Chi Cau

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chi Cau
Cau (Areca catechu)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Arecales
Họ (familia)Arecaceae
Phân họ (subfamilia)Arecoideae
Tông (tribus)Areceae
Phân tông (subtribus)Arecinae
Chi (genus)Areca
L., 1753
Các loài
Xem văn bản

Chi Cau (danh pháp khoa học: Areca) là một chi của khoảng 50 loài thực vật thuộc họ Cau (Arecaceae, một số tài liệu gọi là Palmacea hay Palmae), mọc ở các cánh rừng ẩm ướt của khu vực nhiệt đới từ Malaysia tới quần đảo Solomon.

Thành viên được biết đến nhiều nhất của chi này là A. catechu (còn gọi là A. aleraceae), tức cây cau hay tân lang hoặc binh lang.

Một số loài cau, được biết đến vì vị đắng và thơm nồng của chúng, thông thường được sử dụng để nhai, đặc biệt là với sợi thuốc lào hay thuốc lá hay lá trầu khôngvôi tôi (Ca(OH)2) hoặc vôi sống (CaO). Việc nhai như thế rất phổ biến trong những người già ở khu vực Đông Nam Á, và nó thông thường là nguyên nhân của ung thư vòm miệng trong khu vực.

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Areca catechu

Chi Cau có khoảng 50 loài. Ở Malabar, Areca dicksoni mọc hoang dã và những người nghèo dùng nó thay cho cau thực thụ.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dữ liệu liên quan tới Areca tại Wikispecies