Danh sách máy chơi trò chơi điện tử cầm tay

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Danh sách máy chơi trò chơi điện tử cầm tay này là danh sách các máy chơi trò chơi điện tử có thể cầm trên tay. Máy chơi trò chơi điện tử cầm tay là loại máy chơi trò chơi điện tử di động, tích hợp sẵn màn hình, nút điều khiển trò chơi cũng như các trò chơi chuyên dụng. Máy chơi trò chơi điện tử cầm tay không bao gồm PDA, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng; mặc dù những thiết bị đó thường có thêm khả năng chơi trò chơi, nhưng chủ yếu chúng không phải là máy chơi trò chơi điện tử chuyên dụng.

Đây không phải là một danh sách đầy đủ; ở đây chỉ liệt kê các máy chơi game cầm tay với bài viết Wikipedia của riêng từng cái và một nguồn xác minh phân loại máy chơi game cầm tay.

Máy Ảnh Ghi chú Phát hành Nhà sản xuất
Microvision
  • Máy chơi game cầm tay đầu tiên sử dụng các hộp băng có thể hoán đổi cho nhau[1]
  • Chỉ có khoảng 10-12 trò chơi.[2]
  • Băng có bộ xử lý riêng và các nút cần thiết để chơi trò chơi[2]
  • Chơi các trò chơi đơn sắc từ hộp băng ROM.[1]
  • Bị coi là thất bại về mặt thương mại nhưng lại là một thành công về mặt sáng tạo, mở đường cho thành công sau này của Game Boy.[2]
  • NA: Tháng 11 năm 1979[2]
Milton Bradley
Entex Select-A-Game
  • Bộ đôi nút gắn trên và dưới màn hình cho phép hai người có thể chơi trên cùng một máy.[3]
  • Chơi các trò chơi đơn sắc từ hộp băng ROM.[3]
  • Chỉ có khoảng 6 trò chơi.[3]
1981[3] Entex Industries
Entex Adventure Vision
  • Chứa CPU Intel 8048, băng có chip ROM 4k (2532 EPROM)
  • Chơi các trò chơi đơn sắc từ hộp băng ROM
  • Đặt trên mặt bàn thay vì cầm trên tay
  • Bán ra hơn 50,000 máy[4]
Entex Industries
Palmtex Portable Videogame System

Tên sau này là

Super Micro

  • Chỉ có 3 game[5]
  • Chơi các băng có lớp phủ sprite màu, sử dụng màn hình LCD đơn sắc ở phía trên lớp phủ để che/khám phá từng sprite trong khi chơi[5]
Palmtex
Máy Ảnh Ghi chú Phát hành Nhà sản xuất
Game Boy
  • Phiên bản nhỏ hơn có tên là Game Boy Pocket phát hành năm 1996
  • Phiên bản có đèn nền là Game Boy Light, phát hành độc quyền tại Nhật Bản năm 1998
  • Phiên bản có khả năng hiển thị trò chơi bằng màu sắc gọi là Game Boy Color, phát hành năm 1998; Color tương thích ngược với các trò chơi Game Boy không có màu, nhưng vẫn được coi là một phần của thế hệ thứ năm
  • Tất cả các phiên bản Game Boy cộng lại đã bán được 118,69 triệu máy[6]
  • JP: Ngày 21 tháng 4 năm 1989
  • NA: Ngày 31 tháng 7 năm 1989
  • EU: Ngày 28 tháng 9 năm 1990
Nintendo
Atari Lynx
  • Máy chơi trò chơi điện tử cầm tay đầu tiên có màn hình LCD màu
  • Chơi băng ROM
  • Atari Lynx II, phát hành năm 1991, là phiên bản nhỏ hơn và nhẹ hơn
  • Bán ra ít hơn 500.000 máy[7]
  • NA: Tháng 10 năm 1989
Atari
Sega Game Gear
  • Máy chơi game cầm tay đầu tiên của Sega được phát hành trên toàn thế giới
  • Tương tự như Master System, mặc dù máy không thể chơi các trò chơi Master System nếu không có phụ kiện Master System Converter
  • Chơi băng ROM
  • Bán được 11 triệu máy và được coi là thành công về mặt thương mại, mặc bị đối thủ cạnh tranh chính là Game Boy của Nintendo vượt mặt[7]
  • JP: Ngày 6 tháng 10 năm 1990[8]
  • NA: Ngày 26 tháng 4 năm 1991
  • EU: Ngày 26 tháng 4 năm 1991
Sega
TurboExpress
  • Phiên bản di động của máy chơi game gia đình TurboGrafx-16
  • Một số trò chơi cho phép chơi nhiều người bằng cách kết nối hai máy TurboExpress với cáp TurboLink
  • Chơi băng ROM
  • Có thể kết nối với TV bằng bộ dò TV TurboVision
  • Bán được 1,5 triệu máy[7]
  • JP: Ngày 16 tháng 11 năm 1990[9]
  • NA: Năm 1991[9]
NEC
Gamate 1990 Bit Corporation
Game Master
  • Máy có nhiều tên khác nhau ở các quốc gia khác nhau, như Systema 2000, Super Game, Game Tronic và Game Plus
  • Chơi các trò chơi đơn sắc từ hộp băng ROM
1990 Hartung
Supervision
  • Các bản phát hành ở các quốc gia khác nhau cũng có tên khác nhau, tương tự như Supervision
  • Màn hình có thể nghiêng so với điều khiển thông qua khớp kết nối linh hoạt
  • Chơi các trò chơi đơn sắc từ hộp băng ROM
  • Có thể kết nối với TV thông qua cáp liên kết
  • Đã phát hành phiên bản không có màn hình nghiêng
1992 Watara
Mega Duck
  • Còn gọi là Cougar Boy ở Nam Mỹ
  • Chơi các trò chơi đơn sắc từ hộp băng ROM
1993 Welback Holdings
Nomad
  • Phiên bản cầm tay của Sega Genesis
  • Phiên bản đầu tiên là nhằm để sử dụng trên máy bay Nhật Bản nên được đặt tên là Mega Jet
  • Chơi bằng hộp băng ROM
  • Bán được 1 triệu máy và là một thất bại thương mại[7]
  • JP: Tháng 10 năm 1995[7]
  • NA: Tháng 10 năm 1995[7]
Sega
Game.com
  • Có màn hình cảm ứng với bút cảm ứng đi kèm
  • Chơi các trò chơi đơn sắc từ hộp băng ROM
  • Có thể kết nối với modem14.4 kbit/s
  • Phiên bản nhỏ hơn gọi là Game.com Pocket Pro
  • Phiên bản rẻ hơn không có đèn trước gọi là Game.com Pocket
  • Chỉ bán ra khoảng 300.000 mày nên được coi là một thất bại thương mại[7]
  • NA: Tháng 8 năm 1997
Tiger Electronics
Neo Geo Pocket
  • Một phần của dòng m áy chơi game gia đình của Neo Geo
  • Chơi các trò chơi đơn sắc từ hộp băng ROM
  • Phiên bản chơi game màu phát hành trên toàn thế giới gọi là Neo Geo Pocket Color
  • Do doanh số bán hàng thấp hơn dự kiến, Neo Geo Pocket nhanh chóng bị ngừng sản xuất để thay thế cho Neo Geo Pocket Color [7]
  • Phiên bản màu tương thích ngược với các trò chơi Neo Geo Pocket, nhưng được coi là một phần của thế hệ thứ sáu
  • Pocket và Pocket Color kết hợp bán được 2 triệu máy; là nguyên nhân dẫn đến việc SNK rời bỏ hoàn toàn mảng kinh doanh phần cứng[7]
  • JP: Ngày 28 tháng 10 năm 1998[10]
  • NA: Ngày 1 tháng 6 năm 1999 (Color)
  • PAL: Ngày 1 tháng 10 năm 1999 (Color)
SNK
WonderSwan
  • Chơi các trò chơi đơn sắc từ hộp băng ROM
  • Phiên bản chơi trò chơi màu được phát hành với tên WonderSwan Color vào năm 2000
  • Phiên bản được thiết kế lại với màn hình LCD tốt hơn gọi là SwanCrystal, phát hành vào năm 2002
  • Bán ra 3,5 triệu máy, gồm: 1,55 triệu WonderSwans, 1,1 triệu WonderSwan Colors và 0,95 triệu SwanCrystals[11][12]
  • JP: Ngày 4 tháng 3 năm 1999
Bandai
Máy Ảnh Ghi chú Phát hành Nhà sản xuất
Cybiko
  • Kết hợp PDA và máy chơi game cầm tay[13]
  • Có bút cảm ứng đi kèm cho bàn phím[13]
  • Chơi các trò chơi kỹ thuật số thông qua tải xuống internet từ PC [13]
  • Hơn 430 trò chơi và ứng dụng đã được phát hành, tất cả đều miễn phí[14]
  • Phiên bản cải tiến có tên là Cybiko Xtreme, phát hành vào tháng 9 năm 2001[13]
  • Đã bán được hơn 500.000 máy vào cuối năm 2000[15]
Cybiko
Game Boy Advance
  • Một phần của dòng máy chơi game cầm tay Game Boy
  • Tương thích ngược với các trò chơi Game BoyGame Boy Color[17]
  • Plays games from ROM cartridges.[17]
  • Chơi bằng hộp băng ROM
  • Phiên bản gấp lại, nhỏ hơn, gọi là Game Boy Advance SP phát hành năm 2003, với một phiên bản cải tiến với màn hình sáng hơn phát hành vào năm 2005\
  • Phiên bản nhỏ hơn nhiều, không gập lại và cũng không có khả năng tương thích ngược với Game Boy và Game Boy Color nhưng có hỗ trợ e-Reader gọi là Game Boy Micro phát hành năm 2005
  • Phiên bản đầu đĩa DVD di động chơi các hộp băng Game Boy Advance do Visteon hợp tác với Nintendo phát hành với tư cách là Dockable Entertainment vào tháng 7 năm 2006
  • Bán ra 81.51 triệu máy[18]
  • JP: Ngày 21 tháng 3 năm 2001[20]
  • NA: Ngày 11 tháng 6 năm 2001[19]
  • PAL: Ngày 22 tháng 6 năm 2001[21]
Nintendo
GP32(Game Park)
  • KOR: Ngày 23 tháng 11 năm 2001
  • PAL: Ngày 15 tháng 6 năm 2004
Game Park
N-Gage
  • Kết hợp máy chơi game và điện thoại[3][22]
  • Chơi MultiMediaCards
  • Phiên bản được thiết kế lại gọi là N-Gage QD phát hành năm 2004 giúp việc thay đổi thẻ game dễ dàng hơn và di chuyển tai nghe ra khỏi mặt của thiết bị
  • Bán được 3 triệu máy[7]
Ngày 7 tháng 10 năm 2003[23] Nokia
Zodiac
  • Kết hợp PDA máy chơi game cầm tay và thiết bị giải trí di động
  • Có màn hình cảm ứng với bút cảm ứng đi kèm và phát nhạc MP3
  • Chơi các trò chơi kỹ thuật số qua bộ nhớ trong hoặc thẻ SD
  • Bán được ít hơn 200.000 máy; Tapwave tuyên bố phá sản vào tháng 7 năm 2005[7]
Tháng 10 năm 2003 Tapwave
Máy Ảnh Ghi chú Phát hành Số lượng bán ra Ghi chú
Nintendo DS
  • Kế thừa dòng Game Boy Advance, là máy đầu tiên trong dòng Nintendo DS.[24]
  • Có hai màn hình riêng biệt, một trong số đó là màn hình cảm ứng với bút cảm ứng.[24]
  • Các bản sửa đổi phần cứng bao gồm Nintendo DS Lite năm 2006, Nintendo DSi năm 2008, Nintendo DSi XL năm 2009.[24]
  • Tất cả các máy đều chơi bằng thẻ ROM DS; Các mẫu DS thông thường đều tương thích với các trò chơi Game Boy Advance, các mẫu DSi không hỗ trợ GBA nhưng bổ sung thêm thư viện trò chơi tải xuống kỹ thuật số có giới hạn.[17]
  • Được coi là một thành công thương mại; máy cầm tay bán chạy nhất mọi thời đại và hệ máy chơi game tốt thứ hai mọi thời đại sau PlayStation 2.[25]
2004[1] 154,000,000[26] [1]
PlayStation Portable (Sony)
  • Hệ máy đầu tiên của Sony gia nhập vào thị trường máy chơi game cầm tay.[3][27]
  • Chơi các đĩa Universal Media Discs độc quyền và các trò chơi tải xuống kỹ thuật số qua internet.[28]
  • Các bản sửa đổi phần cứng nhỏ bao gồm PSP-2000 vào năm 2007, PSP-3000 vào năm 2008.[3]
  • Các bản sửa đổi phần cứng chính bao gồm PSP Go không ổ đĩa UMD vào năm 2009, PSP E1000 không kết nối wifi vào năm 2011.[3]
  • Doanh số bán hàng cao hơn nhiều so với bất kỳ thiết bị cầm tay khác không phải của Nintendo, nhưng chỉ bằng hơn một nửa so với đối thủ cạnh tranh chính vào thời điểm đó là Nintendo DS.[3]
2004 80,000,000[29] [1]
Gizmondo (Tiger Telematics)
  • Chơi thẻ SD.[30]
  • Có camera, GPS, nhắn tin văn bản và kết nối không dây Bluetooth.[31]
  • Dù có nhiều tính năng nhưng công nghệ tụt lùi so với các đối thủ chính cùng thời là PlayStation PortableNintendo DS.[30]
  • Có một mô hình "Quảng cáo thông minh" phát hành đồng thời với giá bán gần một nửa, nhưng yêu cầu phải xem quảng cáo phát trực tuyến hàng ngày trên thiết bị cầm tay, trước khi trò chơi trên điện thoại thông minh phổ biến khái niệm này.[31]
  • Được coi là một thất bại thương mại nghiêm trọng, do doanh số bán hàng thấp, chi phí và đầu tư quảng cáo quá cao.[31][1]
2005[1] 25,000[7] [1]
GP2X (GamePark Holdings)
  • Phần cứng mã nguồn mở cầm tay, chỉ phát hành ở Hàn QuốcAnh.[32]
  • Về mặt công nghệ và vật lý, máy tương tự như PlayStation Portable.[32]
  • Chơi các trò chơi kỹ thuật số qua thẻ SD và tải xuống từ internet.[32]
  • Ngoài trò chơi, có thêm tính năng xem phim, sách điện tử và ảnh.[32]
  • Hầu hết các phần mềm phát hành cho máy là trò chơi và ứng dụng phần mềm mã nguồn mở.[32]
2005[33] [34]
Dingoo A320 (Dingo Digital Technology)
  • Máy chơi game cầm tay phần cứng mã nguồn mở có chức năng phát lại nhạc và video.[35]
  • Chơi các trò chơi phân phối kỹ thuật số thông qua tải xuống từ internet và thẻ mini-SD.[35]
  • Bán kèm phụ kiện kết nối để phát trên tivi.[35]
  • Phần mềm bán lẻ có hạn.[35]
2009[35] [35]
GP2X Wiz (GamePark Holdings)
  • Máy chơi game cầm tay phần cứng mã nguồn mở.[36]
  • Kế thừa GP2X.[36]
  • Sở hữu những nâng cấp về chất lượng màn hình và nút bấm nhưng ít sức mạnh xử lý.[36]
  • Chơi các trò chơi kỹ thuật số thông qua tải xuống từ internet, có ít trò chơi bán lẻ.[36]
2009[36] [36]
Pandora (OpenPandora)
  • Máy chơi game cầm tay phần cứng mã nguồn mở.[37]
  • Máy kết hợp console và sổ tay nhỏ; hình dáng như một chiếc máy tính xách tay được thu nhỏ lại bằng với kích thước Nintendo 3DS.[38]
  • Chơi các trò chơi kỹ thuật số thông qua tải xuống từ internet.[38]
  • Có màn hình cảm ứng, bàn phím QWERTY đầy đủ và cổng ra TV.[38]
2010[37] [37]
CAANOO (GamePark Holdings)
  • Máy chơi game cầm tay phần cứng mã nguồn mở.[31]
  • Kế thừa GP2X Wiz[39]
  • Chơi các trò chơi kỹ thuật số thông qua tải xuống từ internet.[39]
  • Được coi là một thất bại thương mại.[31]
Máy Ảnh Ghi chú Phát hành Ngưng phát hành Nhà sản xuất
Nintendo 3DS
  • Kế thừa dòng Nintendo DS, bắt đầu dòng Nintendo 3DS.[40]
  • Các bản sửa đổi phần cứng bao gồm Nintendo 3DS XL, Nintendo 2DSNew Nintendo 3DS.[40]
  • Sử dụng hai màn hình riêng biệt và có khả năng chiếu các hiệu ứng 3D lập thể mà không cần sử dụng kính 3D.[40]
  • Chơi thẻ game và trò chơi kỹ thuật số thông qua tải xuống từ internet.[41]
  • Hệ máy thành công về mặt thương mại khi được 75 triệu máy và nằm trong danh sách những thiết bị cầm tay bán chạy nhất mọi thời đại, vượt xa đối thủ cạnh tranh chính là PlayStation Vita, nhưng doanh số bán hàng này lại giảm mạnh khi so với tiền nhiệm Nintendo DS và nhanh chóng giảm sâu hơn khi hệ máy kế nhiệm là Nintendo Switch ra mắt.[40]
2011[42] 75,000,000[40][43] [1]
PlayStation Vita (Sony)
  • Máy chơi trò chơi điện tử cầm tay thứ hai của Sony, kế nhiệm PlayStation Portable.[44]
  • Ban đầu ra mắt hai mô hình ; một bản thông thường và một bản có tính năng internet 3G, nhưng nhanh chóng bị loại bỏ.[44]
  • Bản sửa đổi phần cứng nhỏ gọi là "PCH-2000", phát hành vào năm 2013
  • Là một thất bại về mặt thương mại, nhưng vẫn giữ được lượng người hâm mộ lớn và xem đây là hệ máy có sức ảnh hưởng đến máy chơi game gia đình PlayStation 4 phát hành sau đó.[44]
2011[44] 16,000,000[44] [44]
Neo Geo X (Tommo) Tập tin:SNK Neo-Geo X.png
  • Một phần của dòng Neo Geo, các bản này là chuyển thể của các tựa Neo Geo trước đó.[45]
  • Chơi các trò chơi được tải trên thẻ SD, không có phân phối kỹ thuật số.[45]
  • Máy có HDMI, A/V và các cổng để kết nối với TV.[45]
  • Việc xuất bản và phân phối đã được SNK Playmore cấp phép cho Tommo.[45]
  • Được coi là một thất bại thương mại cho cả hai bên; SNK đã ra lệnh ngừng sản xuất sau nhiều phàn nàn của người tiêu dùng về chất lượng, điều này khiến Tommo bị thiệt hại về mặt tài chính. Cả hai bên đều bị vướng các hành động pháp lý.[46]
2012[47] [46]
GCW Zero (Game Consoles Worldwide)
  • Sử dụng hệ điều hành Linux dựa trên phần cứng mã nguồn mở.[48]
  • Tập trung vào homebrew và mô phỏng.[49]
  • Sản xuất số lượng rất ít, quy mô nhỏ và do Kickstarter tài trợ.[48]
2013[49] [49]
Nvidia Shield Portable
  • Có hình thức bên ngoài giống như bộ điều khiển Xbox 360 với màn hình 5 inch ghép ở trên.[50]
  • Dựa trên hệ điều hành Android.[51]
  • Hỗ trợ kết nối HDMI với truyền hình hoặc phát trực tuyến trò chơi không dây từ PC.[51]
  • Ra mắt với mức giá cao trong thời điểm thị trường máy chơi game cầm tay đang trên đà suy thoái.[52]
2012[52] [50]
GPD XD (GamePad Digital) 2015 [53]
GPD Win (GamePad Digital)
  • Lai giữa máy tính cầm tay và PC, máy dựa trên hệ điều hành Microsoft Windows.[54]
  • Có bàn phím QWERTY đầy đủ, cần điều khiển, phím d-pad và các nút trên mặt.[55]
  • Các phiên bản sau đó có phần cứng ngày càng mạnh mẽ hơn như GPD Win 2, GPD Win Max, và GPD Win 3.[55]
2016[55] [55]
Nintendo Switch
  • Có thể chơi như một thiết bị cầm tay hoặc chơi trên tivi khi lắp máy vào đế cắm.[1]
  • Các bộ điều khiển Joy-Con riêng lẻ có thể gắn vào thân máy hoặc sử dụng riêng.[56]
  • Màn hình cảm ứng hiển thị với độ phân giải 720p, có thể lên đến 1080p khi gắn vào cổng HDMI.[57]
  • Bản sửa đổi phần cứng là Nintendo Switch Lite ra mắt năm 2019 và chỉ có thể chơi ở chế độ cầm tay, mẫu màn hình OLED lớn hơn phát hành năm 2021.[58]
  • Được coi là một thành công thương mại; chỉ ra đời mới 4 năm nhưng đã bán chạy hơn tất cả các thiết bị cầm tay của Nintendo, ngoại trừ Game BoyNintendo DS.[59]
2017[1] 89,000,000[59] [60]
Evercade (Blaze Entertainment)
  • Chơi các bộ sưu tập trò chơi điện tử cổ điển giả lập được cấp phép chính thức.[61]
  • Thiết kế tương tự như Game Boy Advance gốc, có khả năng kết nối với tivi bằng phụ kiện HDMI.[62]
  • Trò chơi phát hành thông qua bộ sưu tập trò chơi tuyển chọn được tổng hợp vào hộp trò chơi.[61]
  • Được hỗ trợ bởi các công ty như Atari, Namco, và Interplay.[61][62]
2020[63] [61]
Analogue Pocket (Analogue Inc.)
  • Chơi băng gốc của máy Game Boy, Game Boy Color, Game Boy Advance, Game Gear, Neo Geo Pocket, Neo Geo Pocket Color và Atari Lynx.
  • Màn hình 3,5 inch 1600x1440, 615ppi.
  • Chạy hệ điều hành Analogue, một hệ điều hành dựa trên cơ sở dữ liệu
  • Tính năng Save States - lưu trò chơi trên băng gốc.
2021 [64]
Play-date (Panic) Tập tin:Play-date front-view.png Tập tin:Play-date.png
  • Hình dáng bên ngoài như Game Boy bản đầu, với một tay quay (sử dụng như một cần điều khiển) gắn bên phải.[65]
  • Màn hình đen trắng 2,7 inch.[65]
  • Trò chơi mới được phát hành một lần mỗi tuần.[66]
  • Những người mua sớm sẽ có quyền truy cập vào "mùa" đầu tiên của trò chơi (tổng cộng 12).[66]
2021 [65]
Steam Deck (Valve Corporation)
  • Một máy chơi game cầm tay có thể chơi hầu hết các trò chơi trong thư viện Steam.[67]
  • Có khả năng chạy các game của các cửa hàng trò chơi khác - (Epic Games Store, uPlay, v.v.)[67]
  • Có 3 kiểu máy giống hệt nhau, chỉ khác dung lượng bộ nhớ trong.[67]
  • Màn hình cảm ứng 7 inch, 720p.[67]
  • Khả năng kết nối với màn hình PC hoặc TV.[67]
2022[68] [69][70]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m “The greatest handheld games consoles – ranked!”. TheGuardian.com. 15 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ a b c d “Milton Bradley Microvision”. AllGame. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2014.
  3. ^ a b c d e f g h i j “In Pictures: 3 decades of hand-held game systems - Slideshow - PC World Australia”. www.pcworld.idg.com.au. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022. Đã bỏ qua văn bản “January 15, 2021” (trợ giúp)
  4. ^ a b Forster, Winnie (2005). The Encyclopedia of Game.Machines: Consoles, Handhelds, and Home Computers 1972-2005. Magdalena Gniatczynska. tr. 53. ISBN 3-0001-5359-4.
  5. ^ a b c Jason Scott. “Popular Computing Weekly (1984-01-26) : Free Download, Borrow, and Streaming : Internet Archive”. Archive.org. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ “Consolidated Sales Transition by Region” (PDF). Nintendo. 27 tháng 1 năm 2010. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2010.
  7. ^ a b c d e f g h i j k l Snow, Blake (30 tháng 7 năm 2007). “The 10 Worst-Selling Handhelds of All Time”. GamePro. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2008.
  8. ^ Forster, Winnie (2005). The Encyclopedia of Game.Machines: Consoles, Handhelds, and Home Computers 1972-2005. Magdalena Gniatczynska. tr. 139. ISBN 3-0001-5359-4.
  9. ^ a b “TurboGrafx-16 TurboExpress”. AllGame. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2014.
  10. ^ “NeoGeo Pocket”. AllGame. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2014.
  11. ^ Wild, Kim (2007). “Retroinspection: WonderSwan”. Retro Gamer (36): 68–71. ISSN 1742-3155.
  12. ^ Brunskill, Kerry (2010). “Swan Song: A WonderSwan Retrospective”. Retro Gamer (126): 45–47.
  13. ^ a b c d e “Chapter 1 : Introducing the Cybiko”. Piclist.com. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2016.
  14. ^ “Win a fabulous Cybiko Xtreme; READER CLUB”. The Free Library. MGN Ltd. 2002. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2016.
  15. ^ Ringshaw, Grant (tháng 1 năm 2001). “Vesta pours $9m into new console”. The Telegraph. Telegraph Media Group Limited. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2016.
  16. ^ Holmes, Paul (8 tháng 7 năm 2002). “Cybiko: Technology for Teens”. www.holmesreport.com. The Holmes Report. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2016.
  17. ^ a b c “At 20 Years Old, Nintendo's GBA is Still Neglected”. Screen Rant. 12 tháng 6 năm 2021.
  18. ^ “Consolidated Sales Transition by Region” (PDF). Nintendo. 28 tháng 7 năm 2010. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2014.
  19. ^ Fielder, Lauren (16 tháng 5 năm 2001). “E3 2001: Nintendo unleashes GameCube software, a new Miyamoto game, and more”. GameSpot. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2014.
  20. ^ “Game Boy Advance: It's Finally Unveiled”. IGN. 23 tháng 8 năm 2000. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2014.
  21. ^ Bramwell, Tom (21 tháng 3 năm 2001). “GBA Day: June 22nd”. Eurogamer. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2014.
  22. ^ “The rise and fall of the Game Boy's weirdest rivals”. The A.V. Club.
  23. ^ “N-Gage”. AllGame. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2014.
  24. ^ a b c “Stop Releasing New F*Cking Handhelds!”. 26 tháng 3 năm 2010.
  25. ^ “The rise and fall of the Game Boy's weirdest rivals”. The A.V. Club.
  26. ^ “Consolidated Sales Transition by Region” (PDF). Nintendo. 29 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2014.
  27. ^ “The rise and fall of the Game Boy's weirdest rivals”. The A.V. Club.
  28. ^ “Sony Introduces UMD-to-Digital Program, but It'll Cost You”.
  29. ^ “Sony to Stop Selling PlayStation Portable by End of Year”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2014.
  30. ^ a b “Tiger Telematics Gizmondo review: Tiger Telematics Gizmondo”.
  31. ^ a b c d e “The rise and fall of the Game Boy's weirdest rivals”. The A.V. Club.
  32. ^ a b c d e “GP2X Gaming Handheld Officially Released in UK”. 18 tháng 5 năm 2006.
  33. ^ “GP2X Linux handheld console showing promise”.
  34. ^ Beschizza, Rob. “CES 2008: GP2X Linux-Based Handheld Game Console”. Wired.
  35. ^ a b c d e f “Dingoo A320 Micro Game Station review”. 13 tháng 8 năm 2009.
  36. ^ a b c d e f “GP2X Wiz”.
  37. ^ a b c “Pandora gaming console finally shipping to UK”. 19 tháng 4 năm 2010.
  38. ^ a b c McFerran, Damien (29 tháng 9 năm 2012). “The ultimate open source handheld: the return of Pandora”. Eurogamer (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  39. ^ a b “GamePark's GP2X Caanoo handheld hits this August, picks up where the Wiz left off (Video)”.
  40. ^ a b c d e d'Anastasio, Cecilia. “The Nintendo 3DS' Surprisingly Social Legacy”. Wired.
  41. ^ “PSA: Yes, Your DS and 3DS Cartridges Will Eventually Deteriorate, but Don't Panic”. 6 tháng 5 năm 2021.
  42. ^ “Nintendo 3DS discontinued after almost a decade”. BBC News. 17 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2021.
  43. ^ “Nintendo 3DS Sales Pass 60 Million Units Worldwide”. IGN. 10 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2016.
  44. ^ a b c d e f 'The little handheld that could': Examining the Vita's impact a decade later”. 24 tháng 6 năm 2021.
  45. ^ a b c d “Neo Geo X review”. Eurogamer. 24 tháng 2 năm 2013.
  46. ^ a b “Tommo planning to take action in Neo Geo X sales feud with SNK”. Polygon. 10 tháng 1 năm 2014.
  47. ^ “Neo Geo X is still super boss, now comes in Limited Edition with an extra game”.
  48. ^ a b “Meet GCW-Zero, a Linux-based, open-source gaming handheld”. 31 tháng 1 năm 2013.
  49. ^ a b c “Old-school gaming on the sly with the GCW Zero”.
  50. ^ a b “Nvidia Shield review”. 31 tháng 7 năm 2013.
  51. ^ a b “Nvidia Shield Portable Review”.
  52. ^ a b “Nvidia's portable gaming console Shield will hit retail in June for $349”. NBC News.
  53. ^ a b c d Nero, Dom (18 tháng 3 năm 2021). “The 8 Best Portable Handheld Gaming Consoles of 2021”. Esquire. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2021.
  54. ^ “This Powerful Portable Console Has Us Dreaming of a Nintendo Switch Pro”. 18 tháng 11 năm 2020.
  55. ^ a b c d “GPD Win 2 Handheld Launches April 2018, Runs GTA V”.
  56. ^ “Nintendo Switch uses detachable 'Joy-Con' controllers”. Polygon. 20 tháng 10 năm 2016.
  57. ^ “Nintendo Switch has a 6.2" 720p multi-touch screen”. Eurogamer. 27 tháng 10 năm 2016.
  58. ^ “2021 is the Year of the Gaming Handheld”.
  59. ^ a b “Switch Console Sales Hit 89 Million, Has Now Outsold PS3 and Xbox 360”. 5 tháng 8 năm 2021.
  60. ^ “Review: Nintendo Switch Lite is the most comfortable handheld gaming device ever - The Washington Post”. The Washington Post.
  61. ^ a b c d “This Retro Gaming Console is a Time Machine to the '80s”.
  62. ^ a b “Evercade is a slick gaming handheld that shows why cartridges are still cool”. 28 tháng 5 năm 2020.
  63. ^ “Evercade review: "Classic gaming on a new handheld console reignites the retro romance". 21 tháng 12 năm 2020.
  64. ^ “Analogue Pocket preorders will ship December 13th”.
  65. ^ a b c “Play-date's tiny hand-held with a crank is big on charm”.[liên kết hỏng]
  66. ^ a b “Play-date, a new handheld console backed by indie royalty, unveiled in new issue of Edge magazine”. 22 tháng 5 năm 2019.[liên kết hỏng]
  67. ^ a b c d e “Steam Deck: The First Hands-On with Valve's Handheld Gaming PC - IGN”.
  68. ^ “Valve has delayed Steam Deck into next year”. 10 tháng 11 năm 2021.
  69. ^ “Valve's gaming handheld is called the Steam Deck and it's shipping in December”. 15 tháng 7 năm 2021.
  70. ^ “Steam Deck: Is it the Nintendo Switch for nerds?”. TheGuardian.com. 20 tháng 7 năm 2021.