Chlorurus rhakoura

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chlorurus rhakoura
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Scaridae
Chi (genus)Chlorurus
Loài (species)C. rhakoura
Danh pháp hai phần
Chlorurus rhakoura
Randall & Anderson, 1997

Chlorurus rhakoura là một loài cá biển thuộc chi Chlorurus trong họ Cá mó. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1997.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh của loài được ghép bởi hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ đại: rhákos (ῥάκος, "giẻ rách") và ourá (οὐρά, "đuôi"), hàm ý đề cập đến vây đuôi có vẻ ngoài "rách rưới" của chúng[2].

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

C. rhakoura được ghi nhận rải rác ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Loài này được biết đến tại những vị trí sau, bao gồm: Sri Lanka; vịnh Mannar (Ấn Độ); phía bắc bang Tây Úc (Exmouthquần đảo Dampier[3]); các đảo Sumatra, SimeulueHalmahera (Indonesia); bờ biển Andaman thuộc Thái Lan; và bờ biển Bangladesh[1][4].

Năm 2017, một nhóm gồm 6 cá thể C. rhakoura được đánh bắt ngoài khơi đảo Sicilia (Ý) ở độ sâu khoảng 40–50 m[5]. Đây là loài cá mó du nhập thứ hai được biết đến ở Địa Trung Hải, trước đó là Scarus ghobban[5].

Môi trường sống của loài này là các rạn san hô gần bờ[1].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

C. rhakoura có chiều dài cơ thể tối đa được biết đến là 44 cm[6]. Cơ thể thuôn dài, hình bầu dục. C. rhakoura cùng với hai loài khác làChlorurus cyanescensChlorurus oedema được xếp chung vào một nhóm phức hợp loài. Cả 3 loài này đều có chung đặc điểm là cục bướu lớn trên trán của cá đực trưởng thành[2]. Khác với hai loài sau, vây đuôi của C. rhakoura có tia vây thò ra ngoài, làm vây đuôi của chúng mang vẻ "rách rưới".

C. rhakoura có màu nâu xám đến xanh lam tím rất thẫm, vảy trên thân có màu lục lam với viền màu tím sẫm. Vây hậu môn và vây bụng có viền màu xanh sáng[2][3]. Tấm răng có màu trắng phớt xanh[4].

Số gai vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 10; Số gai vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 9; Số tia vây ở vây ngực: 14–15[5].

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của C. rhakouratảo. C. rhakoura có thể sống đơn độc hoặc hợp thành nhóm nhỏ[6].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c J. H. Choat và cộng sự (2012). Chlorurus japanensis. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2012: e.T190767A17775837. doi:10.2305/IUCN.UK.2012.RLTS.T190767A17775837.en. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ a b c John E. Randall; R. Charles Anderson (1997). Chlorurus rhakoura, a new species of parrotfish (Perciformes: Labroidei: Scaridae) from Sri Lanka” (PDF). Journal of South Asian Natural History. 2 (2): 155–164.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ a b Dianne J. Bray (2021). “Raggedfin Parrotfish, Chlorurus rhakoura Randall & Anderson 1997”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ a b M. E. Hasan; M. R. Parvej (2020). “Range extension of parrotfishes Scarus zufar and Chlorurus rhakoura (Teleostei: Scarinae) to Bay of Bengal, Bangladesh” (PDF). Journal of the Ocean Science Foundation. 36: 84–90.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ a b c G. Insacco; B. M. Zava (2017). Chlorurus rhakoura Randall & Anderson, 1997 (Perciformes, Scaridae), an Indo-Pacifc fsh new to the Mediterranean Sea” (PDF). Mediterranean Marine Science. 18 (2): 285–291.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Chlorurus japanensis trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2021.