Da vẽ nổi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chứng da vẽ nổi
Minh họa da vẽ nổi.
Chuyên khoakhoa da liễu
ICD-10L50.3
ICD-9-CM708.3
OMIM125635
DiseasesDB12736
eMedicinederm/446

Da vẽ nổi (tiếng Anh: dermatographism,dermographism, dermatographic urticaria hay skin writing) là một rối loạn chức năng da thường gặp ở 2-5% dân số và là một trong những loại phổ biến nhất của mề đay,[1] da người bệnh bị nổi hằn lên và bị viêm khi vuốt ve, gãi, cọ xát, hoặc tát (mề đay vật lý).[2]

Triệu chứng[sửa | sửa mã nguồn]

Các triệu chứng xuất hiện bởi các tế bào mast ở bề mặt da tự sản xuất histamine mà không cần sự hiện diện của bất kỳ loại kháng nguyên nào, làm cho vùng da chịu ảnh hưởng bị sưng lên.

Dermatographia
Ảnh tự minh họa của da vẽ nổi

Do lớp màng bao bọc xung quanh tế bào mast bị yếu, do đó dễ dàng bị phá vỡ nhanh chóng dưới áp lực vật lý và gây ra một phản ứng dị ứng, thường có thể bị nhầm lẫn với một phản ứng dị ứng xảy ra do các kháng nguyên bên ngoài. Những mảng mề đay xuất hiện trong vòng vài phút, kèm theo cảm giác rát, và ngứa. Vùng da bị tác động kích thích trực tiếp (như cào hoặc trầy xước) sẽ nổi mề đay và có thể dẫn đến các vùng da khác trên cơ thể không bị kích thích cũng bị dị ứng, những triệu chứng này sẽ biến mất trong vòng 15-30 phút mà không cần điều trị, nhưng trong một số trường hợp, ngứa đỏ có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa học chưa giải thích được nguyên nhân gây nên chứng vẽ nổi da, bệnh có thể kéo dài nhiều năm và có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. 95% các trường hợp mãn tính không thể giải quyết triệt để được, đôi khi bệnh tự khỏi, đôi khi bị suốt đời. Đây không phải là một căn bệnh đe dọa cuộc sống và cũng không lây nhiễm.

Các triệu chứng có thể bị gây ra bởi stress, quần áo quá chật hoặc cọ xát, đồng hồ, mắt kính, hôn, nóng, lạnh.[3] Thường thì bệnh chỉ gây những phiền toái nhỏ, tuy nhiên có một vài trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.

Điều trị[sửa | sửa mã nguồn]

  • Có thể điều trị bằng thuốc kháng histamine, giúp ngăn chặn các histamine gây ra phản ứng dị ứng.[4][5]
  • Không tắm bằng nước nóng hoặc vòi sen có thể làm giảm các triệu chứng.
  • Châm cứuthảo dược của Trung Quốc từ lâu đã được dùng để điều trị mề đay ở châu Á.[6][7][8]

Dịch tễ học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tần suất: Chứng da vẽ nổi là dạng thường gặp nhất của mề đay vật lý, gặp ở 2-5% dân số, có thể xuất hiện cùng với các dạng mề đay khác. Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên khi mang thai (nhất là mang thai lần thứ hai), tiền mãn kinh, cơ địa dị ứng và bệnh nhân bị bệnh Behçet.
  • Chủng tộc: không thấy sự ưu thế về chủng tộc.
  • Giới: có nghiên cứu thấy trẻ em gái bị bệnh nhiều hơn so với trẻ trai.
  • Tuổi: gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, thường gặp nhất ở tuổi 20 và 30.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Jedele KB, Michels VV (1991). “Familial dermographism”. Am. J. Med. Genet. 39 (2): 201–3. doi:10.1002/ajmg.1320390216. PMID 2063925.[liên kết hỏng]
  2. ^ Kontou-Fili K, Borici-Mazi R, Kapp A, Matjevic LJ, Mitchel FB (1997). “Physical urticaria: classification and diagnostic guidelines. An EAACI position paper”. Allergy. 52 (5): 504–13. doi:10.1111/j.1398-9995.1997.tb02593.x. PMID 9201361.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Kaplan AP (1984). “Unusual cold-induced disorders: cold-dependent dermatographism and systemic cold urticaria”. J Allergy Clin Immunol. 73 (4): 453–6. doi:10.1016/0091-6749(84)90354-3. PMID 6200525.
  4. ^ Wozel G, Sahre EM, Barth J (1990). “[Effectiveness of combination treatment with H1-(Tavegyl) and H2-antagonists (Altramet) in chronic/chronically-recurrent urticaria]”. Dermatologische Monatschrift (bằng tiếng Đức). 176 (11): 653–9. PMID 2083605.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ Negro-Alvarez JM, Miralles-López JC (2001). “Chronic idiopathic urticaria treatment” ([liên kết hỏng]Scholar search). Allergologia et immunopathologia. 29 (4): 129–32. PMID 11674926.[liên kết hỏng]
  6. ^ Jianli Che (2006). “The Effect of Acupuncture on Serum IgE Level in Patients with Chronic Urticaria”. Journal of Traditional Chinese Medicine. 26 (3): 189–190. PMID 17078446.
  7. ^ Chung-Jen Chen MD, Hsin-Su Yu MD PhD (1998). “Acupuncture Treatment of Urticaria”. Archives of Dermatolology. 134 (11): 1397–1399. doi:10.1001/archderm.134.11.1397. PMID 9828874.
  8. ^ Benjamin Kligler, Roberta A. Lee (2004). Integrative medicine: principles for practice. 134. McGraw-Hill Professional. tr. 371–377. ISBN 9780071402392. Đã bỏ qua tham số không rõ |isbn-10= (trợ giúp)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]