Cyclizine

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cyclizine
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiMarezine, Valoid, Nausicalm, tên khác
AHFS/Drugs.comThông tin thuốc cho người dùng
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: A
  • US: B (Không rủi ro trong các nghiên cứu không trên người)
Dược đồ sử dụngqua miệng, IM, IV
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Chuyển hóa dược phẩmN-demethylated thành norcyclizine bất hoạt [1]
Chu kỳ bán rã sinh học20 giờ
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.001.314
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC18H22N2
Khối lượng phân tử266.381 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
  (kiểm chứng)

Cyclizine, được bán dưới một số tên nhãn hiệu, là một loại thuốc dùng để điều trị và ngăn ngừa buồn nôn, nônchóng mặt do say tàu xe hoặc hoa mắt.[2] Chúng cũng có thể được sử dụng cho buồn nôn sau khi gây mê toàn thân hoặc cùng triệu chứng phát triển từ việc sử dụng opioid.[2][3] Chúng được đưa vào cơ thể qua đường miệng, trong trực tràng, hoặc tiêm vào tĩnh mạch.[3][4]

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn ngủ, khô miệng, táo bón và khó khăn với thị lực.[5] Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn bao gồm huyết áp thấpbí tiểu.[5] Thuốc thường không được khuyến cáo ở trẻ nhỏ hoặc những người bị bệnh tăng nhãn áp.[2][6] Cyclizine có vẻ an toàn trong thai kỳ nhưng chưa được nghiên cứu kỹ.[7] Thuốc này thuộc họ thuốc kháng cholinergickháng histamin.[3][6]

Cyclizine được phát hiện vào năm 1947.[8] Nó nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[4] Tại Hoa Kỳ nó có sẵn trên quầy.[6] Ở Vương quốc Anh, 100 viên thuốc có giá khoảng 11,26 bảng.[9] Chúng đôi khi được sử dụng cho trạng thái "hưng phấn" mà chúng có thể tạo ra.[2]

Tổng hợp[sửa | sửa mã nguồn]

Cyclizine có thể được điều chế bằng cách methyl hóa Eschweiler-Clarke phân tử diphenylmethylpiperazine hoặc bằng phản ứng của benzhydryl bromide với 1-methylpiperazin trong môi trường axetonitril để tạo thành muối hydrobromide của thuốc.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “DrugBank: Cyclizine. Pharmacology: metabolism”. DrugBank Database. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ a b c d “Cyclizine 50mg Tablets - Summary of Product Characteristics (SPC) - (eMC)”. www.medicines.org.uk. ngày 27 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ a b c Feldman, Mark; Friedman, Lawrence S.; Brandt, Lawrence J. (2015). Sleisenger and Fordtran's Gastrointestinal and Liver Disease: Pathophysiology, Diagnosis, Management (bằng tiếng Anh). Elsevier Health Sciences. tr. 218. ISBN 9781455749898. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ a b “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ a b “Cyclizine Side Effects in Detail - Drugs.com”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ a b c “Cyclizine: Indications, Side Effects, Warnings - Drugs.com”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ “Cyclizine Use During Pregnancy | Drugs.com”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ Williams, Peter (2010). The story of the Wellcome Trust: unlocking Sir Henry's legacy to medical research. Hindringham: JJG. tr. 14. ISBN 9781899163922. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
  9. ^ British national formulary: BNF 69 (ấn bản 69). British Medical Association. 2015. tr. 272. ISBN 9780857111562.