Bước tới nội dung

Chi Kim ngân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chi Kim ngân
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Dipsacales
Họ (familia)Caprifoliaceae
Chi (genus)Lonicera
L.
Loài
Xem văn bản - một số loài chọn lọc

Chi Kim ngân hay còn gọi là chi nhẫn đông (danh pháp khoa học: Lonicera, đồng nghĩa: Caprifolium Mill.) là chi thực vật gồm một số loài cây bụi hoặc dây leo trong họ Kim ngân (Caprifoliaceae) thực vật bản địa của Bắc bán cầu. Có khoảng 180 loài kim ngân, ở Trung Quốc có độ đa dạng cao nhất với hơn 100 loài, châu ÂuBắc Mỹ mỗi nơi có khoảng 20 loài. Các loài phổ biến gồm có Lonicera periclymenum (kim ngân châu Âu), Lonicera japonica (kim ngân trắng hay kim ngân Nhật, phổ biến ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam) và Lonicera sempervirens. Kim ngân rất thu hút chim ruồi.

Lá kim ngân mọc đối, hình bầu dục, dài từ 1 đến 10 cm. Đa số các loài kim ngân có lá sớm rụng, nhưng một số là cây thường xanh. Nhiều loài có hoa thơm, hình chuông, trong có chứa mật ngọt ăn được. Khi bẻ cuống hoa sẽ thấy mùi hương thơm. Quả kim ngân là loại quả đơn (mỗi quả phát triển từ một noãn) màu đen, xanh lam, hoặc đỏ, trong có chứa vài hạt. Quả của đa số các loài kim ngân có chứa chất độc nhẹ, một số loài (nổi tiếng nhất là Lonicera caerulea) có quả ăn được.

Một số loài kim ngân được dùng làm thuốc Đông y như Lonicera confusa[1]Lonicera japonica[2].

Một số loài chọn lọc

[sửa | sửa mã nguồn]
Lonicera periclymenum

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “www.lrc-hueuni.edu.vn”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ vnexpress.net