Bước tới nội dung

Chi Bông gòn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chi Bông gòn
Lá và quả bông gòn (Ceiba pentandra)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Malvales
Họ (familia)Malvaceae s.l (hay Bombacaceae)
Phân họ (subfamilia)Bombacoideae
Chi (genus)Ceiba
Mill., 1754[1]
Các loài

Chi Bông gòn (danh pháp khoa học: Ceiba) là tên gọi để chỉ một chi với một vài loài cây thân gỗ lớn trong một số khu vực nhiệt đới, bao gồm México, TrungNam Mỹ, Bahamas, Caribe, Tây PhiĐông Nam Á. Một số loài có thể cao tới 70 mét hoặc hơn thế, với thân cây thẳng, nói chung ít tạo cành nhánh, tán lá lớn, trải rộng và các rễ "gia cố" có thể cao hơn chiều cao của một người lớn đứng thẳng. Loài được biết đến và trồng nhiều nhất là cây bông gòn (Ceiba pentandra).

Quan điểm của các nhà thực vật học gần đây là đưa chi Chorisia vào trong chi Ceiba, sẽ làm tăng số lượng loài được chấp nhận từ 10 lên tới 20 hoặc nhiều hơn và đặt toàn bộ chi mới trong họ Cẩm quỳ.

Các loài thuộc chi Ceiba bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại, như Bucculatrix ceibae chỉ phá hoại chi này.

Loài cây thuộc chi này có lẽ là cây trung tâm trong thần thoại Maya, trong đó người ta cho rằng ngọn của nó cao tới tận trời và nó là trụ chống đỡ bầu trời.

Ceiba không nên nhầm lẫn với tên gọi bản địa ceibo (Erythrina crista-galli, tên Việt: vông kê), một loại cây mà hoa của nó là quốc hoa của Argentina, UruguayGuatemala.

Danh sách loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ceiba Mill”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 5 tháng 6 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]