Chi Gừng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chi Gừng
Zingiber officinale, hình minh họa năm 1896.[1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiosperms
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Zingiber
Mill., 1754 nom. et orth. cons.[2]
Loài điển hình
Zingiber officinale
Roscoe, 1807
Các loài
Khoảng 200. Xem bài.
Danh pháp đồng nghĩa[4]
  • Amomum L., 1753 nom. rej.
  • Cassumunar Colla, 1830
  • Dieterichia Giseke, 1792
  • Dymczewiczia Horan., 1862
  • Jaegera Giseke, 1792
  • Pacoseroca Adans., 1763 nom. superfl.
  • Thumung J.Koenig, 1783
  • Zerumbet T.Lestib., 1841 nom. illeg.
  • Zingiber Boehm., 1760 nom. cons.[3]
  • Zinziber Mill., 1754 orth. var., nom. rej.

Chi Gừng (danh pháp khoa học: Zingiber, cách viết lỗi thời: Zinziber) là một chi thực vật có hoa trong họ Zingiberaceae, bản địa khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới ấm châu Á, từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản tới Đông Nam Á cho tới New Guinea, với trung tâm đa dạng nằm ở Đông Nam Á.[4][5][6][7][8] Nó chứa các loài gừng thật sự, được gieo trồng rộng khắp thế giới vì các giá trị y học và ẩm thực. Các loài được biết đến nhiều nhất là Z. officinaleZ. mioga, hai loài gừng trồng trong vườn.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Danh pháp khoa học Zingiber bắt nguồn từ tiếng Latinh zingiberi - từ tiếng Hy Lạp zingiberis, tới lượt nó lại có nguồn gốc từ tiếng Ấn Độ cổ (tiếng Prakrit) singabera từ tiếng Phạn srngaveram, bao gồm srngam nghĩa là sừng và vera- nghĩa là thể, hình thể; được gọi như vậy là từ hình dạng của rễ gừng.[9][10] Nhưng điều này có thể chỉ là từ nguyên dân gian tiếng Phạn, và từ này cũng có thể bắt nguồn từ một từ trong tiếng Dravida cổ đại đã tạo ra tên gọi trong tiếng Malayalam để chỉ gia vị, inchi-ver, từ inchi nghĩa là rễ.[9][10]

Ghi chép về chữ nhánh gừng (ánh gờng) trong Từ điển Việt–Bồ–La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 như sau: "ánh gờng: dente de gingibre: ſpica zinziberis".[11]

Trong Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị (南越洋合字彙, Dictionarium Anamitico-Latinum) của Jean-Louis Taberd xuất bản năm 1838 thì từ gừng được viết bằng Hán-Nôm là 薑. Cụ thể, tại trang 183 tác giả viết như sau: "薑 Gừng, zinziberis. 蜜薑 mứt gừng, zinziberi saccharo conditum. 薑逾 gừng gió, species zinziberis",[12] Từ này theo âm Hán-Việt là khương và phát âm theo tiếng Quảng Đông tại Quảng Châu thì tương tự như goeng.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Thân rễ phân nhánh, dạng củ, có mùi thơm. Các thân giả mọc thẳng đứng, có lá. Lá xếp thành 2 dãy, nằm trong mặt phẳng song song với thân rễ; cuống lá phồng lên, giống như đệm – gọi là thể gối; phiến lá thuôn dài, hình mác hoặc thẳng. Cụm hoa hình nón, mọc từ thân rễ trên cuống cụm hoa được nhiều bẹ giống vảy bao bọc, hiếm khi xuyên qua các bẹ lá mà không có cuống cụm hoa; các lá bắc xếp lợp chặt, màu xanh lục hoặc màu khác, 1 hoa, bền; lá bắc con không hình ống. Đài hoa hình ống, chẻ 1 bên, đỉnh 3 răng. Ống tràng hoa thanh mảnh; thùy trung tâm màu trắng hoặc màu kem, thường rộng hơn các thùy bên. Các nhị lép bên hợp sinh với cánh môi, tạo thành một cánh môi 3 thùy; thùy trung tâm tù hoặc có khe chẻ ở đỉnh. Chỉ nhị ngắn; mô kết nối với phần phụ thuôn dài hình sừng [mào bao phấn] bao quanh vòi nhụy. Bầu nhụy 3 ngăn; noãn nhiều mỗi ngăn; đính trụ. Vòi nhụy thanh mảnh, kéo dài ra ngoài các ngăn bao phấn; đầu nhụy không nở rộng. Quả nang nứt theo ngăn hoặc bất quy tắc. Hạt màu đen, được áo hạt che phủ; áo hạt màu trắng, mép xé rách không đều.[5]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Phân chia nội chi Zingiber hiện tại công nhận là thành 4 tổ, dựa theo bản chất và vị trí của cụm hoa. Nó bao gồm:[8][13][14][15][16]

  • Tổ Zingiber (= Lampugium / Lampuzium / Lampujium nom. inval.): Cành hoa bông thóc trên cuống cụm hoa mọc thẳng đứng và thường là dài.
  • Tổ Cryptanthium: Các cụm hoa mọc từ thân rễ, bao gồm cành hoa bông thóc xuất hiện từ mặt đất với thông thường là cuống cụm hoa phủ phục và ngắn.
  • Tổ Pleuranthesis: Các cành hoa bông thóc ở bên, mọc xuyên qua các bẹ lá.
  • Tổ Dymczewiczia: Với cụm hoa đầu cành (trên ngọn).

Nghiên cứu phân tử gần đây dựa theo số vật liệu hạn chế (23 loài) và chỉ một chỉ dấu (ITS hạt nhân) cho thấy hai tổ PleuranthesisDymczewiczia không tách biệt hẳn khỏi tổ Zingiber.[17]

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Tại thời điểm tháng 4 năm 2021, POWO công nhận 194 loài,[18] cộng 5 loài công bố mô tả khoa học lần đầu tiên năm 2020 và 4 loài công bố mô tả khoa học lần đầu tiên năm 2021.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Franz Eugen Köhler, Plate 172. Köhler's Medizinal-Pflanzen 2: Pl. 172.
  2. ^ Miller P., 1754. Zinziber. Gard. Dict. Abr.. Ấn bản 4. Quyển 3: 1545.
  3. ^ Georg Rudolf Boehmer, 1760. Zingiber trong Christian Gottlieb Ludwig, 1760. Definitiones Generum Plantarum, ấn bản 3: 89.
  4. ^ a b Kew World Checklist of Selected Plant Families
  5. ^ a b Flora of China v 24 p 323, 姜属 jiang shu, khương chúc Zingiber Miller, Gard. Dict. Abr., ed. 4. vol. 3. 1754.
  6. ^ Govaerts R., 2004. World Checklist of Monocotyledons Database in ACCESS: 1-54382. The Board of Trustees of the Royal Botanic Gardens, Kew.
  7. ^ Tripathi S. & Singh K. K., 2006. Taxonomic revision of the genus Zingiber Boehm. in North-East India. Journal of Economic and Taxonomic Botany 30: 520–532.
  8. ^ a b L. Bai, J-Leong Škorničková & N.H.Xia, 2015. Taxonomic studies on Zingiber (Zingibeaceae) in China I: Zingiber kerii and the synonymy of Z. menghaiense and Z. stipitatum. Gardens’ Bulletin Singapore 67(1): 129-142, doi:10.3850/S2382581215000149.
  9. ^ a b Caldwell, Robert (1 tháng 1 năm 1998). A Comparative Grammar of the Dravidian Or South-Indian Family of Languages (ấn bản 3). New Delhi: Asian Educational Services. ISBN 9788120601178.
  10. ^ a b “Ginger”. Online Etymology Dictionary. Douglas Harper. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2021.
  11. ^ Alexandre de Rhodes, 1651. Ánh gờng trong Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum.
  12. ^ Jean-Louis Taberd, 1838. Dictionarium Anamitico-Latinum (Nam Việt-Dương Hiệp tự vị): 薑 Gừng, trang 183.
  13. ^ Bentham G. & Hooker J. D., 1883. Ordo CLXX. Scitamineae – Tribus I. Zingibereae: Zingiber. Genera Plantarum 3(2): 646.
  14. ^ Baker J. G., 1892. Order CXLIX. Scitamineae: Zingiber trong Hooker J. D., 1892. The Flora of British India 6(18): 243-249.
  15. ^ Schumann K. M., 1904. IV. 46. Zingiberaceae: Zingiber trong Engler A., 1904. Das Pflanzenreich Heft 20: 165-187.
  16. ^ Newman M. F., 2015. A new species of Zingiber (Zingiberaceae) from Lao P.D.R.. Gardens’ Bulletin Singapore 67(1): 123–127, doi:10.3850/S2382581215000137.
  17. ^ Theerakulpisut P., Triboun P., Mahakham W., Maensiri D., Khampila J. & Chantaranothai P., 2012. Phylogeny of the genus Zingiber (Zingiberaceae) based on nuclear ITS sequence data. Kew Bull. 67: 389–395, doi:10.1007/s12225-012-9368-2.
  18. ^ Zingiber trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 25-4-2021.
  19. ^ a b Thachat Jayakrishnan, Alfred Joe, Vadkkoot Sankaran Hareesh, Mamiyil Sabu, 2021. Two new Zingiber (Zingiberaceae) species from Arunachal Pradesh, Northeastern India. Taiwania 66(1): 101-112, doi:10.6165/tai.2021.66.101.
  20. ^ Chiu-Mei Wang, Yuan-Chien Lin & Yen-Hsueh Tseng, 2020. Zingiber chengii (Zingiberaceae), a new species from Taiwan. PhytoKeys 139: 1-11, doi:10.3897/phytokeys.139.37294.
  21. ^ Nripemo Odyuo, Dilip Kr. Roy & Ashiho A. Mao, 2019. Zingiber dimapurense (Zingiberaceae), a new species from Nagaland, India. NeBIO 10(2): 59-65.
  22. ^ a b Lý Ngọc Sâm, Đỗ Đăng Giáp, Cao Ngọc Giang, Trương Bá Vương, Nguyễn Văn Thành & Jana Leong-Škorničková, 2021. Zingiber magang and Z. tamii (Zingiberaceae), two new species from central Vietnam. Taiwania 66(2): 232‒240, doi:10.6165/tai.2021.66.232.
  23. ^ Ren Li, Law Shine, Wu Li & Shi-Shun Zhou, 2020. A new species of Zingiber (Zingiberaceae) from Natma Taung National Park, Chin State, Myanmar. PhytoKeys 138: 131-137, doi:10.3897/phytokeys.138.46719.
  24. ^ Nripemo Odyuo, Dilip Kr. Roy, Chalbasson Lyngwa & Ashiho A. Mao, 2019. Zingiber perenense, a new species in Zingiber section Cryptanthium (Zingiberaceae) from Nagaland, India. The Thailand Natural History Museum Journal 13(1): 1-10.
  25. ^ Ding, Hong-Bo; Yang, Bin; Lu, Xiao-Qiang; Tan, Yun-Hong (2020). Zingiber porphyrochilum (Zingiberaceae), a New Species from Yunnan, China”. Annales Botanici Fennici. 57 (4–6): 197–201. doi:10.5735/085.057.0401. ISSN 0003-3847. S2CID 225966485.
  26. ^ a b Nobuyuki Tanaka & Mu Mu Aung, 2020. Taxonomic studies on Myanmar Zingiberaceae III: Two new species of Zingiber (sect. Cryptanthium) from Kayah State. Bull. Natl. Mus. Nat. Sci., Ser. B 46(1): 39–46.