Dịch vụ giúp việc
![]() | Bài viết này cần thêm liên kết tới các bài bách khoa khác để trở thành một phần của bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia. (tháng 11/2021) |
Dịch vụ giúp việc nhà, dịch vụ dọn dẹp, giúp việc chung cư, dọn nhà theo giờ hay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ là những công việc giúp chủ nhà các công việc như dọn dẹp nhà cửa, giặt ủi, nấu ăn, đi chợ cho đến những công việc trông trẻ, trông nom người cao tuổi hay chăm sóc người bệnh.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Từ thời kỳ trung cổ thuật ngữ giúp việc được sử dụng để chỉ những người nữ hầu. Cuộc đời họ làm việc cho địa chủ, quý tộc và không được phép kết hôn. Họ sẽ được cung cấp thức ăn, quần áo và ngủ tại nơi họ làm việc. Người giúp việc sẽ chịu trách nhiệm về tất cả những việc nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc người cao tuổi và trẻ em trong gia đình.

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tìm người giúp việc ở các hộ gia đình ngày càng tăng cao. Đây chính là nguyên nhân khiến dịch vụ giúp việc theo giờ hay theo tháng được phổ biến. Không chỉ với các gia đình thượng lưu mà cả những gia đình trung lưu cũng có nhu cầu. Dịch vụ giúp việc có thể làm toàn thời gian (ở lại nhà sống chung với gia chủ) hay làm bán thời gian (giúp việc nhà theo giờ) và công việc họ đảm nhiệm cũng phong phú và đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu của xã hội. Nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, đảm bảo quyền lợi của cả gia chủ và người giúp việc (với vai trò là người lao động), từ đó nhiều công ty cung cấp dịch vụ giúp việc trên khắp thế giới được ra đời.
Các yếu tố về kinh tế xã hội[sửa | sửa mã nguồn]
Ở Mỹ, Anh và Canada có hàng ngàn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giúp việc. Theo truyền thống từ xa xưa thì việc dọn dẹp nhà cửa được coi là vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Tuy nhiên ngày nay những người phụ nữ hiện đại tham gia vào các công việc quan trọng hơn và có thu nhập cao. Họ gặp áp lực về thời gian chăm sóc gia đình, con cái vì vậy việc trả tiền cho một dịch vụ giúp việc theo giờ là giải pháp hợp lý dành cho họ.
Thụy Điển[sửa | sửa mã nguồn]
Ở Thụy Điển người dân được chính phủ hỗ trợ trả tiền thuê người giúp việc nhà[1]. Tại đây những người giúp việc được trợ cấp thuế từ năm 2011 đến 2017 trung bình kiếm được nhiều hơn 1.300 kronor (136 USD) một tháng so với những người khác có cùng hoàn cảnh (bao gồm thời gian sinh sống tại Thụy Điển, trình độ học vấn, thu nhập, giới tính, tuổi tác và nơi sinh)
Brazil[sửa | sửa mã nguồn]
Brazil là quốc gia có số lượng lao động giúp việc gia đình cao nhất thế giới với 6 triệu người và hơn 90% là phụ nữ làm nghề giúp việc. Brazil cũng ban hành luật mới: Giới hạn lao động giúp việc gia đình ở mức 44 giờ một tuần và một số quyền cơ bản như một ngày làm việc tám giờ, quyền được hưởng mức lương tối thiểu, nghỉ trưa, an sinh xã hội và trợ cấp thôi việc.[2]
Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Tại Việt Nam nghề giúp việc nhà được đưa vào đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng với mục tiêu: Đào tạo người lao động có năng lực làm việc độc lập, biết sử dụng thiết bị vệ sinh hiện đại; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và có sức khỏe để làm việc trong lĩnh vực dịch vụ chăm sóc gia đình chuyên nghiệp. Đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường giúp việc nước hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đi du học hoặc xuất khẩu lao động ở nước ngoài. [3]
Ngày 14 tháng 12, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 145/2020 / NĐ-CP[4] của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Trong đó có quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 161 của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình, bao gồm các điều, khoản sau đây: Quản lý lao động; Hợp đồng lao động; cho thuê lại lao động; Tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; Tiền lương; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; Lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới; Lao động là người giúp việc gia đình; Giải quyết tranh chấp lao động.[5]
Người giúp việc và người sử dụng dịch vụ giúp việc tại Việt Nam cũng được bảo vệ với nhiều quyền lợi với các gói "Bồi thường cho người lao động" và "Bảo hiểm trách nhiệm cộng đồng" [6][7]
Bên cạnh đó, một số cá nhân và tổ chức đã thực hiện các chiến dịch nhằm xóa bỏ định kiến đối với nghề giúp việc nhà tại Việt Nam.[8]
Hồng Kông[sửa | sửa mã nguồn]
Ở Hồng Kông họ thường thuê người giúp việc nhà đến từ nước ngoài chủ yếu từ Philippines và Indonesia, chiếm khoảng 5% dân số trong đó 98,5% là phụ nữ. Họ thực hiện các công việc gia đình như nấu ăn, rửa chén, dọn dẹp nhà cửa, chăm nom người già, người bệnh và trông trẻ. [9]
Vào ngày 9 tháng 5 năm 2021, chính phủ Hồng Kông yêu cầu tất cả người giúp việc gia đình phải được tiêm phòng trước khi gia hạn hợp đồng. Chính sách này nhằm đối phó với sự xuất hiện các biến thể mới của virus corona.[10]
Kenya[sửa | sửa mã nguồn]
Ở Kenya, những người tham gia vào thị trường giúp việc gia đình hầu hết tất cả đều là nữ và được gọi là 'housegirls - nội trợ'. Người giúp việc gia đình ở Kenya thường là người từ các làng quê nghèo ở biên giới Uganda.[11]
Nam Phi[sửa | sửa mã nguồn]
Số lượng người giúp việc gia đình chiếm khoảng 6% tổng lực lượng lao động ở Nam Phi chủ yếu là phụ nữ Phi da đen.[12] Năm 2013, Nam Phi đã phê chuẩn Công ước thứ 189 của ILO về Lao động giúp việc gia đình, công nhận công việc giúp việc gia đình là một nghề và công việc này phải thông qua hợp đồng lao động, được hưởng mức lương tối thiểu, bảo trợ xã hội, được nghỉ ngơi hàng ngày hàng tuần (ít nhất 24 giờ), an toàn tại nơi làm việc và quyền giao tiếp với tổ chức cũng như xã hội.[13]
Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]
Ở Trung Quốc, những người giúp việc có bằng đại học thì mức lương có thể lên đến 35.000 một tháng (Khoảng 127 triệu đồng). Họ không chỉ thực hiện những công việc như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa mà còn kiêm luôn gia sư dạy trẻ.[14]
Philippines[sửa | sửa mã nguồn]
Hiện nay các gia đình thượng lưu và trung lưu ở Philippines phải thuê ít nhất một người giúp việc nhà hay người trông trẻ (katulong / kasambahay / yaya) để chăm sóc người già, người bệnh và trẻ em trong gia đình. Hầu hết những người chăm sóc trẻ và người giúp việc (katulong / kasambahay / yaya) sẽ sống cùng trong ngôi nhà của gia chủ và họ thường chỉ có một ngày nghỉ mỗi tháng. Từ đó việc sống chung với gia đình gia chủ đã ảnh hưởng đến kiến trúc của một số ngôi nhà hoặc căn hộ chung cư. Họ thường dành riêng một căn phòng nhỏ thường là gần nhà bếp, khu vực giặt là để làm nơi ở cho người giúp việc ở lại.
Hầu hết người giúp việc ở Philippines nhận mức lương thấp hơn vì họ được thuê không chính thức hoặc tiền lương không được trả đúng như theo thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng dịch vụ giúp việc của họ và gia chủ. Những việc này đã thấm sâu vào tiềm thức của người giúp việc và sau này khi được xuất khẩu lao động ra các nước như Mỹ, Canada, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út và các nước khác ở Trung Đông thì họ vẫn giữ suy nghĩ, văn hóa giúp việc gia đình ở Philippines.
Mexico[sửa | sửa mã nguồn]
Vào cuối tháng 8 năm 2015 một tổ chức lao động ở Mexico được thành lập có tên là Sinactraho (Liên minh Lao động Giúp việc Gia đình) với mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người giúp việc nhà và giúp họ có cuộc sống tốt hơn.[15]
Singapore[sửa | sửa mã nguồn]
Theo thông tin từ Bộ Nhân lực Singapore (MOM), cho thấy vào tháng 6 năm 2019, có khoảng 255.800 lao động tham gia vào thị trường dịch vụ giúp việc gia đình là người nước ngoài (FDW) tại Singapore, gần 20% hộ gia đình có người giúp việc gia đình.[16] Nhu cầu về lao động giúp việc đi đình nước ngoài xuất phát từ mong muốn của chính phủ Singapore nhằm sử dụng phụ nữ địa phương vào lực lượng lao động chính. Kể từ năm 2019, MOM yêu cầu người sử dụng lao động của FDW phải mua cho họ bảo hiểm y tế với mức bảo hiểm tối thiểu là 15.000 đô la Singapore mỗi năm.[17]
Ả Rập Xê Út[sửa | sửa mã nguồn]
Sân bay Riyadh của Ả Rập Xê-út đã ra mắt một dịch vụ Tawsalak giúp đưa các nữ lao động giúp việc gia đình từ nước ngoài đến thẳng nhà người sử dụng lao động.[18] Vào năm 2014 Ả Rập Xê-út đã ký thỏa thuận với Indonesia nhằm đảm bảo quyền lợi người giúp việc đến từ Indonesia. Người giúp việc nhà sẽ không bị tước hộ chiếu, không bị cản trở giao tiếp với mọi người bên ngoài và đảm bảo trả lương hàng tháng.[19]
Theo một báo cáo năm 2008 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), Bộ Lao động Ả Rập Xê Út đã cung cấp số liệu chính thức về 1,2 triệu lao động gia đình bao gồm lao động giúp việc gia đình, lái xe và làm vườn. Báo cáo cho biết ngành dịch vụ giúp việc nhà tại Ả Rập Xê Út sử dụng gần 1,5 triệu lao động nữ giúp việc nhà từ Indonesia , Sri Lanka và Philippines. Lao động giúp việc nhà ước tính khoảng 600.000 người từ Indonesia, 275.000 người từ Sri Lanka và 200.000 người từ Philippines.[20]
Các dịch vụ được cung cấp[sửa | sửa mã nguồn]
Người giúp việc gia đình sẽ thực hiện những công việc như đi chợ, nấu ăn, rửa chén, dọn dẹp nhà cửa, giặt ủi quần áo, trông trẻ, chăm sóc người cao tuổi, trông nom người bệnh và chơi với thú cưng. Dịch vụ giúp việc cung cấp người giúp việc ở lại, người giúp việc theo giờ, theo gói hàng tuần, gói hàng tháng.
Trong lĩnh vực bất động sản, các nhà đầu tư và chủ nhà cần người tổng vệ sinh nhà cửa hay căn hộ sau khi người thuê đã dọn đi. Họ chỉ cần đặt dịch vụ giúp việc và những người giúp việc bán thời gian sẽ đến để xử lý, dọn dẹp các thứ còn lại trong căn nhà.
Lý do đặt dịch vụ[sửa | sửa mã nguồn]
Hiện nay dịch vụ giúp việc không phụ thuộc vào vị trí địa lý, địa vị xã hội mà được ảnh hưởng bởi thiếu thời gian cá nhân, thiếu kinh nghiệm vệ sinh và sử dụng các chất tẩy rửa. Các chủ nhà cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn bên gia đình thay vì dành thời gian để dọn dẹp.
Có nhiều lý do để các cá nhân hay tổ chức sử dụng dịch vụ giúp việc nhà. Họ luôn muốn ngôi nhà được dọn dẹp gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ và có thêm nhiều thời gian bên gia đình. Hơn nữa, các dịch vụ giúp việc nhà không chỉ cung cấp người dọn dẹp nhà cửa mà họ còn chuẩn bị đầy đủ dụng cụ làm sạch, chất tẩy rửa cần thiết. Những công ty cung cấp dịch vụ giúp việc còn có bảo hiểm cho khách hàng, chủ nhà khi người giúp việc làm hư hỏng hoặc lấy cắp tài sản của gia chủ.
Đối với dịch vụ giúp việc theo giờ (bán thời gian) gia chủ có thể chủ động về thời gian thuê người giúp việc và tiết kiệm chi phí hơn so với thuê người giúp việc toàn thời gian.
Có nhiều lý do để các cá nhân hay tổ chức sử dụng dịch vụ giúp việc nhà. Họ luôn muốn ngôi nhà được dọn dẹp gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ và có thêm nhiều thời gian bên gia đình. Hơn nữa, các dịch vụ giúp việc nhà không chỉ cung cấp người dọn dẹp nhà cửa mà họ còn chuẩn bị đầy đủ dụng cụ làm sạch, chất tẩy rửa cần thiết. Những công ty cung cấp dịch vụ giúp việc còn có bảo hiểm cho khách hàng, chủ nhà khi người giúp việc làm hư hỏng hoặc lấy cắp tài sản của gia chủ.
Đối với dịch vụ giúp việc theo giờ (bán thời gian) gia chủ có thể chủ động về thời gian thuê người giúp việc và tiết kiệm chi phí hơn so với thuê người giúp việc toàn thời gian
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Au pair
- Người giúp việc nhà
- Người hầu
- Người giúp việc gia đình nước ngoài tại Hồng Kông
- Quản gia (giúp việc gia đình)
- Bảo mẫu
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Nơi chính phủ trả tiền cho dân thuê người giúp việc nhà”. BBC News.
- ^ “New Brazil law supports domestic workers' rights”. BBC News.
- ^ “Lần đầu tiên nghề "giúp việc gia đình" được đào tạo ở trường Cao đẳng”. Dân Trí.
- ^ “Quy định về lao động là người giúp việc gia đình trong Bộ Luật lao động”. Sở Tư Pháp Tỉnh Thanh Hóa.
- ^ “Người giúp việc được pháp luật bảo vệ cùng nhiều quyền lợi”. Người Đưa Tin. 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
- ^ “Bảo hiểm trách nhiệm cộng đồng”. bTaskee. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
- ^ “Bảo hiểm bồi thường cho người lao động”. bTaskee. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
- ^ “Startup muốn thay đổi cách nhìn về nghề giúp việc”. vnexpress.
- ^ “After Another Nightmare Surfaces In Hong Kong's Domestic Worker Community, Will Anything Change?”. Forbes.
- ^ “Coronavirus: Hong Kong's foreign domestic workers will have to be vaccinated before contracts can be renewed”. South China Morning Post.
- ^ “The hidden lives of 'housegirls' in Kenya”. BBC News.
- ^ “Quarterly Labour Force Survey: Quarter 3” (PDF).
- ^ “Domestic Work and the Gig Economy in South Africa: Old wine in new bottles?”.
- ^ “Người giúp việc có bằng đại học với mức lương cao”. Vnexpress.
- ^ “Maids in Mexico: Defending the rights of domestic workers”. BBC News.
- ^ “Foreign workforce numbers”.
- ^ “The Big Read: As maids become a necessity for many families, festering societal issues could come to the fore”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021.
- ^ “Saudi airport offers maid transportation service”. BBC News.
- ^ “Saudi Arabia moves to protect rights of Indonesian maids”. BBC News.
- ^ “"As If I Am Not Human" Abuses against Asian Domestic Workers in Saudi Arabia” (PDF).