Chuối táo quạ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chuối táo quạ
Chuối táo quạ được bày bán.
Loài cha mẹMusa acuminata × Musa balbisiana
Colla 1820
Nhóm giống cây trồngNhóm AAB (Nhóm chuối trồng)
Nhóm AAB (phân nhóm Maoli-Popoulo)
phân nhóm AAA-EA (Mutika/Lujugira)
Nhóm ABB
Nguồn gốcĐông Nam Á, Nam Á

Chuối táo quạ hay Chuối tá quạ, chuối nấu, chuối nấu ăn[1] là giống chuối trong chi chuối Musa, có quả thường được dùng để nấu ăn. Giống chuối này thường chứa nhiều tinh bột, có thể được ăn chín hoặc ăn sống.[2] Nhiều loại chuối táo quạ được gọi là chuối trồng (/ˈplæntɪn/[3] tiếng Anh Mỹ: /plænˈteɪn/,[3]tiếng Anh: /ˈplɑːntɪn/[3]) hay chuối xanh.[4] Trong thực vật học, thuật ngữ "chuối trồng" chỉ được sử dụng cho các loại chuối trồng thật (true plantains), trong khi các giống trồng giàu tinh bột khác được sử dụng để nấu ăn được gọi là "chuối nấu ăn".[4] True plantains là giống cây trồng thuộc Nhóm AAB, trong khi chuối nấu ăn là bất kỳ giống chuối nào thuộc nhóm AAB, AAA, ABB hoặc BBB.[4] Tên khoa học hiện được chấp nhận cho tất cả các giống cây trồng trong các nhóm này là Musa × paradisiaca.[4] Chuối Fe'i (Musa × troglodytarum) từ các đảo ở Thái Bình Dương, thường được ăn rang hoặc luộc, và do đó thường được gọi một cách không chính thức là "chuối núi", nhưng chúng không thuộc về bất kỳ loài nào từ tất cả giống chuối hiện đại.[5]

Chuối nấu là một thực phẩm chủ yếu ở khu vực Tây Phi và Trung Phi, quần đảo Caribe, Trung Mỹ và phía bắc Nam Mỹ.[6] Các thành viên của chi chuối Musa là là loài cây bản địa của vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Châu Đại Dương.[7] Chuối ra quả quanh năm, khiến chúng trở thành thực phẩm chính trong mọi mùa.[8]

Chuối nấu được coi như một loại trái cây giàu tinh bột với hương vị tương đối trung tính và thịt mềm khi được nấu chín. Chuối nấu có thể được ăn sống, tuy nhiên chúng thường được chế biến nhất là chiên, luộc hoặc chế biến với bột hoặc bột nhào.[2]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Handbook on agriculture, biotechnology and development. Stuart Smyth, David Castle, Peter W. B. Phillips. Cheltenham. 2014. ISBN 978-0-85793-834-3. OCLC 878936075.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  2. ^ a b “plantain | Description, Uses, History, & Facts”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  3. ^ a b c “plantain, n.3”. OED Online. Oxford University Press. tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  4. ^ a b c d Advancing Banana and Plantain R and D in Asia and the Pacific. International Plant Genetic Resources Institute. 2000. tr. 55–60. ISBN 9789719175131.
  5. ^ Gowen, S. biên tập (1995). Bananas and Plantains. doi:10.1007/978-94-011-0737-2. ISBN 978-94-010-4317-5. S2CID 13536264.
  6. ^ OTEGBAYO, B.; LANA, O.; IBITOYE, W. (18 tháng 10 năm 2010). “Isolation and Physicochemical Characterization of Starches Isolated from Plantain (Musa Paradisiaca) and Cooking Banana (Musa Sapientum)”. Journal of Food Biochemistry. 34 (6): 1303–1318. doi:10.1111/j.1745-4514.2010.00354.x. ISSN 0145-8884.
  7. ^ P., Moore, Paul H. Ming, Ray. Delmer, Deborah (2008). Genomics of tropical crop plants. Springer. ISBN 978-0-387-71219-2. OCLC 422730623.
  8. ^ “Plantains Nutrition, Benefits, Recipes and How to Prepare”. Dr. Axe (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]