Chuối Blue Java

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Chuối xanh Java)
Musa 'Blue Java'
Chuối Blue Java tại Maui, Hawaii.
Loài cha mẹMusa acuminata × balbisiana
Nhóm giống cây trồngNhóm ABB
Giống cây trồng'Blue Java'
Nguồn gốctừ Đông Nam Á đến khu vực Bắc Úc
Những quả chuối chín mọng tại Hội chợ Hạt Maui, Kahului, Maui, Hawaii.
Chuối xanh Java ở Maui, Hawaii.

Chuối Blue Java (còn gọi là chuối xanh, chuối kem, chuối Hawaii, Ney Mannan, Krie, hoặc Cenizo) là một loại chuối có thân chắc khỏe, chịu được điều kiện nhiệt độ lạnh với mùi thơm ngọt ngào được mô tả khá giống kem lạnhvani.[1][2]

Phân loại và danh pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Chuối Blue Java là giống lai tam bội (ABB) giữa chuối hạt Musa balbisianaMusa acuminata.[3]

Danh pháp của chúng là Musa acuminata × balbisiana (ABB Group) 'Blue Java'.

Danh pháp đồng nghĩa bao gồm:

  • Musa acuminata × balbisiana (ABB Group) 'Kem'

Tại Hawaii, chúng được gọi là 'chuối kem' và ở Fiji là 'Chuối Hawaii'. Chúng còn có tên riêng là 'Krie' ở Philippines và 'Cenizo' ở Trung Mỹ.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Những cây chuối có thể đạt chiều cao trung bình từ 4,5 đến 6 mét (15–20 ft). Chúng có khả năng chịu lạnh ở miền ôn đới giống như các giống thuộc nhóm tam bội ABB do sức chịu đựng của thân cây và bộ rễ. Lá cây có màu lục bạc.[1][2]

Buồng chuối có kích thước tương đối nhỏ từ bảy đến chín gang tay. Quả có kích thước trung bình từ 18 đến 23 cm (7-9 inch) và có màu xanh bạc đặc trưng khi chưa chín. Quả chuyển sang màu vàng nhạt khi chín, thịt quả có màu trắng kem. Loại chuối này nở hoa vào 15 đến 24 tháng sau khi trồng và có thể thu hoạch sau 115 đến 150 ngày.

Công dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Chuối Blue Java là một giống chuối phổ biến, có thể ăn tươi hoặc nấu chín. Chúng được biết đến với hương thơm có vị sữa trứng giống vani.[2] Loại quả này cũng rất thích hợp để ăn với kem.

Chúng cũng được ưa chuộng để trồng làm cây cảnh ở một số nơi và để làm cây bóng mát vì có màu xanh dương đặc trưng, kích thước lớn và chịu được môi trường khí hậu ôn đới.[4]

Sâu bệnh[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài gây hại phổ biến[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sâu đục
  • Châu chấu
  • Tuyến trùng đốt rễ

Bệnh thường gặp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bệnh Panama
  • Sigatoka đen

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “BANANA”. California Rare Fruit Growers, Inc. 1996. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2011.
  2. ^ a b c “Musa sp. 'Ice Cream' 'Blue Java' banana”. Stokes Tropicals. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2011.
  3. ^ Michel H. Porcher; Prof. Snow Barlow (19 tháng 7 năm 2002). “Sorting Musa names”. The University of Melbourne. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2011.
  4. ^ “Musa Blue Java (Ice Cream)”. International Banana Society. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2011.