Dịch Hanh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dịch Hanh
奕亨
Bối lặc nhà Thanh
Thông tin chung
Sinh(1783-09-26)26 tháng 9, 1783
Mất17 tháng 7, 1832(1832-07-17) (48 tuổi)
Tước hiệuĐa La Bối lặc
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụHòa Khác Quận vương Miên Tuần
Thân mẫuTrắc Phúc tấn Kim Giai thị

Dịch Hanh (tiếng Trung: 奕亨; 26 tháng 9 năm 178317 tháng 7 năm 1832) là một tông thất của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Dịch Hanh sinh vào giờ Dần, ngày 1 tháng 9 (âm lịch) năm Càn Long thứ 48 (1783), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ ba của Hòa Khác Quận vương Miên Tuần, mẹ ông là Trắc Phúc tấn Kim Giai thị (金佳氏). Năm Gia Khánh thứ 7 (1802), tháng 11, ông được phong làm Nhất đẳng Phụ quốc Tướng quân (頭等輔國將軍),[1] nhậm Đầu đẳng Thị vệ. Năm thứ 22 (1817), tháng 7, phụ thân ông qua đời, ông được tập tước Hòa Thân vương đời thứ 5, nhưng Hòa vương phủ không phải thừa kế võng thế, nên ông chỉ được phong làm Bối lặc.[2][3] Năm Đạo Quang thứ 12 (1832), ngày 20 tháng 6 (âm lịch), giờ Ngọ, ông qua đời, thọ 50 tuổi.[4]

Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]

Thê thiếp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đích Phu nhân: Qua Nhĩ Giai thị (瓜爾佳氏), con gái của Tổng đốc Dụ Đức (裕德).
  • Trắc thất:
    • Vương thị (王氏), con gái của Vương Hồng (王洪).
    • Khang thị (康氏), con gái của Khang Ngọc Thành (康玉成).
  • Thứ thiếp:
    • Quan thị (關氏), con gái của Quan Khánh (關慶).
    • Khương thị (姜氏), con gái của Kỳ Khố Bố (奇庫布).

Con trai[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Tái Định (載定; 1811 – 1816), mẹ là Thứ thiếp Quan thị, chết yểu.
  2. Tái Ngọc (載鈺; 1821 – 1827), mẹ là Trắc thất Vương thị, chết yểu.
  3. Tái Tú (載秀; 1821 – 1823), mẹ là Trắc thất Khang thị, chết yểu.
  4. Tái Dung (載容; 1824 – 1881), mẹ là Trắc thất Khang thị. Năm 1832 được tập tước Hòa Thân vương và được phong Bối tử.[3] Có 11 con trai.
  5. Tái Sùng (載崇; 1826 – 1876), mẹ là Trắc thất Khang thị, được phong làm Nhất đẳng Phụ quốc Tướng quân (一等輔國將軍)[2] kiêm Tán trật đại thần. Có 4 con trai.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Vũ Nhu (2004), tr. 420.
  2. ^ a b Khải Công (2022), tr. 27.
  3. ^ a b Ban biên soạn (2002), tr. 8656.
  4. ^ Ngọc điệp, tr. 203, Quyển 1, Giáp 1.

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ban biên soạn (2002). 中华全二十六史 [26 bộ lịch Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Hoa kiều Trung Quốc. ISBN 9787801206466.
  • Khải Công, 啟功 (ngày 14 tháng 1 năm 2022). 啟功口述歷史 [Lịch sử truyền miệng của Khải Công] (bằng tiếng Trung). Hồng Kông: Trung Hoa thư cục. ISBN 9789624592436.
  • Vũ Nhu, 雨柔 (2004). 中国散文精选 [Văn xuôi Trung Quốc chọn lọc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang. ISBN 9787533919856.
  • Ngọc điệp. “Ái Tân Giác La Tông phổ”.