Chiến tranh Hy Lạp–Thổ Nhĩ Kỳ (1919–22)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ 1919–1922
(Giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh)
Một phần của Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ

Bộ binh Hy Lạp tấn công gần sông Gediz
Thời gian15 tháng 5 năm 1919 – 11 tháng 10 năm 1922
(3 năm, 4 tháng, 3 tuần và 5 ngày)
Địa điểm
Phía Tây Tiểu Á
Kết quả

Thổ Nhĩ Kỳ chiến thắng[1][2]

Thay đổi
lãnh thổ
Các vùng đất ban đầu được nhượng cho Hy Lạp từ Đế quốc Ottoman đã được hợp nhất vào Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
Tham chiến

Phong trào quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (hoặc Thổ Nhĩ Kỳ)

Hỗ trợ vật tư:
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Nga Xô Viết[3]
Vương quốc Hy Lạp Hy Lạp
Ủng hộ bởi:
Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland Vương quốc Anh
Quân tình nguyện Armenia
Chỉ huy và lãnh đạo
Lực lượng

Tháng 5, 1919: 35.000[4][b]
Tháng 11, 1920: 86.000[5]
Tháng 8, 1921: 92.000[6]
Tháng 8, 1922: 208.000[6]

Tháng 5, 1919: 15.000[9]
Tháng 4, 1920: 90.000[10]
Tháng 6, 1921: 200.000[11]
1922: 215.000[12][13]

Thương vong và tổn thất
Quân chính quy:
9.167 bị giết[15]
2.474 chết ngoài giao chiến[15]
31.097 bị thương[15]
11.150 mất tích
6.522 bị bắt[16][d]
19.362 bị giết[18]
4.878 chết ngoài giao chiến
48.880 bị thương
18.095 mất tích
~13.740 bị bắt giữ[19][e]
Hội nghị Đại quốc dân Thổ Nhĩ Kỳ thành lập năm 1920.

Chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ năm 1919–1922[f] (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türk-Yunan cephesi, nguyên văn 'mặt trận Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ', tiếng Hy Lạp: Ελληνοτουρκικός πόλεμος, chuyển tự Ellinotourkikós pólemos) là chiến tranh giữa Hy LạpThổ Nhĩ Kỳ trong cuộc phân chia đế quốc Ottoman sau Thế chiến thứ nhất, diễn ra từ tháng 5 năm 1919 đến tháng 10 năm 1922.

Chiến dịch của Hy Lạp được tiến hành chủ yếu bởi vì các đồng minh phương Tây, đặc biệt là Thủ tướng Anh David Lloyd George, hứa sẽ cho Hy Lạp lãnh thổ của Đế quốc Ottoman do Tiểu Á vốn là đất của Hy Lạp cổ đạiĐế quốc Byzantium trước khi bị người Thổ xâm chiếm. Cuộc xung đột vũ trang bắt đầu khi quân đội Hy Lạp đổ bộ vào Smyrna (nay là Izmir) ngày 15 tháng 5 năm 1919. Họ tiến sâu vào trong đất liền và kiểm soát phần phía tây và tây bắc của Tiểu Á, bao gồm các thành phố Manisa, Balıkesir, Aydın, Kütahya, BursaEskişehir. Bước tiến của quân đoàn dừng lại trước quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại trận Sakarya, năm 1921. Mặt trận Hy Lạp sụp đổ sau khi quân Thổ Nhĩ Kỳ phản công vào tháng 8 năm 1922, và cuộc chiến kết thúc với việc xâm chiếm Smyrna bởi lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc đại hỏa hoạn Smyrna.

Kết quả là chính phủ Hy Lạp đã chấp nhận các yêu cầu của Phong trào quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (Thổ Nhĩ Kỳ) và trở lại biên giới trước chiến tranh, để lại Đông ThraceTây Tiểu Á cho Thổ Nhĩ Kỳ. Quân Đồng minh từ bỏ Hiệp ước Sèvres để đàm phán một hiệp ước mới tại Lausanne với Phong trào Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Hiệp ước Lausanne công nhận nền độc lập của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và chủ quyền của nó đối với vùng lãnh thổ Tiểu Á nhưng đổi lại thì Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ yêu sách chủ quyền đối với nhiều vùng lãnh thổ mà vốn trước đây thuộc về Đế quốc Ottoman cũ. Chính phủ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý tham gia vào việc trao đổi dân cư.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Bối cảnh địa chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ Tư tưởng Megali

Hoàn cảnh địa chính trị của cuộc xung đột này bắt nguồn từ sự phân chia đế quốc Ottoman, một hệ quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự liên quan của người Ottoman tại mặt trận Trung Đông. Người Hy Lạp được yêu cầu vào Smyrna bởi Bộ ba Entente theo thỏa thuận phân chia. Trong thời gian này, chính phủ Ottoman sụp đổ hoàn toàn và đế quốc Ottoman bị chia cho các nước Entente thắng cuộc với Hiệp ước Sèvres ngày 10 tháng 8 năm 1920. Có một số hiệp ước bí mật về việc phân chia Đế quốc Ottoman cuối thế chiến thứ nhất. Bộ ba Entente đã có những lời hứa trái ngược nhau về hy vọng của Hy Lạp ở Tiểu Á.[21]

Đồng minh phương Tây, cụ thể là Thủ tướng Anh David Lloyd George, đã hứa cho đất của đế quốc Ottoman cho Hy Lạp nếu Hy Lạp tham chiến bên phe của quân Đồng minh.[22] Những vùng đất này bao gồm Đông Thrace, quần đảo Imbros (İmroz) và Tenedos (Bozcaada), và một phần của phía tây Tiểu Á xung quanh thành phố Smyrna, với một dân số Hy Lạp đáng kể.

Hiệp ước St.-Jean-de-Maurienne, ký ngày 26 tháng 4 năm 1917, giải quyết "vấn đề Trung Đông" cho Ý, bị bác bỏ bởi Anh và Pháp, khi hai nước này cho Hy Lạp đổ bộ vào Smyrna (İzmir), vốn là phần lãnh thổ được trao cho Ý. Trước đó, phái đoàn Ý đã rời Hội nghị Hòa bình Paris năm 1919 trước khả năng một cuộc xâm lược của Hy Lạp vào Tây Tiểu Á, và chỉ trở về Paris ngày 5 tháng 5. Sự vắng mặt của phái đoàn Ý tại hội nghị cuối cùng giúp nỗ lực của Lloyd George để thuyết phục Pháp và Hoa Kỳ ủng hộ Hy Lạp và ngăn chặn quân Ý ở Tây Tiểu Á.

Theo một số nhà sử học, chính sự xâm lăng Smyrna của Hy Lạp đã tạo nên Phong trào Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Arnold J. Toynbee cho rằng: "Chiến tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp vào lúc này là trận chiến phòng ngự để bảo vệ vùng đất quê hương Thổ ở Tiểu Á. Đó chính là kết quả của chính sách chủ nghĩa đế quốc Đồng minh ở một quốc gia khác, với khí tài và năng lực quân sự bị xem nhẹ; nó bắt nguồn từ cuộc xâm lăng vô cớ của quân đội Hy Lạp".[23] Theo những người khác, cuộc đổ bộ của Hy Lạp vào Smyrna là một phần trong kế hoạch của Eleftherios Venizelos, ảnh hưởng từ Tư tưởng Megali, nhằm giải phóng cộng đồng Hy Lạp ở Tiểu Á.[24] Trước cuộc đại hỏa hoạn, Smyrna có dân số Hy Lạp lớn hơn cả thủ đô của Hy Lạp, Athens. Trước cuộc trao đổi dân cư, Athens có 473.000 người,[25] còn Smyrna, theo nguồn Ottoman, có hơn 629.000 người Hy Lạp năm 1910.[26]

Cộng đồng Hy Lạp ở Tiểu Á[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số theo Quốc tịch ở Đế quốc Ottoman (Tiểu Á)
Thống kê chính thức của Ottoman, 1910
Tỉnh Thổ Hy Lạp Armenia Do Thái Khác Tổng cộng
İstanbul 135.681 70.906 30.465 5.120 16.812 258.984
İzmit 184.960 78.564 50.935 2.180 1.435 318.074
Aydın (Izmir) 974.225 629.002 17.247 24.361 58.076 1.702.911
Bursa 1.346.387 274.530 87.932 2.788 6.125 1.717.762
Konya 1.143.335 85.320 9.426 720 15.356 1.254.157
Ankara 991.666 54.280 101.388 901 12.329 1.160.564
Trabzon 1.047.889 351.104 45.094 1.444.087
Sivas 933.572 98.270 165.741 1.197.583
Kastamonu 1.086.420 18.160 3.061 1.980 1.109.621
Adana 212.454 88.010 81.250 107.240 488.954
Biga 136.000 29.000 2.000 3.300 98 170.398
Tổng cộng
%
8.192.589
75,7%
1.777.146
16,42%
594.539
5,5%
39.370
0,36%
219.451
2,03%
10.823.095
100%
Thống kê của Tòa thượng phụ Đại kết, 1912
Tổng cộng
%
7.048.662
72,7%
1.788.582
18,45%
608.707
6,28%
37.523
0,39%
218.102
2,25%
9.695.506
100%

Một trong những nguyên nhân mà chính phủ Hy Lạp đưa ra cho việc đi vào Tiểu Á đó là có nhiều người Chính thống giáo nói tiếng Hy Lạp ở Tiểu Á cần sự bảo vệ. Người Hy Lạp đã đến Tiểu Á từ thời xa xưa, và trước Thế chiến thứ nhất, có đến 2,5 triệu người Hy Lạp sống trong đế quốc Ottoman.[27] Tuy nhiên, khẳng định rằng người Hy Lạp chiếm đa số dân cư trong vùng đất này đã bị một số nhà sử học nghi ngờ.[28] Thành phần dân số càng không rõ ràng do chính sách của Ottoman, chia dân cư theo tôn giáo thay vì nguồn gốc, ngôn ngữ, hoặc tự nhận dạng. Mặt khác, thống kê của Anh và Mỹ vào thời đó (1919) ủng hộ khẳng định người Hy Lạp chiếm phần lớn dân số vùng Smyrna, khoảng 375.000, còn đạo Hồi có khoảng 325.000 người.[29][30]

Thủ tướng Hy Lạp Venizelos nói với một tờ báo Anh rằng "Hy Lạp không gây chiến với đạo Hồi, mà là với chính phủ Ottoman lỗi thời, và chính quyền thối nát, xấu xa, tàn bạo của nó, với mục đích đánh đuổi nó khỏi những vùng lãnh thổ nơi phần lớn dân số là người Hy Lạp".[31]

Ở một mức độ nào đó, mối nguy hiểm trên nhiều khả năng đã bị phóng đại bởi Venizelos khi đàm phán Sèvres, nhằm nhận được sự ủng hộ của chính quyền Đồng minh. Hầu hết lãnh đạo của chế độ này đã chạy trốn ra nước ngoài vào cuối Thế chiến I và chính phủ Ottoman tại Constantinople đã bị Anh kiểm soát. Ngoài ra, Venizelos cũng đã có ý định thôn tính lãnh thổ của đế quốc Ottoman từ đầu Thế chiến thứ nhất, trước khi những vụ thảm sát diễn ra. Trong một lá thư gửi Vua Constantine I của Hy Lạp tháng 1 năm 1915, ông viết rằng: "Tôi nghĩ rằng phần đất nhượng cho Hy Lạp ở Tiểu Á sẽ lớn đến mức một Hy Lạp lớn và giàu mạnh sẽ được thêm vào nước ta sau khi chiến thắng các cuộc chiến tranh Balkan".[32]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Kuva-yi Milliye hoạt động độc lập trong năm 1919–20 đến khi bị kiểm soát bởi Quốc hội.
  2. ^ Quân Thổ chí đánh với đơn vị bất thường (Kuva-yi Milliye) trong những năm 1919 và 1920. Quân Thổ thành lập quân đội chính quy cuối năm 1920. Trận İnönü lần thứ nhất là trận đánh đầu tiên của quân chính quy với quân Hy Lạp.
  3. ^ Một sư đoàn Hy Lạp có nhiều hơn ít nhất là 25% lính so với một sư đoàn Thổ. Năm 1922, một sư đoàn Thổ trung bình có 7.000–8.000 người, còn sư đoàn Hy Lạp thường có hơn 10.000 người.
  4. ^ Hy Lạp đã bắt 22.071 tù nhân quân sự và dân sự. Trong số đó có 520 sĩ quan và 6.002 binh lính. Trong cuộc trao đổi tù nhân năm 1923, 329 sĩ quan, 6,002 binh lính và 9.410 tù nhân dân sự đã đến Thổ Nhĩ Kỳ. Phần còn lại, 6.330 người, chủ yếu là tù nhân dân sự, có thể là đã chết tại Hy Lạp.[17]
  5. ^ Theo nguồn của Thổ Nhĩ Kỳ 20.826 tù binh Hy Lạp bị bắt. Trong đó có 740 sĩ quan và 13.000 lính đến Hy Lạp trong đợt trao đổi tù binh năm 1923. Số còn lại được cho là chết trong tù giam và được liệt kê là "mất tích".[19]
  6. ^ Còn được gọi là Mặt trận phía Tây (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Batı Cephesi, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman: گرب جابهاسی,[20]) ở Thổ Nhĩ Kỳ, và Chiến dịch Tiểu Á (tiếng Hy Lạp: Μικρασιατική Εκστρατεία, chuyển tự Mikrasiatikí Ekstrateía) hay Thảm họa Tiểu á (tiếng Hy Lạp: Μικρασιατική Καταστροφή, chuyển tự Mikrasiatikí Katastrofí) ở Hy Lạp.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Goldstein, Erik; McKerche, Brian (2003). Power and Stability: British Foreign Policy, 1865-1965. London Porland, OR: Frank Cass. tr. 139. ISBN 978-0-7146-8442-0. OCLC 252983658. Decisive Turkish victory in Anatolia
  2. ^ Criss, Bilge (1999). Istanbul Under Allied Occupation, 1918–1923. Leiden Boston: Brill. tr. 143. ISBN 90-04-11259-6. OCLC 39787448. In 1922, after the decisive Turkish victory over the Greeks, 40,000 troops moved towards Gallipoli.
  3. ^ Jelavich, Barbara (1983). History of the Balkans: Twentieth century. Cambridge University Press. tr. 131. ISBN 978-0-521-27459-3.
  4. ^ Ergün Aybars, Türkiye Cumhuriyeti tarihi I, Ege Üniversitesi Basımevi, 1984, pg 319-334 (Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ)
  5. ^ Türk İstiklal Harbi. Ankara: Genelkurmay Basımevi. 1994. tr. 225. ISBN 978-975-409-009-3. OCLC 61133304.
  6. ^ a b c d e Görgülü, İsmet (1992), Büyük Taarruz: 70 nci yıl armağanı (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ), Genelkurmay basımevi, tr. 1, 4, 10, 360.
  7. ^ a b Erikan, Celâl (1917). 100 [i.e. Yüz] soruda Kurtuluş Savaşımızın tarihi. Gerçek Yayınevi.
  8. ^ a b Tuğlacı, Pars (1987), Çağdaş Türkiye (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ), Cem Yayınevi, tr. 169.
  9. ^ Eleftheria, Daleziou (2002). “Britain and the Greek-Turkish War and Settlement of 1919-1923: the Pursuit of Security by "Proxy" in Western Asia Minor”. University of Glasgow. tr. 108. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2014.
  10. ^ Türk İstiklal Harbinde Batı Cephesi [The Western Front in the Turkish War of Independence] (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ), 2 , Ankara: Turkish General Staff, 1999, tr. 225.
  11. ^ Sandler, Stanley (2002). Ground Warfare: An International Encyclopedia. ABC-CLIO. ISBN 978-1-57607-344-5.
  12. ^ History of the Campaign of Minor Asia, General Staff of Army, Athens: Directorate of Army History, 1967, tr. 140, on June 11 (OC) 6,159 officers, 193,994 soldiers (=200,153 men).
  13. ^ Eleftheria, Daleziou (2002). “Britain and the Greek-Turkish War and Settlement of 1919-1923: the Pursuit of Security by "Proxy" in Western Asia Minor”. University of Glasgow. tr. 243. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2014.
  14. ^ Giritli, İsmet (tháng 11 năm 1986), Samsun'da Başlayan ve İzmir'de Biten Yolculuk (1919–1922) , Atatürk Araştırma Merkezi [Atatürk Research Center], Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2013, truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2017
  15. ^ a b c Sabahattin Selek: Millî mücadele - Cilt I (engl.: National Struggle - Edition I), Burçak yayınevi, 1963, page 109 (Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ)
  16. ^ Taşkıran, Cemalettin (2005). "Kanlı mürekkeple yazın çektiklerimizi ... !": Milli Mücadelede Türk ve Yunan esirleri, 1919–1923. tr. 26. ISBN 978-975-8163-67-0.
  17. ^ Ahmet Özdemir, Savaş esirlerinin Milli mücadeledeki yeri, Ankara University, Türk İnkılap Tarihi Enstitüsü Atatürk Yolu Dergisi, Edition 2, Number 6, 1990, pp. 328–332
  18. ^ Επίτομος Ιστορία Εκστρατείας Μικράς Ασίας 1919–1922 [Abridged History of the Campaign of Minor Asia] (bằng tiếng Hy Lạp), Athens: Directorate of Army History, 1967, Table 2.
  19. ^ a b Στρατιωτική Ιστορία journal, Issue 203, December 2013, page 67
  20. ^ [1] Lưu trữ 2018-03-29 tại Wayback Machine Harp Mecmuası
  21. ^ Sowards, Steven W (ngày 7 tháng 5 năm 2004). “Greek nationalism, the 'Megale Idea' and Venizelism to 1923”. Twenty-Five Lectures on Modern Balkan History (The Balkans in the Age of Nationalism). MSU. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2008.
  22. ^ Woodhouse, C.M. The Story of Modern Greece, Faber and Faber, London, 1968, p. 204
  23. ^ Toynbee, Arnold J; Kirkwood, Kenneth P (1926), Turkey, London: Ernest Benn, tr. 94
  24. ^ Giles Milton, Paradise Lost, 2008, Sceptre, ISBN 978-0-340-83786-3
  25. ^ Tung, Anthony (2001). Preserving the World's Great Cities: The Destruction and Renewal of the Historic Metropolis. New York: Clarkson Potter. tr. 266. ISBN 978-0-517-70148-5. OCLC 45917168.
  26. ^ Pentzopoulos, Dimitri (2002). The Balkan exchange of minorities and its impact on Greece. London: Hurst & Co. tr. 29. ISBN 978-1-85065-702-6. OCLC 51234364.
  27. ^ Roberts, T.D.; Systems Research Corporation (1970). Area Handbook for the Republic of Turkey. Area Handbook for the Republic of Turkey. U.S. Government Printing Office. tr. 79. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2020.
  28. ^ Lowe & Dockrill 2002, tr. 367.
  29. ^ Zamir, Meir (1981). “Population Statistics of the Ottoman Empire in 1914 and 1919”. Middle Eastern Studies. 7 (1): 85–106. doi:10.1080/00263208108700459. JSTOR 4282818.
  30. ^ Montgomery, AE (1972). “The Making of the Treaty of Sèvres of ngày 10 tháng 8 năm 1920”. The Historical Journal. 15 (4): 775. doi:10.1017/S0018246X0000354X.
  31. ^ “Not War Against Islam – Statement by Greek Prime Minister”, The Scotsman, tr. 5, ngày 29 tháng 6 năm 1920.
  32. ^ Smith 1999, tr. 35.