Cua biển

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ghẹ, một loài cua biển

Cua biển hay Cua bể là tên gọi chỉ chung cho tất cả các loài cua sống ở môi trường biển hoặc các vùng, vịnh ven biển. Tên tiếng Việt gọi là còn gọi là cua sú, cua xanh, cua bùn...

Cua biển bao gồm:

Việt Nam phổ biến có hai loài Scylla paramamosain (cua sen) và loài Scylla olivacea (cua lửa)

Giá trị[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài cua biển được đánh giá cao về thành phần dinh dưỡng, với nhiều loài có giá trị thương mại toàn cầu. Thành phần dinh dưỡng trong cua biển rất phong phú, hàm lượng protein cao hơn nhiều so với thịt heo hay cá. Ngoài ra calci, phosphor, sắt và các vitamin A, B1, B2, C… cũng chiếm ở mức cao. Cua biển còn chứa một lượng lớn calcium, magnesium và axít béo omega 3, rất tốt cho tim, mạch.

Một số nghiên cứu dinh dưỡng còn ghi nhận cua giúp làm giảm cholesterol xấu và triglycerides trong máu. Thịt cua có vị ngọt, mặn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết, tán ứ, giảm đau, bổ xương tuỷ nên rất tốt cho cơ thể đang phát triển ở trẻ nhỏ và tình trạng suy yếu ở người cao tuổi. Tuy nhiên vì cua có chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp với người cao huyết áp và bị gout. Những người bị cảm gió, sốt, mắc bệnh dạ dày, tiêu chảy cũng không nên ăn.