Cuộc chinh phạt Chōshū lần thứ nhất
Cuộc chinh phạt Chōshū lần thứ nhất 第一次長州征討 | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Xung đột thời Bakumatsu | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Mạc phủ Tokugawa Phiên Aizu Phiên Satsuma |
Phiên Chōshū Lực lượng rōnin phe Tôn hoàng nhương di | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Tokugawa Yoshikatsu | Mōri Takachika | ||||||
Lực lượng | |||||||
Khoảng 15 nghìn | Không rõ | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
Không | Án tử hình cho những kẻ dấy loạn chịu trách nhiệm gây ra sự biến Cấm môn |
Cuộc chinh phạt Chōshū lần thứ nhất (tiếng Nhật: 第一次長州征討, chuyển tự Đệ nhất thứ Trường Châu chinh thảo) là một cuộc viễn chinh quân sự của Mạc phủ Tokugawa nhằm thảo phạt phiên Chōshū để trả thù cho vụ tấn công vào Hoàng cung ở Kyoto của Chōshū trong sự biến Cấm môn.
Bối cảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Đợt thảo phạt Chōshū lần thứ nhất được Mạc phủ phát động vào ngày 1 tháng 9 năm 1864.[1]
Cuộc xung đột cuối cùng dẫn đến một sự thỏa hiệp thông qua trung gian của phiên Satsuma vào cuối năm 1864.[1] Mặc dù Satsuma lúc đầu định chớp thời cơ làm suy yếu kẻ thù truyền thống Chōshū, nhưng họ nhanh chóng nhận ra rằng ý định của Mạc phủ trước tiên là vô hiệu hóa Chōshū, rồi sau đó chuyển hướng sang đánh dẹp Satsuma. Vì lý do này, Saigō Takamori, một trong những chỉ huy quân Mạc phủ, đã đề xuất tránh giao chiến và thay vào đó buộc các nhà lãnh đạo phải đứng ra chịu trách nhiệm cho cuộc nổi loạn. Chōshū cảm thấy nhẹ nhõm khi chấp nhận điều kiện này, cũng như quân Mạc phủ, chẳng mấy ai quan tâm nhiều đến trận chiến. Do đó, kết thúc cuộc chinh phạt Chōshū thứ nhất mà không cần chiến đấu, như một chiến thắng trên danh nghĩa cho Mạc phủ.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b French policy in Japan during the closing years of the Tokugawa regime by Meron Medzini, p.85
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Vĩnh Sính, Nhật Bản cận đại, Nhà xuất bản. Lao Động, 2014.
- Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên), Lịch sử Nhật Bản, Nhà xuất bản. Thế giới, Hà Nội, 2012
- Jansen, Marius B. (2000). The Making of Modern Japan. Cambridge: Harvard University Press. ISBN 9780674003347; OCLC 44090600
- Totman, Conrad. (1980). The Collapse of the Tokugawa Bakufu, 1862–1868. Honolulu: University of Hawaii Press. OCLC 5495030