 𖬥 | 𖬦 | 𖬧 | 𖬨 | 𖬩 | 𖬪 | 𖬫 | 𖬬 | 𖬭 | 𖬮 | 𖬯 |
U+16B3x | 𖬰 | 𖬱 | 𖬲 | 𖬳 | 𖬴 | 𖬵 | 𖬶 | 𖬷 | 𖬸 | 𖬹 | 𖬺 | 𖬻 | 𖬼 | 𖬽 | 𖬾 | 𖬿 |
U+16B4x | 𖭀 | 𖭁 | 𖭂 | 𖭃 | 𖭄 | 𖭅 | ||||||||||
U+16B5x | 𖭐 | 𖭑 | 𖭒 | 𖭓 | 𖭔 | 𖭕 | 𖭖 | 𖭗 | 𖭘 | 𖭙 | 𖭛 | 𖭜 | 𖭝 | 𖭞 | 𖭟 | |
U+16B6x | 𖭠 | 𖭡 | 𖭣 | 𖭤 | 𖭥 | 𖭦 | 𖭧 | 𖭨 | 𖭩 | 𖭪 | 𖭫 | 𖭬 | 𖭭 | 𖭮 | 𖭯 | |
U+16B7x | 𖭰 | 𖭱 | 𖭲 | 𖭳 | 𖭴 | 𖭵 | 𖭶 | 𖭷 | 𖭽 | 𖭾 | 𖭿 | |||||
U+16B8x | 𖮀 | 𖮁 | 𖮂 | 𖮃 | 𖮄 | 𖮅 | 𖮆 | 𖮇 | 𖮈 | 𖮉 | 𖮊 | 𖮋 | 𖮌 | 𖮍 | 𖮎 | 𖮏 |
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Trong bài viết này dùng cách viết tên riêng người Đông Á là họ trước tên sau, ví dụ Vàng Pao.
- ^ Pahawh Hmong alphabet. omniglot. Truy cập 1/04/2019.
- ^ “N4175: Final proposal to encode the Pahawh Hmong script in the UCS” (PDF). Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2014.
- ^ Anne Fadiman. "Note on Hmong Orthography, Pronunciation, and Quotations." The Spirit Catches You and You Fall Down. Farrar, Straus and Giroux. 1997. p. 291.
- ^ a ă Vang, Chia Koua, Yang, Gnia Yee, Smalley, W. A. (1990) The Life of Shong Lue Yang: Hmong "Mother of Writing" (Keeb Kwm Soob Lwj Yaj: Hmoob 'Niam Ntawv'). Southeast Asian Refugee Studies. Occasional Papers 9. Minneapolis: University Of Minnesota, Center for Urban and Regional Affairs.
- Everson, Michael. “Preliminary proposal for encoding Pahawh Hmong” (PDF). Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2014.
- Ratliff, Martha. 1996. "The Pahawh Hmong Script," in The World's Writing Systems, edited by Peter T. Daniels và Bright, William. University of Oxford Press: New York, NY, pp. 619–624.
- Rogers, Henry. 2005. Writing Systems: A Linguistic Approach. Blackwell Publishing. pp. 260–262.
- Smalley, William Allen, Chia Koua Vang (Txiaj Kuam Vaj
), and Gnia Yee Yang (Nyiaj Yig Yaj
). 1990. Mother of Writing: The Origin and Development of a Hmong Messianic Script. University of Chicago Press: Chicago.
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chữ Pahawh Hmông. |
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Hmong script software - font Unicode chuẩn miễn phí
- Omniglot
|