Connexin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Connexin
Connexin-26 dạng dodekamer. Thể liên kết được tạo bởi 12 protein connexin riêng biệt, mỗi tế bào mang 6 protein. Mỗi protein lộn đi lộn lại màng tế bào 4 lần.
Danh pháp
Ký hiệu Connexin
Pfam PF00029
InterPro IPR013092
PROSITE PDOC00341
TCDB 1.A.24
OPM family 194
OPM protein 2zw3

Connexin, còn được gọi là protein liên kết khe, là một họ protein cấu trúc xuyên màng tạo liên kết khe ở động vật có xương sống (một họ protein hoàn toàn khác là innexin hay panexin [1] tạo thành liên kết khe ở động vật không xương sống).[2] Mỗi liên kết khe được tạo thành từ 2 bán kênh là 2 connexon (đơn vị liên kết), mỗi connexon tạo thành từ 6 phân tử connexin. Liên kết khe có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh lý, chẳng hạn như quá trình khử cực của cơ tim và sự phát triển bình thường của phôi. Vì lý do này, các đột biến gen chịu trách nhiệm mã hóa liên kết khe sẽ dẫn đến những bất thường trong chức năng và sự phát triển của cơ thể.

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Một thể liên kết ở trạng thái mở, được tạo thành từ sáu connexin.

Connexin là các protein xuyên màng lộn đi lộn lại 4 lần với đầu tận cùng C và N ở bào tương, một vòng (loop) ở tế bào chất (CL) và hai vòng ở phần ngoại bào, (EL-1) và (EL-2). Họ gen Connexin rất đa dạng, với 21 dạng được xác định trong bộ gen người (đã giải trình tự) và 20 dạng ở chuột. Connexin nặng từ 26 đến 60 kDa và có chiều dài trung bình 380 amino acid.

Cấu trúc connexon và connexin

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Pelegrin P, Surprenant A (2006). “Pannexin-1 mediates large pore formation and interleukin-1beta release by the ATP-gated P2X7 receptor”. EMBO J. 25 (21): 5071–82. doi:10.1038/sj.emboj.7601378. PMC 1630421. PMID 17036048.
  2. ^ Lodish, Harvey F.; Arnold Berk, Paul Matsudaira, Chris A. Kaiser, Monty Krieger, Mathew P. Scott, S. Lawrence Zipursky, James Darnell (2004). Molecular Cell Biology (ấn bản 5). New York: W.H. Freeman and Company. tr. 230-1. ISBN 0-7167-4366-3.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]