Dương Khai Tuệ
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. |
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
Dương Khai Tuệ | |
---|---|
Sinh | Khai Tuệ, Trường Sa, Hồ Nam, Nhà Thanh | 6 tháng 11 năm 1901
Mất | 14 tháng 11 năm 1930 Trường Sa, Hồ Nam, Hồ Nam, Trung Quốc | (29 tuổi)
Phối ngẫu | Mao Trạch Đông (cưới 1920–1930) |
Con cái | Mao Ngạn Anh (1922–1950) Mao Ngạn Thanh (1923–2007) Mao Ngạn Long (1927–1931) |
Dương Khai Tuệ (giản thể: 杨开慧; phồn thể: 楊開慧); biểu tự Vân Cẩm (giản thể: 云锦; phồn thể: 雲錦; bính âm: Yúnjǐn); 6 tháng 11 năm 1901 – 14 tháng 11 năm 1930) là vợ thứ hai của Mao Trạch Đông, người mà ông kết hôn năm 1920. Bà có ba người con với Mao Trạch Đông: Mao Ngạn Anh, Mao Ngạn Thanh và Mao Ngạn Long. Cha cô là Dương Xương Tế.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Đoạn này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. |
Dương Khai Tuệ sinh ngày 6 tháng 11 năm 1901 tại Bản Thương, Trường Sa, Hồ Nam.[1] Năm 1921, cô gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo. Hai người quen nhau và tiến đến hôn nhân.
Ngày 24 tháng 10 năm 1922, Dương Khai Tuệ sinh con trai đầu là Mao Ngạn Anh, năm sau sinh con trai thứ hai là Mao Ngạn Thanh, tiếp đó là con thứ ba Mao Ngạn Long.
Năm 1927, lần hợp tác đầu tiên giữa Trung Quốc Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc thất bại, xảy ra cuộc vận động nổi dậy của nông dân Hồ Nam.
Sau khi cách mạng thất bại, Trung Quốc Quốc dân Đảng thực hiện khủng bố trắng nhưng Dương Khai Tuệ vẫn ôm con trở về Bản Thương tiếp tục đấu tranh. Dù bị mất liên lạc với tổ chức cấp trên, cô vẫn tham gia và lãnh đạo đấu tranh vũ trang ở Trường Sa, Bình Giang suốt 3 năm.
Tháng 10 năm 1930, Dương Khai Tuệ bị bắt, bị đưa về "đội diệt cộng" của bộ tư lệnh cảnh sát Trường Sa của Trung Quốc Quốc dân Đảng.
Ngày 14 tháng 11 năm 1930, Dương Khai Tuệ bị xử tử ở núi Thức Tự, Lưu Dương.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Pantsov & Levine 2012, tr. 56.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Chang, Jung; Halliday, Jon (2005). Mao: The Unknown Story. London: Jonathan Cape. ISBN 978-0-224-07126-0.
- Feigon, Lee (2002). Mao: A Reinterpretation. Chicago: Ivan R. Dee. ISBN 978-1-56663-458-8.
- Hollingworth, Clare (1985). Mao and the Men Against Him. London: Jonathan Cape. ISBN 978-0224017602.
- Pantsov, Alexander V.; Levine, Steven I. (2012). Mao: The Real Story. New York and London: Simon & Schuster. ISBN 978-1-4516-5447-9.
- Terrill, Ross (1980). Mao: A Biography. New York City: Simon and Schuster. ISBN 978-0-06-014243-8.
- Schram, Stuart (1966). Mao Tse-Tung. London: Simon & Schuster. ISBN 978-0-14-020840-5.
- Snow, Edgar (1961) [1937]. Red Star Over China. New York City.
- Verity Wilson, "Dressing for Leadership in China: Wives and Husbands in an Age of Revolutions (1911-1976)", Gender & History, vol. 14, no. 3 (November 2002), pp. 608–628