Chuyến bay 73 của Pan Am
Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 7 2018) |
Chiếc máy bay bị không tặc vào tháng 5 năm 1983 | |
Không tặc | |
---|---|
Ngày | 5 tháng 9 năm 1986 |
Mô tả tai nạn | Không tặc |
Địa điểm | Sân Bay Karachi, Pakistan |
Máy bay | |
Dạng máy bay | Boeing 747-121 |
Tên máy bay | Clipper Empress of the Seas |
Hãng hàng không | Pan Am |
Số đăng ký | N656PA |
Xuất phát | Sân bay quốc tế Sahar Mumbai, Ấn Độ |
Chặng dừng | Sân bay Jinnah Karachi, Pakistan |
Chặng dừng cuối | Sân bay Frankfurt am Main Frankfurt am Main, Tây Đức |
Điểm đến | Sân bay quốc tế John F. Kennedy New York, Mỹ |
Hành khách | 360 |
Phi hành đoàn | 19 |
Tử vong | 21 |
Bị thương | 120 |
Sống sót | 359 |
Chuyến bay 73 của Pan Am, là một chuyến bay của Pan Am sử dụng loại máy bay Boeing 747-121, bị không tặc vào ngày 5 tháng 9 năm 1986, khi đang đỗ trên mặt đất tại Sân bay Jinnah ở Karachi, Pakistan, bởi 4 người Palestine có vũ trang thuộc tổ chức khủng bố Abu Nidal. Chiếc máy bay cùng 360 hành khách và 19 thành viên phi hành đoàn, vừa đến từ Sân bay quốc tế Sahar tại Mumbai, Ấn Độ, và đang chuẩn bị để cất cánh từ sân bay Jinnah tại Karachi để bay đến sân bay quốc tế Frankfurt tại Frankfurt am Main, Tây Đức, trước khi tiếp tục hành trình đi sân bay quốc tế John F. Kennedy ở thành phố New York, bang New York, Mỹ.[1] Động cơ của vụ khủng bố là để nhắm tới việc Bộ quốc phòng Israel sử dụng máy bay như là tên lửa.
21 hành khách thiệt mạng do vụ khủng bố, trong đó có 12 người Ấn Độ, những người còn lại đến từ Mỹ, Pakistan và Mexico. Tất cả các thành viên tham gia không tặc đều bị bắt và kết án tử hình tại Pakistan. Tuy nhiên, về sau bản án bị giảm xuống chung thân, trái với mong muốn của Mỹ và Ấn Độ.[2]
Hành khách
[sửa | sửa mã nguồn]Tổng cộng có 381 hành khách và phi hành đoàn trên Pan Am 73 là công dân của 14 quốc gia khác nhau. Các công dân của Ấn Độ đại diện cho khoảng 26% số người trên chuyến bay, và 28% trong số đó đã thiệt mạng.
Các quốc gia
[sửa | sửa mã nguồn]Các quốc gia | Hành khách | Phi hành đoàn | Tổng | Nạn nhân |
---|---|---|---|---|
Algérie | 4 | 0 | 4 | 0 |
Bỉ | 2 | 0 | 2 | 0 |
Canada | 30 | 0 | 30 | 0 |
Đan Mạch | 8 | 0 | 8 | 2 |
Pháp | 4 | 1 | 5 | 0 |
Đức | 81 | 3 | 84 | 0 |
Ấn Độ | 91 | 8 | 99 | 12 |
Ireland | 5 | 0 | 5 | 4 |
Ý | 27 | 0 | 27 | 7 |
México | 8 | 0 | 8 | 2 |
Pakistan | 44 | 0 | 44 | 3 |
Thụy Điển | 2 | 0 | 2 | 0 |
Anh Quốc | 15 | 4 | 19 | 11 |
Hoa Kỳ | 44 | 0 | 44 | 2 |
Tổng | 365 | 16 | 381 | 43 |
Trong văn hóa thịnh hành
[sửa | sửa mã nguồn]Bộ phim Neerja được phát hành vào năm 2016 mô tả vụ cướp và hành động của tất cả các tiếp viên trên máy bay. Neerja Bhanot là tiếp viên trưởng và là người được nhận giải thưởng cao quý nhất của Ấn Độ, Ashoka Chakra. Bà cũng đã nhận được giải thưởng Hoa Kỳ đặc biệt về Sự can đảm và Tamgha-e-Insaaniyat của Pakistan.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ http://www.asiantribune.com/news/2010/01/16/pan-am-flight-73-alleged-hijacker-%E2%80%98killed%E2%80%99-drone-attack-pakistan
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2015.