Bước tới nội dung

Chia cắt (chính trị)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đảo Ireland sau khi bị phân chia thành Nam Ireland và Bắc Ireland. Nam Ireland chủ yếu là những người theo chủ nghĩa dân tộc Ireland (ngày nay là Cộng hoà Ireland), trong khi Bắc Ireland đa phần là những người ủng hộ liên hiệp Ireland (ngày nay là một phần của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland).

Trong quan hệ quốc tế, chia cắt (chữ Anh: Partition), hoặc gọi phân trị, phân liệt, là sự chia tách một vùng lãnh thổ trước đây đặt dưới sự quản lí và chính quyền thống nhất thành hai hoặc nhiều vùng lãnh thổ đối lập nhau.[1]

Brendan O'Leary - nhà chính trị học người Ireland, phân biệt giữa chia cắt và li khai. Chia cắt là sự thay đổi biên giới manh tính chính trị cắt qua ít nhất một vùng lãnh thổ mà một số cộng đồng coi là quê hương của họ, trong khi li khai diễn ra trong các đơn vị chính trị hiện tại đã được công nhận.[2] Theo Arie Dubnov và Laura Robson, chia cắt là sự chia tách lãnh thổ về mặt vật lí dựa trên ranh giới dân tộc-tôn giáo, tạo thành quốc gia dân tộc riêng biệt.[3](tr1)

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Dubnov và Robson đặt vấn đề chia cắt lãnh thổ trong bối cảnh xây dựng hoà bình sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất và "những cuộc thảo luận mới về dân tộc, quốc gia và quyền công dân" xuất hiện từ đó. Các thoả thuận sau chiến tranh, chẳng hạn như hệ thống uỷ nhiệm thống trị của Hội Quốc Liên, đã thúc đẩy "một ngôn ngữ chính trị mới về chủ nghĩa li khai dân tộc như một khía cạnh trọng tâm của quyền tự quyết quốc gia, đồng thời bảo vệ và che đậy các sự tiếp nối, thậm chí là sự mở rộng quyền lực thực dân của Pháp và đặc biệt là Anh".[3](tr1–2) Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, họ lập luận rằng chia cắt đã chuyển từ "một chiến thuật thực dân thành một nguyên tắc tổ chức" của ngoại giao thế giới.[3](tr11)

Ranabir Samaddar đồng ý rằng việc phân trị lãnh thổ đã trở nên nổi bật sau Thế chiến I, đặc biệt là sự phân liệt của đế quốc Ottoman và sự giải thể của đế quốc Áo-Hung, đó là kết quả của các tham vọng quốc gia đối lập nhau. Theo ông, vào thời điểm đó, tính dân tộc đã trở thành lí do chính để biện minh cho các đề xuất chia cắt lãnh thổ.[4]

Các nghiên cứu học thuật đã liên kết chặt chẽ việc chia cắt lãnh thổ với bạo lực. Dựa trên tiền lệ của sự chia cắt Ireland và các cuộc tái định cư dân số trên các lãnh thổ từng thuộc đế quốc Ottoman, cũng như việc hình thành thế "đa số" và "thiểu số" dân tộc, Dubnov và Robson nhấn mạnh rằng phương thức phân trị lãnh thổ sau khi Cộng hoà Ireland được thành lập thường bao gồm các đề xuất chuyển giao "các cộng đồng dân cư bất tiện", bên cạnh việc chia cắt lãnh thổ thành các quốc gia riêng biệt. Họ lưu ý rằng những hành động đó đã dẫn đến hậu quả bạo lực đối với các tác nhân địa phương, những người phải thực hiện nhiệm vụ "tạo ra các thực thể chính trị riêng biệt trên thực địa và làm cho chúng đồng nhất về mặt dân tộc".[3](tr7)

T.G. Fraser lưu ý rằng Anh Quốc đã đề xuất chia cắt lãnh thổ ở cả IrelandPalestine như một phương pháp giải quyết xung đột giữa các nhóm quốc gia đối lập, nhưng trong cả hai trường hợp, điều này đều không chấm dứt được bạo lực cộng đồng. Thay vào đó, Fraser lập luận rằng chia cắt lãnh thổ chỉ đơn thuần làm cho các xung đột này có "một chiều hướng mới".[5]

Tương tự, A. Dirk Moses cho rằng chia cắt lãnh thổ không "giải quyết triệt để các vấn đề thiểu số, mà chỉ chuyển chúng sang các khu vực khác, nơi các vấn đề thiểu số lại xuất hiện trong các đơn vị lãnh thổ mới được phân chia". Ông bác bỏ khái niệm "bản đồ thần thánh", vốn tìm cách "vẽ nên các bản đồ chia cắt dân tộc một cách gọn gàng như thể họ tự nhiên thuộc về quê hương của mình", vì khái niệm đó đã bỏ qua tính thực tế đa dạng và phức tạp của bản sắc dân tộc trong thế giới thực.[3](tr258–263)

Lập luận ủng hộ chia cắt

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quan điểm lịch sử: Chia cắt là lẽ tất yếu, hoặc đã và đang diễn ra.
  • Giải pháp cuối cùng: Chia cắt nên được thực hiện để tránh các hậu quả tồi tệ nhất (như diệt chủng hoặc thanh tẩy dân tộc), nếu mọi phương tiện khác đều thất bại.
  • Phân tích chi phí-lợi ích: Chia cắt mang lại triển vọng giảm xung đột tốt hơn so với việc giữ nguyên các biên giới hiện tại.
  • Tương lai tốt đẹp hơn: Chia cắt sẽ giảm thiểu bạo lựcxung đột hiện tại, và các quốc gia mới có tính đồng chất sẽ ổn định hơn.
  • Mục tiêu cuối cùng nghiêm ngặt: Sự đa dạng hoặc tính dị chất gây ra nhiều vấn đề, do đó các quốc gia đồng chất nên là mục tiêu của bất kì chính sách nào.[2]

Lập luận phản đối chia cắt

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mất đi sự thống nhất lãnh thổ quốc gia.
  • Chủ nghĩa hai dân tộc hoặc đa dân tộc là điều ao ước.
  • Không thể thực hiện một sự phân chia công bằng.
  • Khó khăn trong việc quyết định vạch ra các biên giới mới.
  • Khả năng gây ra hỗn loạn và bạo lực.
  • Việc chia cắt đơn thuần không dẫn đến sự đồng chất hoá lâu nay đã ao ước.
  • Các vấn đề an ninh nảy sinh trong biên giới của các quốc gia mới.[2]

Daniel Posner lập luận rằng việc chia cắt các cộng đồng có tính dị chất thành các cộng đồng có tính đồng chất không có khả năng giải quyết được các vấn đề xung đột cộng đồng, vì sự thay đổi biên giới sẽ thay đổi động cơ của các tác nhân và tạo ra các mâu thuẫn mới.[6] Chẳng hạn, trong khi mâu thuẫn giữa người Hồi giáoẤn Độ giáo là mâu thuẫn điển hình trong Phong trào độc lập Ấn Độ, thì việc tạo ra một quốc gia đồng chất Hồi giáo (Pakistan) và một quốc gia đồng chất Ấn Độ giáo (Ấn Độ) lại tạo ra các mâu thuẫn xã hội mới dựa trên các yếu tố khác ngoài tôn giáo ở cả hai quốc gia này.[6] Posner viết rằng các quốc gia tương đối đồng chất có thể có xu hướng bạo lực cao hơn so với các quốc gia có một số lượng lớn các nhóm dân tộc cân bằng.[7]

Châu Âu và Trung Đông

[sửa | sửa mã nguồn]

Khắp nơi trên thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Album ảnh tương quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ O'Leary, Brendan. “Partition”. The Princeton Encyclopedia of Self-Determination. Princeton University. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2024.
  2. ^ a b c Brendan O'Leary, DEBATING PARTITION: JUSTIFICATIONS AND CRITIQUES Lưu trữ 31 tháng 10 năm 2019 tại Wayback Machine
  3. ^ a b c d e Dubnov, Arnie; Robson, Laura (2019). Partitions: A Transnational History of Twentieth-Century Territorial Separatism. Stanford, CA: Stanford University Press.
  4. ^ Samaddar, Ranabir (2005). Partitions: Reshaping States and Minds. Abingdon: Frank Cass & Co. tr. 92–124.
  5. ^ Fraser, T.G. (1984). Partition in Ireland, India and Palestine. London: Macmillan.
  6. ^ a b Posner, Daniel N. (26 tháng 9 năm 2017). “When and why do some social cleavages become politically salient rather than others?”. Ethnic and Racial Studies. 40 (12): 2001–2019. doi:10.1080/01419870.2017.1277033. ISSN 0141-9870. S2CID 4507156.
  7. ^ Posner, Daniel N. (2003). “The Colonial Origins of Ethnic Cleavages: The Case of Linguistic Divisions in Zambia”. Comparative Politics. 35 (2): 127–146. doi:10.2307/4150148. ISSN 0010-4159. JSTOR 4150148.
  8. ^ Norman Davies. God's Playground, p. 28
  9. ^ Stephen R. Turnbull. Tannenberg 1410: Disaster for the Teutonic Knights p. 89
  10. ^ Millot, Claude François Xavier. Elements of General History: Ancient and Modern p. 227
  11. ^ Arthur Hassall. The Balance of Power, 1715–1789, p. 242
  12. ^ "The Polish Occupation. Czechoslovakia was, of course, mutilated not only by Germany. Poland and Hungary also each asked for their share." Hubert Ripka Munich, Before and After: A Fully Documented Czechoslovak Account [1]
  13. ^ Davies, p. 101
  14. ^ Samuel Leonard Sharp: Poland, White Eagle on a Red Field
  15. ^ Norman Davies: God's Playground [2]
  16. ^ Debates of the Senate of the Dominion of Canada
  17. ^ “Today in History – June 20: Mountaineers Always Freemen”. Washington, D.C.: Library of Congress. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2018.
  18. ^ “A State of Convenience: The Creation of West Virginia, Chapter Twelve, Reorganized Government of Virginia Approves Separation”. Wvculture.org. West Virginia Division of Culture and History. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2018.
  • Berg, Eiki. "Re-examining sovereignty claims in changing territorialities: reflections from ‘Kosovo Syndrome’." Geopolitics 14.2 (2009): 219-234.
  • Downes, Alexander B. "More Borders, Less Conflict? Partition as a Solution to Ethnic Civil Wars." SAIS Review of International Affairs 26.1 (2006): 49–61.
  • Fearon, James D. "Separatist wars, partition, and world order." Security Studies 13.4 (2004): 394–415.
  • Horowitz, Michael C., Alex Weisiger, and Carter Johnson. "The limits to partition." International Security 33.4 (2009): 203–210.
  • Kumar, Radha. "The Partition Debate: Colonialism Revisited or New Policies?." The Brown Journal of World Affairs 7.1 (2000): 3–11.
  • Kumar, Radha. "Settling Partition Hostilities: Lessons Learned, Options Ahead." The Fate of the Nation-state (2004): 247.
  • O'Leary, Brendan. "Debating partition: justifications and critiques." Revised version of portion of a paper presented at final conference of the Mapping frontiers, plotting pathways: routes to north–south cooperation in a divided island programme, City Hotel, Armagh, 19–20 January 2006. University College Dublin. Institute for British-Irish Studies (2006).
  • Robson, Laura. ''States of Separation: Transfer, Partition, and the Making of the Modern Middle East''. University of California Press (2017).
  • Sambanis, Nicholas, and Jonah Schulhofer-Wohl. "What's in a line? Is partition a solution to civil war?." International Security 34.2 (2009): 82–118.