Chi Dót

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chi Dót
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Boraginales
Họ (familia)Ehretiaceae
Chi (genus)Ehretia
P.Browne, 1756
Loài điển hình
Ehretia tinifolia
L., 1759
Các loài
Xem bài.
Danh pháp đồng nghĩa

Chi Dót (danh pháp khoa học: Ehretia) là một chi thực vật có hoa trước đây xếp trong phân họ Ehretioideae thuộc họ Mồ hôi (Boraginaceae) nhưng hiện tại được xếp trong họ Ehretiaceae. Nó chứa khoảng 50-66 loài cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ có thể cao tới 15m (như Ehretia laevis), có phân bố liên nhiệt đới.[1]

Tên chi là để vinh danh nhà vẽ tranh minh họa thực vật người Đức Georg Dionysius Ehret (1708–1770).[2]

Các chi RotulaCarmona lồng sâu trong Ehretia nên trong bài này coi như là các danh pháp đồng nghĩa của Ehretia.[3]

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Lá có cuống, lá nguyên hoặc khía răng cưa ở mép. Cụm hoa là ngù hoa hay xim hoa dạng chùy, thường rất thơm. Đài hoa gồm 5 thùy (lá đài) tách biệt hoàn toàn. Tràng hoa trắng hay vàng nhạt, hình ống hay hình ống-chuông, hiếm khi hình phễu, chia 5 thùy.[1] Điều này là khác biệt với Hilsenbergia và không phải là đặc điểm chung cho toàn bộ chi Bourreria.

Quả hạch màu vàng, cam hay đỏ nhạt. Chúng chứa 4 hạt và vỏ quả trong hoặc là chia 4 (mỗi vỏ quả trong chứa 1 hạt), hay chia 2 (mỗi vỏ quả trong chứa 2 hạt) hoặc không phân chia.[1] Sự chia tách vỏ quả trong cho phép phân loại các loài trong chi này.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Chi này có mặt trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.[4] Phần lớn các loài còn sinh tồn được tìm thấy ở châu Á. Một lượng loài đáng kể có ở châu Phi (gồm cả Madagascar) và các đảo trên Ấn Độ Dương. Một vài loài có ở Trung Mỹ và Australia.

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Một số loài được trồng trong công viên hay trồng làm cây cảnh như Ehretia acuminata, Ehretia dicksonii, Ehretia macrophylla v.v.. Một số loài còn có thể trồng như là một dạng bonsai, như Ehretia microphylla.

Người ta cũng sử dụng quả (như của E. acuminata, E. anacua, E. dicksonii, E. laevis) làm thực phẩm.[5]

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Chưa dung giải[sửa | sửa mã nguồn]

Hóa thạch[sửa | sửa mã nguồn]

Ehretia europaea E.M. Reid: Hạt hóa thạch có trong tầng Chatti, thế Oligocen, được biết đến từ thành hệ Oberleichtersbach trong dãy núi Rhön ở miền trung Đức.[6] Các hóa thạch vỏ quả trong cũng được mô tả từ vị trí Hậu Miocen ở Pont-de-Gail tại Pháp và từ ranh giới phía nam bình nguyên Padan tại miền bắc Italia trong 2 khu vực có niên đại tới tầng Zancle và ở 3 khu vực được cho là thuộc tầng Zancle.[7]

Tham chiếu phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

  • “Index Nominum Genericorum – Ehretia”. International Code of Botanical Nomenclature. Washington D.C.: Smithsonian Museum of Natural History. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2009.
  • UniProt. Ehretia (HTML). Truy cập {{{accessdate}}}. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  • Ehretia. Australian Plant Name Index (APNI), cơ sở dữ liệu IBIS. Trung tâm Nghiên cứu Đa dạng sinh học Thực vật (Centre for Plant Biodiversity Research), Chính phủ Úc.
  • Ehretia P.Browne”. African flowering plants database. Pretoria: South African National Biodiversity Institute, Conservatoire et Jardin botaniques de la Ville de Genève & Tela Botanica. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2009.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tư liệu liên quan tới Ehretia tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Ehretia tại Wikispecies
  1. ^ a b c “2. Ehretia. Flora of China. 16: 333. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2009.
  2. ^ Bennett, Masha (2003). Pulmonarias and the Borage Family. Timber Press. ISBN 978-0-88192-589-0.
  3. ^ Gottschling M., Luebert F., Hilger H. H. & Miller J. S. 2014b. Molecular delimitations in the Ehretiaceae (Boraginales). Mol. Phylogenet. Evol. 72: 1-6. doi:10.1016/j.ympev.2013.12.005
  4. ^ Marc Gottschling, Dieter H. Mai & Hartmut H. Hilger, 2002: The systematic position of Ehretia fossils (Ehretiaceae, Boraginales) from the European Tertiary and implications for character evolution. Review of Palaeobotany and Palynology 121(2): 149-156. doi:10.1016/S0034-6667(01)00147-6
  5. ^ Index of Latin Names: E
  6. ^ Dieter Hans Mai, 2007. The floral change in the tertiary of the Rhön mountains (Germany). Acta Paleobotanica 47(1): 135-143.
  7. ^ Edoardo Martinetto, Giovanni Monegato, Andrea Irace & Elena Vassio, 2014. Pliocene and Early Pleistocene carpological records of terrestrial plants from the southern border of the Po Plain (northern Italy). Review of Palaeobotany and Palynology 218: 148-166. doi:10.1016/j.revpalbo.2014.10.007