Chiều mưa biên giới

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
"Chiều mưa biên giới"
Bìa bài hát Chiều mưa biên giới tái bản năm 1971
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt
Sáng tácNguyễn Văn Đông
Thu âmHà Thanh
Trần Văn Trạch
Thể loạiNhạc vàng
Thời lượng2:58 (Trần Văn Trạch)
3:09 (Hà Thanh)
Thông tin bài hát ở Việt Nam
Năm sáng tácSáng tác năm 1956
Phát hành năm 1960

"Chiều mưa biên giới" là một trong những ca khúc đầu tay, cũng là ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông với giọng ca của ca sĩ Hà ThanhTrần Văn Trạch.

Hoàn cảnh sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Bìa bản nhạc Chiều mưa biên giới phát hành lần đầu vào năm 1960.

Năm 1956, khi đơn vị của Nguyễn Văn Đông đang ở Đồng Tháp Mười trong chiến dịch Thoại Ngọc Hầu[a], dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia. Trên đường về, đơn vị của ông đã gặp một cơn mưa khá lớn, trời chiều gió lộng. Giữa cánh đồng hoang, thoắt ẩn thoắt hiện những nóc tháp canh mờ nhạt ở cuối chân trời. Thế là từ đó, bài hát "Chiều mưa biên giới" ra đời.

Trong tờ nhạc bướm đã được xuất bản vào năm 1960 do chính tác giả xuất bản, tác giả có đề thêm một dòng giới thiệu như sau[1][2]:

Kính tặng các chiến sĩ một nắng hai sương lao mình nơi tiền tuyến, dâng mình cho đất nước và các bạn thanh niên sắp khoác chiến y. Kỷ niệm Đồng Tháp Mười (Biên giới Viet-Cambod 1956)

Sau bài hát "Chiều mưa biên giới", những bài hát "Phiên gác đêm xuân", "Nhớ một chiều Xuân", "Mấy dặm sơn khê", "Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp" lần lượt ra đời.[3]. Tuy nhiên, năm 1961, cả bốn bài hát: "Phiên gác đêm xuân", "Mấy dặm sơn khê", "Nhớ một chiều xuân" và "Chiều mưa biên giới" đều bị cấm bởi Bộ Thông tin Việt Nam Cộng hòa, vì có ca từ bị xem là không phù hợp với cuộc chiến, ngoài ra nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông bị cấp trên kỷ luật 15 ngày vì câu cuối của bài hát.[4][5]. Cho đến năm 1963, thì việc kiểm duyệt văn hóa nới lỏng hơn, một số bài trên đều được hát trở lại.[5]

Ca khúc nổi tiếng với tiếng hát của ca sĩ Trần Văn Trạch, đã được đài Europe No. 1 và đài Truyền hình Pháp thu âm và thu hình ca khúc, gây tiếng vang lớn trong cộng đồng ở Châu Âu. Nhờ việc này mà chỉ trong vòng 3 tháng, mà nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam của Lê Mộng Bảo bán được 60 000 tờ nhạc chỉ trong vòng ba tháng, ngoài ra ông còn hát trong đại nhạc hội Trăm Hoa Miền Nam của Nguyễn Văn Đông. Sau đó, bài này trở thành một sự kiện âm nhạc lớn vào thời điểm đó.

Sau khi bài hát được lưu hành trở lại vào tháng 11 năm 1963, lúc này kiểm duyệt văn hóa đã được nới lỏng, ca sĩ Hà Thanh cũng đã hát bài này cả trước và sau năm 1975.[6].

Sau năm 1975[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, bài hát không được chính quyền mới cấp phép lưu hành do có những ca từ liên quan đến người lính chính thể cũ. Cho đến năm 2017, ca khúc này đã được cấp phép lưu hành trở lại ở trong nước với tiếng hát của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.[7][8][9]

Còn tại hải ngoại, ca khúc này đã được ca sĩ Mai Thiên Vân, Thanh Tuyền, Hương Lan, Elvis Phương, Tuấn Vũ,... trình bày trong các chương trình Đại nhạc hội của các Trung tâm Asia, Trung tâm Thúy Nga, Trung tâm Làng Văn,.. Năm 2018, trong chương trình Paris By Night 125 để tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, tên của album được Trung tâm Thúy Nga đặt là Chiều mưa biên giới, và được ca sĩ Hương Lan hát trong chương trình Paris By Night 125.[10].

Ngoài ra, tên bài hát được đặt cho khá nhiều CD, như CD Thanh Tuyền - Chế Linh: Chiều mưa biên giới[11], Tiếng hát Hà Thanh hải ngoại 2: Chiều mưa biên giới[12], Thúy Nga CD455: Chiều mưa biên giới[13], và đĩa than mới xuất bản của ca sĩ Thanh Tuyền cũng mang tựa đề Chiều mưa biên giới.[14]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu là chiến dịch quân sự quy mô của chính quyền Sài Gòn nhằm ứng phó với lực lượng của Ba Cụt, chuyên đi cướp bóc, hãm hiếp người dân nghèo thời đó
  2. ^ Lời giới thiệu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông trong bài hát Chiều mưa biên giới

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Tờ nhạc Chiều mưa biên giới (bản in lại năm 1971)”. Hợp Âm Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ “Chiều mưa biên giới (bản in năm 1960)”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.
  3. ^ Jimmy Thái Nhựt. “Chiều Mưa Biên Giới – Nguyễn Văn Đông”. SBTN. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.
  4. ^ Thy Nga. “Tình Ca Nguyễn Văn Đông (Phần 2)”. RFA. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.
  5. ^ a b Đông Kha. “Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Chiều Mưa Biên Giới (Nguyễn Văn Đông) – "Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?". nhacxua.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.
  6. ^ Đông Kha. “Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – Ca khúc "Chiều Mưa Biên Giới" và bổn phận của người quân nhân”. nhacvangbolero.com. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.
  7. ^ Anh Tú. “Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông: 'Chiều mưa biên giới' là biên giới nào?”. Một Thế Giới. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.
  8. ^ Q. N. “3 ca khúc xưa vừa được cấp phép trong album của Đàm Vĩnh Hưng”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.
  9. ^ Dạ Ly. “Ba ca khúc nổi tiếng lần đầu được cấp phép”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.
  10. ^ “Âm nhạc Nguyễn Văn Đông có gì đặc biệt”. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.
  11. ^ “Chế Linh - Thanh Tuyền: Chiều Mưa Biên Giới”. Thu Lộc. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.
  12. ^ “Chiều Mưa Biên Giới (Tiếng Hát Hà Thanh Hải Ngoại 2)”. Amazon. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.
  13. ^ “Thúy Nga CD455 - Chiều Mưa Biên Giới”. Chia sẽ âm nhạc. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.
  14. ^ “Thanh Tuyền – Chiều Mưa Biên Giới”. discogs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]