Chromi(II) fluoride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Crom(II) florua)
Chromi(II) fluoride
Cấu trúc của Chromi(II) fluoride giống rutil
Tên khácChromi đifluoride
Chromiơ fluoride
Nhận dạng
Số CAS10049-10-2
PubChem66229
Số EINECS233-168-0
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
ChemSpider59614
UNII53XZY98IXY
Thuộc tính
Công thức phân tửCrF2
Khối lượng mol89,9948 g/mol
Bề ngoàitinh thể màu lục lam[1]
hút ẩm, chuyển thành Cr2O3 khi đun nóng trong không khí[1]
Khối lượng riêng3,79 g/cm³[1]
Điểm nóng chảy 894 °C (1.167 K; 1.641 °F)[1]
Điểm sôi> 1.300 °C (1.570 K; 2.370 °F)[1]
Độ hòa tan trong nước76,7 mg/100 mL
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểmonoclinic[1]
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-8,645 kJ/g (rắn)
Các nguy hiểm
Phân loại của EUCó hại Xn Ăn mòn C
Chỉ dẫn RR20/21/22, R31, R34
Chỉ dẫn SS25, S26, Bản mẫu:S27/28, S36/37/39, S45
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Chromi(II) fluoride là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học CrF2. Nó tồn tại dưới dạng một chất rắn màu lục lam. Chromi(II) fluoride ít hòa tan trong nước, gần như không hòa tan trong rượu, và hòa tan trong acid chlorhydric đun sôi, nhưng không phản ứng với acid sunfuric hoặc acid nitric đặc nóng. Giống như các hợp chất Chromi khác, Chromi(II) fluoride dễ dàng bị oxy hóa thành Chromi(III) oxide trong không khí.[2]

Điều chế và cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Hợp chất được điều chế bằng cách thổi hydro fluoride qua Chromi(II) chloride. Phản ứng sẽ tiến hành ở nhiệt độ phòng nhưng thường được làm nóng đến 100–200 °C (212–392 °F; 373–473 K) để đảm bảo hoàn thành phản ứng:[3]

CrCl2 + 2HF → CrF2 + 2HCl

Giống nhiều đifluoride khác, CrF2 có cấu trúc giống như rutil với hình học phân tử bát diện vây quanh Cr(II) và hình học ba chiều ở F. Hai trong số sáu liên kết Cr–F dài 2,43 Å, và bốn liên kết còn lại ngắn cỡ 2,00 Å.[4]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f Perry, Dale L. (2011). Handbook of Inorganic Compounds, Second Edition. Boca Raton, Fluorida: CRC Press. tr. 120. ISBN 978-1-43981462-8. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2014.
  2. ^ Merck Index, 14 ed. entry 2245.
  3. ^ Riley, edited by Georg Brauer; translated by Scripta Technica, Inc. Translation editor Reed F. (1963). Handbook of preparative inorganic chemistry. Volume 1 (ấn bản 2). New York, N.Y.: Academic Press. tr. 256. ISBN 978-0121266011.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Jack, K. H.; Maitland, R. "Crystal structures and interatomic bonding of chromous and chromic fluorides" Proceedings of the Chemical Society, London (1957), 232. doi:10.1039/PS9570000217

Bản mẫu:Hợp chất Chromi