Chaetodon dolosus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chaetodon dolosus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Acanthuriformes
Họ (familia)Chaetodontidae
Chi (genus)Chaetodon
Phân chi (subgenus)Exornator
Loài (species)C. dolosus
Danh pháp hai phần
Chaetodon dolosus
Ahl, 1923
Danh pháp đồng nghĩa
  • Chaetodon mendoncae Smith, 1953

Chaetodon dolosus là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi Exornator[2]) trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1923.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh dolosus trong tiếng Latinh có nghĩa là "xảo quyệt, láu cá", không rõ hàm ý đề cập đến điều gì.

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

C. dolosus được phân bố trải dài theo bờ biển Đông Phi, từ Somalia đến tỉnh KwaZulu-Natal (Nam Phi), bao gồm các đảo quốc xa bờ là Madagascar, Seychelles, MauritiusRéunion.[1][3]

C. dolosus sống tập trung trên các rạn viền bờ, nơi có nhiều san hôđá vụn, khoảng 30–200 m; cá con có thể được tìm thấy ở vùng nước nông đến 8 m.[1]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

C. dolosus có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 15 cm.[3] Loài này có màu trắng xám, chi chít nhiều chấm đen, trừ phần thân sau nâu dần đến sẫm đen (kể cả vây lưng và vây hậu môn). Vây lưng và vây hậu môn có viền trắng. Đầu có một sọc đen từ gáy băng dọc qua mắt. Vây đuôi có màu vàng nổi bật. Cá con có thêm một đốm đen trên vây lưng.[4]

Số gai ở vây lưng: 12–13; Số tia vây ở vây lưng: 21–22; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 18–19; Số tia vây ở vây ngực: 14–15; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 36–44.[5]

So với C. dolosus, Chaetodon guentheri có màu trắng (trừ thân sau màu vàng), Chaetodon miliaris có một đốm đen lớn trên cuống đuôi, còn Chaetodon citrinellus có màu vàng nhạt toàn thân.

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của C. dolosus chủ yếu là một số loài thủy sinh không xương sống nhỏ như động vật giáp xác.[4] Loài này thường sống đơn độc hoặc kết đôi (nhất là vào thời điểm sinh sản), nhưng cũng có khi hợp thành những nhóm nhỏ (thường lẫn vào đàn của Chaetodon mitratus).[3]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

C. dolosus hầu như không được thu thập trong các hoạt động thương mại cá cảnh.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Rocha, L. A.; Pyle, R.; Myers, R. & Craig, M. T. (2010). Chaetodon dolosus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T165654A6082273. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T165654A6082273.en. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Fessler, Jennifer L.; Westneat, Mark W. (2007). “Molecular phylogenetics of the butterflyfishes (Chaetodontidae): Taxonomy and biogeography of a global coral reef fish family” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 45 (1): 50–68. doi:10.1016/j.ympev.2007.05.018. ISSN 1055-7903. PMID 17625921.
  3. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Chaetodon dolosus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  4. ^ a b Dennis King (2014). The Reef Guide: fishes, corals, nudibranchs & other vertebrates East & South Coasts of Southern Africa. Nhà xuất bản Penguin Random House South Africa. tr. 333. ISBN 978-1775841388.
  5. ^ Margaret M. Smith; Phillip C. Heemstra biên tập (1986). Smiths' Sea Fishes. Springer Berlin Heidelberg. tr. 628. ISBN 978-3642828584.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)