Dương xỉ lưỡi rắn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chi Dương xỉ lưỡi rắn (Ophioglossum)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Pteridophyta
Lớp (class)Psilotopsida
Bộ (ordo)Ophioglossales
Họ (familia)Ophioglossaceae
Chi (genus)Ophioglossum
L. 1753
Loài

Dương xỉ lưỡi rắn là một chi của ngành Dương xỉ, có danh pháp khoa họcOphioglossum, gồm khoảng 30 loài dương xỉ đã biết thuộc họ Dương xỉ lưỡi rắn (Ophioglossaceae) trong bộ Lưỡi rắn (Ophioglossales).[1] Tên chi "Ophioglossum" xuất phát từ tiếng Hy Lạp gồm từ "ophis" nghĩa là con rắn và từ "glossa" nghĩa là cái lưỡi, mô tả phần ngọn cây (tức thể bào tử còn non) giống như lưỡi của con rắn.[2] Chi này được chú ý vì các loài trực thuộc có số lượng nhiễm sắc thể lớn nhất trong giới thực vật được biết đến hiện nay và có ý nghĩa trong nghiên cứu hình thành loài theo con đường đa bội hoá. Các loài thuộc chi này phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.[3]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài thuộc chi Dương xỉ lưỡi rắn này đều là cây trên cạn. Rễ không phân nhánh, màu trắng ngà hoặc xẫm, đường kính rễ khoảng 1 mm. Thân cây thẳng đứng, ở dạng thân phức (caudex), dày tới 1,6 cm. Quả bào tử (sporophore) thường có một ở mỗi lá, dạng đơn. Các cụm túi bào tử thường tồn tại thành hai hàng. Bào tử màu trắng ngà hoặc nâu.[2]

Bộ nhiễm sắc thể và tiến hoá[sửa | sửa mã nguồn]

Dương xỉ lưỡi rắn (Ophioglossum) có số lượng nhiễm sắc thể rất cao so với nhiều loài thực vật: từ 120 đến 720 nhiễm sắc thể, đều là các thể đa bội (bội số của 120) do đa bội hoá. Trong nghiên cứu về phân bào ở Dương xỉ lưỡi rắn, đã phát hiện một tế bào đại bào tử (mẹ) có đến 1260 nhiễm sắc thể,[4] gồm 630 cặp ở mỗi tế bào.[5]

Số n = 120 được coi là neobasic, từ đó loài tổ tiên của dương xỉ lưỡi rắn đã phát sinh ra nhiều loài mới qua con đường tự đa bội hoá.[6] Cũng có ý kiến cho rằng Dương xỉ lưỡi rắn (Ophioglossum) đại diện cho một hướng tiến hóa theo ngõ cụt, bằng phương thức đa bội hoá lặp đi lặp lại, nên có thể bị tuyệt chủng trong tương lai gần.[7]

Danh sách loài (chọn lọc)[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đây là các loài thường gặp:[3]

Nguồn trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Classification for Kingdom Plantae Down to Genus Ophioglossum L.”.
  2. ^ a b Warren H. Wagner Jr. & Florence S. Wagner. “Ophioglossum Linnaeus, Sp. Pl. 2: 1062. 1753; Gen. Pl. ed. 5, 484, 1754”.
  3. ^ a b Michael Hassler & Brian Swale. “Family Ophioglossaceae, genus Ophioglossum”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  4. ^ Vladimir A Lukhtanov. “The blue butterfly Polyommatus (Plebicula) atlanticus (Lepidoptera, Lycaenidae) holds the record of the highest number of chromosomes in the non-polyploid eukaryotic organisms”.
  5. ^ “Largest Chromosome number of Ophioglossum”.
  6. ^ Campbell và cộng sự: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.
  7. ^ SHARDA KHANDELWAL (2008). “Chromosome evolution in the genus Ophioglossum L.”.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]