Danh sách thân vương Transylvania (1570–1711)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dưới đây là danh sách các Thân vương cai trị Transylvania trong khoảng thời gian mà vùng lãnh thổ này phụ thuộc đế quốc Ottoman.

Trước năm 1599[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Chân dung Năm sinh - năm mất Cha - mẹ Thời gian trị vì Hôn nhân Ghi chú
John Sigismund Zápolya không khung 7 tháng 7 năm 1540 - 14 tháng 3 năm 1571 John I của Hungary[1] - Isabella của Ba Lan 16 tháng 8 năm 1570 - 14 tháng 3 năm 1571 Không có Cải đạo từ Công giáo sang đạo Tin lành[2] rồi cuối cùng là thần học Calvin[3]. Là người Nhất vị luận đầu tiên cai trị một thực thể chính trị ở Hungary[4]. Thân vương quốc của ông phải vừa phải đối phó với cả nội loạn lẫn chiến tranh với Ferdinard I, người cũng tự mình tuyên bố là vua của Hungary. Chết trẻ và không có con nối dõi.
Stephen Báthory[5] không khung 27 tháng 9 năm 1533 - 12 tháng 12 năm 1586 Stephen VIII Báthory - Catherine Telegdi[6] 25 tháng 5 năm 1571 - 13 tháng 12 năm 1586 Anna Jagiellonka (18 tháng 10 năm 1523

- 9 tháng 9 năm 1596) 1 tháng 5 năm 1576[7]

Không có con

Lên ngôi Thân vương năm 1571. Ông lãnh đạo quân đội Hungary đánh dẹp các cuộc tấn công của phe ủng hộ Gáspár Bekes, một quý tộc người Hungary phản đối vấn đề bầu người lãnh đạo vùng Transylvania.[8] Lợi dụng xung đột của nhà Habsburg và đế quốc Thổ đế tăng cường sức mạnh cho Thân vương quốc[9]. Sau là vua Ba Lan.[10]
Sigismund Báthory không khung 20 tháng 3 năm 1572[hu]/1573[en] - 27 tháng 3 năm 1613 Sigismund Báthory - Elisabeth Bocskai[11] 8 tháng 7 năm 1586[12][13]- cuối tháng 7 năm 1594[14] Maria Christina của Áo (10 tháng 11 năm 1574 - 6 tháng 3 năm 1621)

6 tháng 8 năm 1595

Không có con

Là một tín đồ Công giáo nhiệt thành. Trong thời kỳ của ông, Transylvania tham gia vào liên minh Thần thánh chống Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không thành công. Từ chức vào cuối năm 1597 nhưng sớm quay trở lại. Bị cáo buộc chống lại hoàng đế Rudolf II bởi cấp dưới của mình khi ở Praha. Mất vì đau tim sau khi được thả ra bởi nhà Habsburg ở Libochovice[15].

Trường chiến Thổ Nhì Kỳ (1593 - 1604)[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Chân dung Năm sinh - năm mất Cha - mẹ Thời gian trị vì Hôn nhân Ghi chú
Balthasar Báthory không khung 1560 - 11 tháng 9 năm 1594 Andrew Báthory xứ Somlyo - Margarita Majláth xứ Szatmár Khoảng cuối tháng 7 năm 1594 - 8 tháng 8 năm 1594 Zsuzsanna Kendi

Không rõ tình trạng hôn nhân

Phản đối chiến tranh với Ottoman. Sau khi ông lên làm thân vương một thời gian ngắn thì bị Sigismund bắt giam sau khi ông này khôi phục được quyền lực. Bị thắt cổ trong nhà giam không lâu sau khi bị bắt
Sigismund Báthory không khung 20 tháng 3 năm 1572[hu]/1573[en] - 27 tháng 3 năm 1613 Sigismund Báthory - Elisabeth Bocskai 8 tháng 8 năm 1594 - 23 tháng 3 năm 1598 Maria Christina của Áo (10 tháng 11 năm 1574 - 6 tháng 3 năm 1621)

6 tháng 8 năm 1595

Không có con

Là một tín đồ Công giáo nhiệt thành. Trong thời kỳ của ông, Transylvania tham gia vào liên minh Thần thánh chống Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không thành công. Từ chức vào cuối năm 1597 nhưng sớm quay trở lại chức vụ. Bị cáo buộc chống lại hoàng đế Rudolf II bởi cấp dưới của mình khi ở Praha. Mất vì đau tim sau khi được thả ra bởi nhà Habsburg ở Libochovice.

Năm 1398, Transylvania nằm dưới quyền cai trị của một ủy viên đế quốc của Rudolf II như là một phần của cuộc chiến với Thổ.

Tên Chân dung Năm sinh - năm mất Cha - mẹ Thời gian trị vì Hôn nhân Ghi chú
Sigismund Báthory không khung 20 tháng 3 năm 1572[hu]/1573[en] - 27 tháng 3 năm 1613 Sigismund Báthory - Elisabeth Bocskai 22 tháng 8 năm 1598 - 21 tháng 3 năm 1599 Maria Christina của Áo (10 tháng 11 năm 1574 - 6 tháng 3 năm 1621)

6 tháng 8 năm 1595

Không có con

Là một tín đồ Công giáo nhiệt thành. Trong thời kỳ của ông, Transylvania tham gia vào liên minh Thần thánh chống Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không thành công. Từ chức vào cuối năm 1597 nhưng sớm quay trở lại chức vụ. Bị cáo buộc chống lại hoàng đế Rudolf II bởi cấp dưới của mình khi ở Praha. Mất vì đau tim sau khi được thả ra bởi nhà Habsburg ở Libochovice.
Andrew Báthory 1563 - 31 tháng 10 hoặc 3 tháng 11 năm 1599 Andrew Báthory - Margit Majláth 29 tháng 3 năm 1599 - 3 tháng 11 năm 1599 János Iffjú

3 tháng 7 năm 1594[16]

Không có con

Từng là Hồng y trước khi được bầu. Xung đột với Sigismund Báthory liên quan đến vấn đề về các tín hữu Kháng Cách tạI Transylvania. Bị lật đổ bởi Michael Dũng cảm trong trận Șelimbăr. Bị bắt[17][18] và sau đó là bị chặt đầu bởi các nông nô người Székelys trong khi đang trốn thoát qua Ba Lan[19].

Sau đó, Michael Dũng cảm được chỉ định làm lãnh đạo xứ Transylvania. Điều này sớm được được công nhận bởi Hội đồng Hoàng gia Đế quốc La Mã Thần thánh. Đến ngày 6 tháng 6 năm 1600, sau khi đánh chiếm Moldavia, Michael tự xưng với danh xưng "Bởi sự ân điển của Chúa, nhà cai trị của xứ Wallachia, Moldavia và xứ Transylvania". Đến tháng 10, sau khi thua tại trận Mirăslău, Michael buộc phải rút khỏi đây và Giorgio Basta được cử làm thống đốc của vùng. Sau đó đến ngày 24 tháng 3 năm 1601, Sigismund quay trở lại cùng với quân Ba Lan và chiếm quyền kiểm soát xứ này lần cuối cùng.

Tên Chân dung Năm sinh - năm mất Cha - mẹ Thời gian trị vì Hôn nhân Ghi chú
Sigismund Báthory không khung 20 tháng 3 năm 1572[hu]/1573[en] - 27 tháng 3 năm 1613 Sigismund Báthory - Elisabeth Bocskai 3 tháng 4 năm 1601 - 30 tháng 6 năm 1602 Maria Christina của Áo (10 tháng 11 năm 1574 - 6 tháng 3 năm 1621)

6 tháng 8 năm 1595

Không có con

Là một tín đồ Công giáo nhiệt thành. Trong thời kỳ của ông, Transylvania tham gia vào liên minh Thần thánh chống Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không thành công. Từ chức vào cuối năm 1597 nhưng sớm quay trở lại chức vụ. Bị cáo buộc chống lại hoàng đế Rudolf II bởi cấp dưới của mình khi ở Praha. Mất vì đau tim sau khi được thả ra bởi nhà Habsburg ở Libochovice.

Trong khoảng thời gian từ năm 1601 - 1603 (tức là song song và sau khi thời kỳ cai trị của Sigismund kết thúc), Giorgio Basta tiếp tục quản lý vùng lãnh thổ, hoặc một phần, hoặc toàn bộ Transylvania. Đến khoảng giữa năm 1603, Moses Székely, một quý tộc người Székely, đánh đuổi người Áo ra khỏi một phần bộ phận lãnh thổ của vùng dưới sự trợ giúp của người Thổ-Tatar[20] và tuyên bố là thân vương xứ Transylvania.

Tên Chân dung Năm sinh - năm mất Cha - mẹ Thời gian trị vì Hôn nhân Ghi chú
Móses Székely không khung c. 1553 - 17 tháng 7 năm 1603 János Literáti Székely - Không rõ tên 15 tháng 4 - 17 tháng 3 năm 1603 Không rõ thông tin ở lần kết hôn đầu tiên

Anna Kornis (? - 1603)

c.1585

Một người con

Ông tiếp tục đẩy lùi người Áo ra khỏi đại bộ phận lãnh thổ của mình sau khi nhận chức. Là người nhất vị luận thứ 2 cai trị lãnh thổ. Chết trận trong chiến bại tại Brașov [21] trước liên quân Áo-Wallachia.


Người Wallachia dưới quyền cai trị của thân vương của xứ là Radu Şerban sau đó có chiếm lấy Transylvania một thời gian ngắn. Đến hết tháng 9 năm 1603, Transylvania rơi vào tay nhà Habsburg trở lại[22].

Trước năm 1711[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khởi nghĩa Bocskai (Người Hungary còn gọi với cái tên Chiến tranh giành độc lập của István Bocskai), Transylvania lại một lần nữa bầu được thân vương. Lần này là István Bocskai, con của một quý tộc người Hungary, người từng là thành viên của hội đồng quản lý Transylvania (hội đồng được thành lập bởi Christopher Báthory, một quý tộc của nhà Báthory).

Tên Chân dung Năm sinh - năm mất Cha - mẹ Thời gian trị vì Hôn nhân Ghi chú
István Bocskai không khung 1 tháng 1 năm 1557 - 29 tháng 12 năm 1606 György Bocskai - Krisztina Sulyok 21 tháng 2 năm 1605 - 29 tháng 12 năm 1606 Margit Hagymássy(1560[23] - 1604[24])

Cuối năm 1583[25]

Không có con[26]

Sau khi được bầu, Itsván phải đối đầu với cuộc xâm lăng của người Ottoman. Hòa đàm với Thổ không thành buộc ông phải nương nhờ sự trợ giúp của người Áo với Hòa ước Viên[27]. Mất do chứng phù nề[28].
Sigismund Rákóczi không khung c. 1544 - 5 tháng 12 năm 1608 János Rákóczi - Sára Némethy 11 tháng 2 năm 1607 - 5 tháng 3 năm 1608 Judit Alaghy Békény (1560 - 29 tháng 7 năm 1591)

18 tháng 6 năm 1587

1 người con

Anna Gerendi (? - 1596)

1592

3 người con[29]

Thelegdy Borbála

(? - 31 tháng 3 năm 1616)

Tháng 5 năm 1596[30]

3 người con

Thời kỳ cai trị của ông nổi bật với sự nổi loạn của các Hajdús [31] dưới sự trợ giúp của người Thổ.[32][33] Từ chức để tránh nội chiến.[34][35]
Gábor Báthory không khung 15 tháng 8 năm 1589 - 27 tháng 10 năm 1613 István Báthory - Zsuzsanna Bebek


7 tháng 3 năm 1608 - 22 tháng 10 năm 1613 Anna Horváth Palocsai (c.1590 - 1628)

1607

Không có con

Ông tiến hành đánh chiếm đất của người Sachsen-Transylvania và tiến quân vào Szeben vào năm 1610.[36] Tiến hành đàm phán bí mật với người Áo[37][38] nhằm loại người Wallachia và sau là cả Ottoman[39] ra khỏi vòng chiến (khi không được sự đồng ý từ phía Thổ[40][41]) nhưng thất bại. Khi người Thổ tiến quân vào Transylvania cùng với các đồng minh của mình[42][43]. Bị hội đồng Ba dân tộc phế truất tại Gyulafehérvár và sau đó là ám sát trên đường về Várad.[44]
Gábor Bethlen không khung 15 tháng 11 năm 1580 - 25 tháng 11 năm 1629 Bethlen Farkas - Lázár Druzsina
23 tháng 10 năm 1613 - 15 tháng 11 năm 1629 Zsuzsanna Károlyi (1585 - 13 tháng 5 năm 1622)

Tháng 8 năm 1605

3 người con[45]

Catherine xứ Brandenburg

2 tháng 3 năm 1626

Không có con.

Là một người theo đạo Calvin, ông được Ottoman sử dụng để chống lại Áo cùng các đồng minh Công giáo của họ. Ông chỉ huy một số chiến dịch chống Hajdús cũng như khởi binh tiến đánh đất Áo nhưng không thành.
Catherine xứ Brandenburg không khung 28 tháng 5 năm 1604 - 27 tháng 8 năm 1649 John Sigismund - Anna của Phổ 15 tháng 11 năm 1629 - 21 tháng 9 năm 1630 Gabór Bethlen

2 tháng 3 năm 1626

Không có con

Franz Karl xứ Saxe-Lauenburg (2 tháng 5 năm 1594 - 30 tháng 10 năm 1660)

27 tháng 8 năm 1639

Không có con

Thời kỳ bà cai trị đánh đấu sự đấu đá nội bộ giữa các phe phái trong nội bộ Hội đồng nhà nước Transylvania, dẫn đến việc Hội đồng phải ra lệnh siết chặt hơn các hành động của các nghị viên dựa chức đứng đầu một vài lĩnh vực như: kinh tế, các tổ chức chính trị,... ở quốc gia này. Bà từ chức không lâu sau quyết định này.
István Bethlen không khung 1582 - 10 tháng 1 năm 1648 Bethlen Wolf - Lazarus Druzhina 28 tháng 9 - 26 tháng 11 năm 1630 Csáky Krisztina (? - ?)

Không rõ ngày kết hôn

6 người con

Katalin Károlyi (1588 - 1635)

Không rõ ngày kết hôn

Không có con

Tạm quyền cai trị Transylvania trong thời gian ngắn trước khi bị Catherine xứ Brandenburg chính thức chọn György I Rákóczi là người cai trị tiếp theo của vùng đất. Sau này vào năm 1636, ông mua chuộc được tổng trấn (pasha) của Buda giúp ông lật đổ Rákócki I nhưng không thành công.
György I. Rákóczi không khung 8 tháng 6 năm 1593 - 11 tháng 10 năm 1648 Sigismund Rákóczi -

Gerendi Anna

[46]

1 tháng 12 năm 1630 - 11 tháng 10 năm 1648 Katalin Bethlen

Không rõ tình trạng hôn nhân

Zsuzsanna Lorántffy (c. 1600 - 18 tháng 4 năm 1660)

16 tháng 4 năm 1616

4 người con

Tham chiến trong chiến tranh 30 năm theo phe Tin Lành chống lại người Áo và cả gia tộc Drugeth[47]. Dưới thời của ông, Thanh giáo trở nên hưng thịnh.
György II Rákóczi không khung 30 tháng 1 năm 1621 - 7 tháng 6 năm 1660 György I. Rákóczi - Zsuzsanna Lorántffy

[48]

11 tháng 10 năm 1648 - 25 tháng 10 năm 1657 Zsófia Báthory (1629 - 14 tháng 6 năm 1680)

3 tháng 2 năm 1643

1 người con

Lần cai trị đầu: Ông liên minh với quân Thụy Điển tham chiến ở Ba Lan trong chiến tranh Bắc Âu lần hai[49][50] nhưng không thành công. Bị quân của Hãn quốc Krym phá hủy toàn bộ quân đội của mình khi rút lui về đất Hungary[51]. Bị quốc hội phế truất lần một dưới sự ủy quyền của đế quốc Ottoman vì gây chiến mà không được người Thổ cho phép.[48]
Francis Rhédey không khung c. 1610 - 13 tháng 5 năm 1667 Ferenc Rhédey -Katalin Károlyi 2 tháng 11 năm 1657 - 9 tháng 1 năm 1658 Bethlen Druzsina (c 1614 - khoảng giữa 13 tháng 10 năm 1667 và năm 1671)

1635

1 người con

Ông được tín nhiệm giữ chức sau khi các thành viên hội đồng của Transylvania phế truất vị thân vương tiền nhiệm. Bị buộc phải từ chức, có lẽ do sức ép quân sự của Gyögy II (Ferenc không có bất cứ một đội quân nào trong tay khi Gyögy khởi binh).
György II Rákóczi không khung 30 tháng 1 năm 1621 - 7 tháng 6 năm 1660 György I. Rákóczi - Zsuzsanna Lorántffy 14 tháng 1 năm 1658 - 30 tháng 3 năm 1659 và 24 tháng 9 năm 1659 - 7 tháng 9 năm 1660 Zsófia Báthory (1629 - 14 tháng 6 năm 1680)

3 tháng 2 năm 1643

1 người con

Các lần tiếp theo: Được bầu chọn bởi hội đồng ở Transylvania và sau đó bị Thổ dùng áp lực quân sự buộc từ chức một phần. Tuy nhiên, ông vẫn nắm giữ một phần vùng lãnh thổ và do đó vẫn được coi là Thân vương của vùng trong một vài khoảng thời gian nhất định. Bị chết do một vết thương ở đầu trong trận Szászfenes[52].
Ákos Barcsay không khung c.1619 - nửa đầu năm 1661 Sándor Barcsay - Palatics Erzse 7 tháng 10 năm 1658 - 31 tháng 12 năm 1660 Erzsébet Szalánczy (? - 1659/1660)

Trước năm 1655

Không có con

Izabella Bánffy (c. 1640 - c.1680)

1660

Không có con

Được bầu làm người đứng đầu Transylvania theo lệnh của Thổ Nhĩ Kỳ và được phía Thỗ trợ giúp khi có sự can thiệp của Gyögy II nhằm chống lệnh của phía Thổ. Dưới thời ông, lần đầu tiên Transylvania có được quốc huy của riêng mình. Bị thân vương kế nhiệm xử tử.
János Kemény không khung 14 tháng 12 năm 1607 - 23 tháng 1 năm 1662 Hard Boldizsár - Zsófia Tornyi 1 tháng 1 năm 1661 - 23 tháng 1 năm 1662 Zsuzsanna Kállay

1632

2 người con

Anna Lónyay

1659

Không có con

Từng bị bắt bởi người Tatar vào năm 1657 sau chiến dịch thất bại tại Ba Lan, nhưng được thả ra nhờ trả tiền chuộc 2 năm sau đó. Sau khi được bổ nhiệm không lâu, ông tuyên bố ly khai khỏi đế quốc Ottoman, điều có lẽ khởi nguồn do các hành động trước đó của chính quyền trung ương Thổ coi thường các quyết định của Hội đồng 3 đẳng cấp Transylvania. Sau đó, ông bị liên quân Thổ-Tatar đánh bại và phải chạy trốn đến Áo. Sau đó, ông có về làm phản nhờ sự trợ giúp của quân Áo nhưng bị quân Áo phản bội và bị lính Thổ giết chết tại Nagyszőllős.
Mihály I Apafi không khung 3 tháng 11 năm 1632 - 15 tháng 4 năm 1690 György Apafi - Petky Bora 14 tháng 9 năm 1661 - 15 tháng 4 năm 1690 Anna Bornemisza [53](c.1630 - 5 tháng 8 năm 1688)

10 tháng 6 năm 1653

7 người con

Được quân Thổ đưa lên làm thân vương xứ Transylvania bằng vũ lực.[54] Đối mặt với sức ép quân sự từ Đức trong quá trình lên ngôi nhưng nhanh chóng hóa giải được. Miễn cưỡng tham gia chiến tranh Áo - Thổ theo phe Thổ nhưng bí mật đám phán để gia nhập các nước chống Thổ.[55] Các nỗ lực này dường như không thành công và Michael I chỉ huy quân Thổ và các nhóm phiến loạn ở miền Bắc Hungary chống lại Leopold I cho đến trận Viên năm 1683. Mất tại Fogaras vào năm 1690.[56]
Mihály II Apafi không khung 13 tháng 10 năm 1676 - 1 tháng 2 năm 1713 Michael I Apafi - Anna Bornemissza 10 tháng 6 năm 1690 - 21 tháng 9 năm 1690 Katalin Bethlen (? - 4 tháng 1 năm 1725)

30 tháng 6 năm 1694

Không có con

Được Ottoman công nhận là người kế ngôi cho Mihály nhưng đến khi cha ông mất thì Ottoman lại công nhận Imre là người kế vị. Leopold lúc đầu ủng hộ ông kế vị nhưng sau đó lại bội ước và đưa quân chiếm Transylvania. Ông nhận tiến từ Leopold I và mất tại thành Viên khi chỉ mới 36 tuổi.
Imre Thököly không khung 25 tháng 9 năm 1657 - 13 tháng 9 năm 1705 István Thököly - Mária Gyulaffy 22 tháng 9 - 25 tháng 10 năm 1690 Ilona Zrínyi (1643[57]/1652[58] - 18 tháng 2 năm 1703)

1682

3 người con

Có quan điểm đối nghịch với nhà Habsburg. Tiến hành các hành động có vũ trang dưới sự giúp sức của Ottoman chống lại Áo nhưng thất bại. Xen kẽ vào đó là các hoạt động ngoại giao của Imre nhằm cố gắng hòa đàm với Áo nhưng cũng không thành công. Có thời gian ngắn làm thân vương nhưng bị người Áo dưới sự chỉ huy của Phiên hầu tước Ludwig Wilhelm đẩy lui ra khỏi đất nước và phải sống lưu vong tại Đế quốc Ottoman. Năm 1705, ông mất tại Izmit.
Mihály II Apafi không khung 13 tháng 10 năm 1676 - 1 tháng 2 năm 1713 Michael I Apafi - Anna Bornemissza 26 tháng 10 năm 1690 - 1701 Katalin Bethlen (? - 4 tháng 1 năm 1725)

30 tháng 6 năm 1694

Không có con

Được Ottoman công nhận là người kế ngôi cho Mihály nhưng đến khi cha ông mất thì Ottoman lại công nhận Imre là người kế vị. Leopold lúc đầu ủng hộ ông kế vị nhưng sau đó lại bội ước và đưa quân chiếm Transylvania. Ông nhận tiến từ Leopold I và mất tại thành Viên khi chỉ mới 36 tuổi.
Ferenc II Rákóczi không khung 27 tháng 3 năm 1676 - 8 tháng 4 năm 1735 Ferenc I Rákóczi - Ilona Zrínyi 8 tháng 7 năm 1704 - Tháng 2 năm 1711 Charlotte Amalie xứ Hessen-Wanfried-Eschwege (8 tháng 3 năm 1679 - 8 tháng 2 năm 1722)

26 tháng 9 năm 1694

3 người con

Bị các điệp viên Áo phát hiện đang trong quá trình đàm phán với Pháp khi đáng ở thử đô Viên của Áo. Bị bắt giam ngay sau đó nhưng trốn thoát được, qua đó mở đầu cho cuộc chiến giành độc lập của Rakóczi. Thất bại trong cuộc chiến, ông tham gia hòa đàm tại Szatmár vào tháng 4 năm 1711 nhưng cũng không thành công. Không còn có ảnh hưởng nhiều đến hòa đàm, ông sang lưu vong tại Ba Lan và mất ở đó.

Sau tháng 4 năm 1711, người Áo chính thức cai trị khu vực đến năm 1848.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Engel 2001, p. 361.
  2. ^ Keul 2009, p. 100.
  3. ^ Keul 2009, p. 104.
  4. ^ Oborni 2012, p. 173.
  5. ^ Barta 1994, p. 260.
  6. ^ Besala and Biedrzycka (2005), p.114
  7. ^ Stone (2001), p. 123
  8. ^ Besala and Biedrzycka (2005), p.115
  9. ^ Besala and Biedrzycka (2005), p.116
  10. ^ Besala and Biedrzycka (2005), p.117
  11. ^ Szabó 2012, p. 184.
  12. ^ Granasztói 1981, p. 408.
  13. ^ Szegedi 2009, p. 101.
  14. ^ Granasztói 1981, p. 414.
  15. ^ Szabó 2012, p. 186.
  16. ^ Horn 2002, p. 216.
  17. ^ Barta 1994, p. 296.
  18. ^ Horn 2002, p. 235.
  19. ^ Horn 2002, p. 235-236.
  20. ^ 1603. július 17. Székely Mózes erdélyi fejedelem halála. www.rubicon.hu..Truy cập 27 tháng 3 năm 2017.
  21. ^ I.M. (1900). "Bătălia de la Brașov, 17 iulie 1603". Gazeta Transilvaniei (47–51). Truy cập 17 tháng 2 năm 2019.
  22. ^ I.M. (1900). "Bătălia de la Brașov, 17 iulie 1603". Gazeta Transilvaniei (47–51). Truy cập 19 tháng 2 năm 2019.
  23. ^ G. Etényi, Horn & Szabó 2006, p. 64.
  24. ^ G. Etényi, Horn & Szabó 2006, p. 157.
  25. ^ Szabó 2010, p. 47.
  26. ^ G. Etényi, Horn & Szabó 2006, p. 65.
  27. ^ Kontler 1999, p. 165.
  28. ^ G. Etényi, Horn & Szabó 2006, p. 220.
  29. ^ Trócsányi 1979, p. 65.
  30. ^ Hangay 1987, p. 119.
  31. ^ Hangay 1987, p. 192.
  32. ^ Hangay 1987, p. 193.
  33. ^ Péter 1994, p. 305.
  34. ^ Hangay 1987, pp. 198, 202.
  35. ^ Trócsányi 1979, p. 107.
  36. ^ Nagy 1988, pp. 176–177.
  37. ^ Nagy 1988, p. 197.
  38. ^ Nagy 1988, p. 259.
  39. ^ Nagy 1988, pp. 274, 276.
  40. ^ Felezeu 2009, p. 35.
  41. ^ Nagy 1988, p. 183.
  42. ^ Péter 1994, p. 313.
  43. ^ Barta 1994, p. 313.
  44. ^ Nagy 1988, pp. 282–283.
  45. ^ Euweb/Bethlen de Iktár family.Truy cập 5 tháng 1 năm 2015.
  46. ^ Hangay 1987, p. 226.
  47. ^ Péter 1981, p. 447.
  48. ^ a b Bain, Robert Nisbet (1911). "Rákóczy". In Chisholm, Hugh (ed.). Encyclopædia Britannica. 22 (11th ed.). Cambridge University Press. pp. 867–868.
  49. ^ Frost (2000), p.178
  50. ^ Press (1991), p.403
  51. ^ Frost (2000), p.179
  52. ^ ↑ Rubicon: Tarján M. Tamás: 1648. október 11. II. Rákóczi György lesz Erdély fejedelme. Rubiconline. (Hozzáférés: 2015. december 16.)
  53. ^ Patai, Raphael (1996). The Jews of Hungary: History, Culture, Psychology. ISBN 0814325610.
  54. ^ Felezeu 2009, p. 71.
  55. ^ R. Várkonyi 1994, p. 361.
  56. ^ Tamás Tarján. "1690 - The Death of Michael Apafi" (in Hungarian). Rubicon. Lưu trữ từ bản chính vào ngày 9 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013.
  57. ^ Faceted Application of Subject Terminology. Truy cập 9 tháng 10 năm 2017
  58. ^ Gyöngyösi István: Thököly Imre és Zrínyi Ilona házassága – Jegyzetek. Truy cập 4 tháng 7 năm 2019.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Engel, Pál (2001). The Realm of St Stephen: A History of Medieval Hungary, 895–1526. I.B. Tauris Publishers. ISBN 1-86064-061-3.
  • Keul, István (2009). Early Modern Religious Communities in East-Central Europe: Ethnic Diversity, Denominational Plurality, and Corporative Politics in the Principality of Transylvania (1526–1691). Brill. ISBN 978-90-04-17652-2.
  • Oborni, Teréz (2012). "Szapolyai (I) János; Jagelló Izabella; János Zsigmond". In Gujdár, Noémi; Szatmáry, Nóra (eds.). Magyar királyok nagykönyve: Uralkodóink, kormányzóink és az erdélyi fejedelmek életének és tetteinek képes története [Encyclopedia of the Kings of Hungary: An Illustrated History of the Life and Deeds of Our Monarchs, Regents and the Princes of Transylvania] (in Hungarian). Reader's Digest. pp. 152–155, 171–173. ISBN 978-963-289-214-6.
  • Barta, Gábor (1994). "The Emergence of the Principality and its First Crises (1526–1606)". In Köpeczi, Béla; Barta, Gábor; Bóna, István; Makkai, László; Szász, Zoltán; Borus, Judit (eds.). History of Transylvania. Akadémiai Kiadó. pp. 247–300. ISBN 963-05-6703-2.
  • Jerzy Besala; Agnieszka Biedrzycka (2004–2005). "Stefan Batory". Polski Słownik Biograficzny (in Polish). XLIII.
  • Stone, Daniel (2001). The Polish-Lithuanian state, 1386–1795. A History of East Central Europe. Seattle: University of Washington Press. ISBN 0-295-98093-1.
  • Granasztói, György (1981). "A három részre szakadt ország és a török kiűzése (1557–1605)". In Benda, Kálmán; Péter, Katalin (eds.). Magyarország történeti kronológiája, II: 1526–1848 [Historical Chronology of Hungary, Volume I: 1526–1848] (in Hungarian). Akadémiai Kiadó. pp. 390–430. ISBN 963-05-2662-X.
  • Szegedi, Edit (2009). "The Birth and Evolution of the Principality of Transylvania (1541–1690)". In Pop, Ioan-Aurel; Nägler, Thomas; Magyari, András (eds.). The History of Transylvania, Vo. II (From 1541 to 1711). Romanian Academy, Center for Transylvanian Studies. pp. 99–111. ISBN 973-7784-04-9.
  • Szabó, Péter Károly (2012). "Báthory Zsigmond". In Gujdár, Noémi; Szatmáry, Nóra (eds.). Magyar királyok nagykönyve: Uralkodóink, kormányzóink és az erdélyi fejedelmek életének és tetteinek képes története [Encyclopedia of the Kings of Hungary: An Illustrated History of the Life and Deeds of Our Monarchs, Regents and the Princes of Transylvania] (in Hungarian). Reader's Digest. pp. 184–187. ISBN 978-963-289-214-6.
  • Horn, Ildikó (2002). Báthory András [Andrew Báthory] (in Hungarian). Új Mandátum. ISBN 963-9336-51-3.
  • Barta, Gábor (1994). "The Emergence of the Principality and its First Crises (1526–1606)". In Köpeczi, Béla; Barta, Gábor; Bóna, István; Makkai, László; Szász, Zoltán; Borus, Judit (eds.). History of Transylvania. Akadémiai Kiadó. pp. 247–300. ISBN 963-05-6703-2.
  • Szabó, András (2010). "Téged Isten dicsérünk": Bocskai István, Erdély és Magyarország fejedelme ["Thee, O God, we praise": Stephen Bocskai, Prince of Transylvania and Hungary] (in Hungarian). Magyarországi Református Egyház Kálvin János Kiadója. ISBN 978-963-558-164-1.
  • G. Etényi, Nóra; Horn, Ildikó; Szabó, Péter (2006). Koronás fejedelem: Bocskai István és kora [A Crowned Prince: Stephen Bocskai and his Time] (in Hungarian). General Press Kiadó. ISBN 963-9648-27-2.
  • Kontler, László (1999). Millennium in Central Europe: A History of Hungary. Atlantisz Publishing House. ISBN 963-9165-37-9.
  • Trócsányi, Zsolt (1979). "Rákóczi Zsigmond (Egy dinasztia születése) [Sigismund Rákóczi (The birth of a dynasty)]". In Dankó, Imre (ed.). A debreceni Déri Múzeum Évkönyve [Annual of the Déri Museum of Debrecen] (in Hungarian). Déri Múzeum. pp. 57–113. ISSN 0133-8080.
  • Péter, Katalin (1994). "The Golden Age of the Principality (1606–1660)". In Köpeczi, Béla; Barta, Gábor; Bóna, István; Makkai, László; Szász, Zoltán; Borus, Judit (eds.). History of Transylvania. Akadémiai Kiadó. pp. 301–358. ISBN 963-05-6703-2.
  • Nagy, László (1988). Tündérkert fejedelme: Báthory Gábor [Prince of the Pixies' Garden: Gabriel Gáthory]. Zrínyi Kiadó. ISBN 963-326-947-4.
  • Felezeu, Călin (2009). "The International Political Background (1541–1699); The Legal Status of the Principality of Transylvania in Its Relations with the Ottoman Porte". In Pop, Ioan-Aurel; Nägler, Thomas; Magyari, András (eds.). The History of Transylvania, Vo. II (From 1541 to 1711). Romanian Academy, Center for Transylvanian Studies. pp. 15–73. ISBN 978-973-7784-04-9.
  • Book of Kings, ed.: Jenő Horváth, ISBN 963-208-894-8
  • Péter, Katalin (1981). "A három részre szakadt ország és a török kiűzése (1526–1605)". In Benda, Kálmán; Péter, Katalin (eds.). Magyarország történeti kronológiája, II: 1526–1848 [Historical Chronology of Hungary, Volume I: 1526–1848] (in Hungarian). Akadémiai Kiadó. pp. 361–430. ISBN 963-05-2662-X.
  • Frost, Robert I (2000). The Northern Wars. War, State and Society in Northeastern Europe 1558-1721. Longman. ISBN 978-0-582-06429-4.
  • Press, Volker (1991). Kriege und Krisen. Deutschland 1600-1715. Neue deutsche Geschichte (in German). 5. Munich: Beck. ISBN 3-406-30817-1.
  • Kemény János és Bethlen Miklós művei, Budapest 1980 Szépirodalmi Kiadó.
  • Felezeu, Călin (2009). "The International Political Background (1541–1699); The Legal Status of the Principality of Transylvania in Its Relations with the Ottoman Porte". In Pop, Ioan-Aurel; Nägler, Thomas; Magyari, András (eds.). The History of Transylvania, Vo. II (From 1541 to 1711). Romanian Academy, Center for Transylvanian Studies. pp. 15–73. ISBN 978-973-7784-04-9.
  • R. Várkonyi, Ágnes (1994). "The End of Turkish Rule in Transylvania and the Reunification of Hungary (1660–1711)". In Köpeczi, Béla; Barta, Gábor; Bóna, István; Makkai, László; Szász, Zoltán; Borus, Judit (eds.). History of Transylvania. Akadémiai Kiadó. pp. 359–411. ISBN 963-05-6703-2.
  • Makkai László: Erdély története
  • Kővári László: Erdély története, Kolozsvár, 1866.