Danh sách di sản thế giới tại Úc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO là nơi có tầm quan trọng trong việc bảo tồn các di sản văn hóa và tự nhiên của nhân loại được mô tả trong Công ước Di sản thế giới năm 1972.[1] Úc phê chuẩn Công ước vào ngày 22 tháng 8 năm 1974 khiến các di tích văn hóa và tự nhiên của quốc gia này đủ điều kiện xét công nhận Di sản thế giới.[2] Tính đến hết năm 2019, Úc đã có tổng cộng 20 di sản thế giới, trong đó có 4 di sản văn hóa, 12 di sản thiên nhiên và 4 địa điểm hỗn hợp (bao gồm cả giá trị về văn hóa lẫn tự nhiên).

Địa điểm đầu tiên của Úc được công nhận là Rạn san hô Great Barrier, Vùng các hồ WillandraVườn quốc gia Kakadu được công nhận vào năm 1981.[3] Trong đó, Rạn san hô Great Barrier có diện tích 34.870.000 là di sản thế giới có diện tích lớn thứ ba trên thế giới (chỉ sau Khu bảo tồn Quần đảo PhoenixPapahānaumokuākea).[4][5]

Úc có 4 Di sản hỗn hợpVườn quốc gia Kakadu, Vườn quốc gia Uluru-Kata Tjuta, Vùng các hồ WillandraVùng hoang dã ở Tasmania. Vùng hoang dã ở Tasmania chính là một trong hai địa điểm trên thế giới đáp ứng được 7 trong số 10 tiêu chí liệt kê Di sản thế giới (cùng với núi Thái SơnTrung Quốc).

Ngoài ra, Úc cũng có một số địa điểm nằm trong danh sách dự kiến để xét công nhận Di sản thế giới trong tương lai.

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

Di sản Hình ảnh Vị trí Tiêu chí Diện tích
ha (mẫu Anh)
Năm công nhận Mô tả
Các địa điểm hóa thạch động vật có vú tại Úc (RiversleighNaracoorte) Upright reconstruction of a Thylacoleo skeleton inside Naracoorte Caves, its shadow cast against the cave wall AustraliaQueensland
Nam Úc,
 Australia
19°05′00″N 138°43′00″Đ / 19,083333°N 138,716667°Đ / -19.083333; 138.716667 (Các địa điểm hóa thạch động vật có vú tại Úc (Riversleigh / Naracoorte))[note 1]
Thiên nhiên:AustraliaAap
(viii), (ix)
10.300 (25.000) 1992 Riversleigh và Naracoorte được liệt kê như là một trong số mười mỏ hóa thạch giàu nhất trên thế giới. Cả hai đều minh hoạ cho các giai đoạn chính riêng biệt trong sự tiến hóa của động vật có vú ở lục địa Úc. Riversleigh đã cung cấp một số hóa thạch động vật có vú sớm nhất từ giữa Đại Tân sinh. Trong khi đó, Naracoorte là khu vực hóa thạch lớn nhất tại Úc, kéo dài từ Thế Canh Tân cho đến khoảng thời gian mà những cuộc di cư đầu tiên của con người tới Úc. Nó chứa một số ví dụ về đông vật ăn thịt lớn thời kỳ băng hà được bảo tồn tốt nhất như là hóa thạch của Sư tử có túi.[6]
Chuỗi nhà tù Úc, thế kỷ 18-19 Photo of the main penitentiary building, partially ruined and hollowed out, with thickly forested hills in background AustraliaNew South Wales,
Norfolk,
Tasmania and
Tây Úc,
 Australia
33°22′42″N 150°59′40″Đ / 33,378333°N 150,994444°Đ / -33.378333; 150.994444 (Australian Convict Sites)[note 2]
Văn hóa:AustraliaAap
(iv), (vi)
1.503 (3.710) 2010 Có hơn 3000 địa điểm là các nhà tù kết án hình thành do Hải quân Anh thiết lập tại Úc,[7] vào thời kỳ thuộc địa sớm trong lịch sử Úc. Mười một địa điểm trong số này đã được chọn như là ví dụ điển hình về sự tập trung và kết án quy mô của thực dân Anh nói riêng và các nước đế quốc phương Tây nói chung tại các nước thuộc địa.[note 3][8]
Đảo Fraser A grassy hilltop overlooking a shallow sand beach, with thick forests in the background AustraliaQueensland,
 Australia
25°13′00″N 153°08′00″Đ / 25,216667°N 153,133333°Đ / -25.216667; 153.133333 (Fraser Island)
Thiên nhiên:AustraliaAap
(vii), (viii), (ix)
184.000 (450.000) 1992 Đảo Fraser là đảo cát lớn nhất thế giới, bao gồm cát tích tụ trong khoảng 750.000 năm. Nó chứa hơn 100 hồ nước ngọt và các đụn cát lên đến 260 mét (850 ft) so với mực nước biển. Do nấm rễ cộng sinh xuất hiện tự nhiên trong cát, nên đây là nơi duy nhất trên thế giới nơi mà rừng nhiệt đới phát triển trên cát.[9]
Các rừng mưa Gondwana của Úc Thick forests covering a rocky escarpment AustraliaQueensland
New South Wales,
 Australia
28°15′N 150°03′Đ / 28,25°N 150,05°Đ / -28.25; 150.05 (Gondwana Rainforests of Australia)
Thiên nhiên:AustraliaAap
(viii), (ix), (x)
370.000 (910.000) 1986 Địa điểm này được công nhận là Di sản thế giới vì tầm quan trọng của nó đối với địa chất và bảo tồn các loài hoang dã. Nó bao gồm một số lượng lớn các khu vực được bảo vệ trong khu vực rừng mưa cận nhiệt đới lớn nhất trên thế giới. Nó có giá trị bảo tồn rất cao, với hơn 200 loài thực vật và nhiều loài động vật quý hiếm.[10]
Rạn san hô Great Barrier Bị đe dọa A submerged outcrop covered by a variety of corals AustraliaQueensland,
 Australia
18°17′10″N 147°42′00″Đ / 18,286111°N 147,7°Đ / -18.286111; 147.7 (Great Barrier Reef)
Thiên nhiên:AustraliaAap
(vii), (viii), (ix), (x)
34.870.000 (86.200.000) 1981 Hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới này gồm hơn 2.900 rạn san hô. Nó chứa một mức độ đa dạng sinh học biển nổi bật và được coi là khu vực đa dạng và giàu nhất thế giới về các loài động vật. Đây là nơi có khoảng 400 loại san hô và tạo thành môi trường sống chủ yếu cho nhiều loài nguy cấp.[11]
Khu vực dãy núi Greater Blue Rugged sandstone cliff face with three large pinnacles, surrounded by a forested valley AustraliaNew South Wales,
 Australia
33°42′N 150°00′Đ / 33,7°N 150°Đ / -33.7; 150 (Greater Blue Mountains Area)
Thiên nhiên:AustraliaAap
(ix), (x)
1.032.649 (2.551.730) 2000 Một khu vực của các cao nguyên đá sa thạch và các hẻm núi. Được che phủ bởi rừng bạch đàn, khu vực này đã được ghi lại như một sự đại diện cho đa dạng sinh học của Úc, đặc biệt là sự đa dạng của các loài bạch đàn. Nó bao gồm tám khu bảo tồn cung cấp môi trường sống chủ yếu cho nhiều loài nguy cấp.[12]
Đảo Heard và quần đảo McDonald Satellite image of a snow-covered volcanic peak, with a glacier running straight into the ocean AustraliaĐảo Heard và quần đảo McDonald,
 Australia
53°06′N 73°30′Đ / 53,1°N 73,5°Đ / -53.1; 73.5 (Đảo Heard và quần đảo McDonald)
Thiên nhiên:AustraliaAap
(viii), (ix)
37.200 (92.000) 1997 Hai hòn đảo này là hai ngọn núi lửa hoạt động duy nhất ở khu vực cận Nam Cực, và được ghi lại bởi giá trị của chúng để nghiên cứu về các quy trình địa chấn và địa mạo. Hơn ba phần tư đảo Heard được bao phủ bởi các sông băng. Do sự xa xôi của chúng, hệ sinh thái không bị xáo trộn, không có lịch sử tác động đáng kể của con người hoặc bất kỳ loài sinh vật ngoại lai nào khác.[13]
Vườn quốc gia Kakadu Overhead view of grassy wetlands, with a river cutting through and a forested escarpment to the right AustraliaLãnh thổ Bắc Úc,
 Australia
12°50′00″N 132°50′00″Đ / 12,8333°N 132,8333°Đ / -12.8333; 132.8333 (Kakadu National Park)
Hỗn hợp:AustraliaAap
(i), (vi), (vii), (ix), (x)
1.979.766 (4.892.110) 1981 Khu vực đất ngập nước của Kakadu bao phủ một phần ba vườn quốc gia được coi là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.[14] Một số khu khảo cổ tại đây cung cấp bằng chứng về nơi ở của con người tại khu vực trong hơn 40.000 năm. Các biểu tượng ở Ubirr, BurrungguiNanguluwu được công nhận là những ví dụ nổi bật về nghệ thuật đá cổ có từ hơn 18.000 năm trước.[15]
Nhóm Đảo Lord Howe View overlooking a sheltered shallow bay, with a reef extending out to two bald peaks in the background AustraliaNew South Wales,
 Australia
31°33′56″N 159°05′18″Đ / 31,565556°N 159,088333°Đ / -31.565556; 159.088333 (Lord Howe Island Group)
Thiên nhiên:AustraliaAap
(vii), (x)
1.540 (3.800) 1982 Hòn đảo này là tàn tích của núi lửa hình khiên hình thành cách đây 7 triệu năm phun trào kéo dài khoảng nửa triệu năm.[16] Đây là nơi có nhiều loài đặc hữu, các quần thể chim biển quan trọng và rạn san hô ở cực nam của thế giới.[17]
Đảo Macquarie Large rookery of king penguins, both adult and young, on a pebbled beach, with grassy hills in background AustraliaTasmania,
 Australia
54°35′41″N 158°53′44″Đ / 54,594722°N 158,895556°Đ / -54.594722; 158.895556 (Macquarie Island)
Thiên nhiên:AustraliaAap
(vii), (viii)
540.000 (1.300.000) 1997 Nằm trên đỉnh của đới đứt gãy Macquarie, hòn đảo này là nơi duy nhất trên Trái đất mà lớp phủ trên biển. Nó chứa đựng bằng nhiều bằng chứng về đáy biển, giá trị địa chất độc đáo của nó.[18]
Bờ biển Ningaloo Side-on view of a spotted whale shark in cloudy blue water AustraliaTây Úc,
 Australia
22°33′45″N 113°48′37″Đ / 22,5625°N 113,810278°Đ / -22.562500; 113.810278 (Ningaloo Coast)
Thiên nhiên:AustraliaAap
(vii), (x)
705.015 (1.742.130) 2011 Bờ biển Ningaloo có sự đa dạng sinh học đặc biệt về biển, bao gồm hơn 700 loài cá và nhiều loài rùa biển nguy cấp. Nó là nơi tập trung theo mùa lớn nhất của cá mập voi và là một phần của tuyến di cư hàng năm của cá heo, cá cúi, cá đuối và cá voi lưng gù.[19]
Vườn quốc gia Purnululu Large red sandstone rock formation surrounded by shrubbery and open plains AustraliaTây Úc,
 Australia
17°30′N 128°30′Đ / 17,5°N 128,5°Đ / -17.5; 128.5 (Purnululu National Park)
Thiên nhiên:AustraliaAap
(vii), (viii)
239.723 (592.370) 2003 Dãy núi Bungle Bungle là một cao nguyên Devon bị xói mòn tạo thành một cảnh quan vô cùng ấn tượng của các tháp sa thạch. Đây là một trong số những hệ thống karst lớn nhất thế giới, một phần trong số đó là địa điểm linh thiêng của người Kija.[20]
Cung triển lãm Hoàng giaVườn Carlton Large cream-coloured building with central dome and grand arched entrance, fronted by flowered gardens and a tiered fountain AustraliaVictoria,
 Australia
37°48′22″N 144°58′13″Đ / 37,806111°N 144,970278°Đ / -37.806111; 144.970278 (Royal Exhibition Building and Carlton Gardens)
Văn hóa:AustraliaAap
(ii)
26 (64) 2004 Được xây dựng để tổ chức hội chợ thế giới vào năm 1880, đây là một trong những tòa nhà triển lãm thế giới cuối cùng của thế kỷ XIX, kết hợp một số phong cách kiến ​​trúc. Khu vườn liền kề là một ví dụ xuất sắc của thiết kế phong cảnh thời Victoria.[21]
Vịnh Shark, Tây Úc Scattered small black mounds growing in an area of shallows by the sea AustraliaWestern Australia,
 Australia
25°29′10″N 113°26′10″Đ / 25,486111°N 113,436111°Đ / -25.486111; 113.436111 (Shark Bay, Western Australia)
Thiên nhiên:AustraliaAap
(vii), (viii), (ix), (x)
2.197.300 (5.430.000) 1991 Đây là nơi có diện tích cỏ biển lớn và giàu có nhất trên thế giới, là một môi trường sống quan trọng cho loài cá cúi,[22] bảo vệ 12% số lượng của loài này.[23] Hamelin Pool là nơi phong phú nhất trên thế giới về đá stromatolit, cung cấp một số các thông tin sớm nhất của sự sống trên Trái đất.[24]
Nhà hát Opera Sydney Beige and white building with seven peaked rooves, sitting on a promontory surrounded by water AustraliaNew South Wales,
 Australia
33°51′24″N 151°12′55″Đ / 33,856667°N 151,215278°Đ / -33.856667; 151.215278 (Sydney Opera House)
Văn hóa:AustraliaAap
(i)
5,80 (14,3) 2007 Được khánh thành vào năm 1973, khu phức hợp biểu diễn này là một điểm nhấn mang tính biểu tượng của cảng Sydney nổi tiếng với kiến ​​trúc sáng tạo. Thiết kế là một ví dụ về phong cách kiến trúc biểu hiện và đã có một ảnh hưởng lâu dài về kiến ​​trúc.[25]
Vùng hoang dã ở TasmaniaBị đe dọa Scruffy, rocky ridge overlooking a hill covered in golden-coloured grass and shrubbery AustraliaTasmania,
 Australia
41°35′00″N 145°25′00″Đ / 41,583333°N 145,416667°Đ / -41.583333; 145.416667 (Tasmanian Wilderness)
Hỗn hợp:AustraliaAap
(iii), (iv), (vi), (vii), (viii), (ix), (x)
1.407.513 (3.478.040) 1982 Bao gồm 20% diện tích của đảo Tasmania, khu vực này là một trong những khu vực rừng mưa ôn đới xa xôi nhất trên thế giới. Nó bị chi phối bởi khu vực Vùng hoang dã Tây Nam Tasmania. Các cuộc khai quật trong khu vực đã phát hiện ra bằng chứng về sự hiện diện của thổ dân có niên đại từ ít nhất 20.000 năm trước.[26]
Vườn quốc gia Uluṟu-Kata Tjuṯa View of a large red sandstone monolith against a sunset sky and flanked by two silhouetted trees AustraliaNorthern Territory,
 Australia
25°20′N 131°00′Đ / 25,33°N 131°Đ / -25.33; 131 (Uluṟu-Kata Tjuṯa National Park)
Hỗn hợp:AustraliaAap
(v), (vi), (vii), (viii)
132,566 (327,58) 1987 Ghi nhận ý nghĩa khảo cổ học và văn hoá của nó, đại diện cho mối liên hệ tâm linh của thổ dân với đất đai nơi đây. Vườn quốc gia có hai khối đá sa thạch nổi tiếng, UluruKata Tjuta, có ý nghĩa về mặt tâm linh đối với người Anangu. Những bức tranh hang động được tìm thấy tại Uluru có lịch sử cách đây hàng chục ngàn năm.[27]
Vùng nhiệt đới ẩm ướt của Queensland Dense rainforest scene, with a small pool surrounded by ferns and moss-laden rocks AustraliaQueensland,
 Australia
15°39′N 144°58′Đ / 15,65°N 144,97°Đ / -15.65; 144.97 (Wet Tropics of Queensland)
Thiên nhiên:AustraliaAap
(vii), (viii), (ix), (x)
894.420 (2.210.200) 1988 Một khu vực rừng nhiệt đới nhiệt đới trải dài dọc theo Dãy núi Great Dividing. Khu vực này có mức đa dạng sinh học đặc biệt, với ít nhất 85 loài đặc hữu.[28] Nó cũng là một khu vực quan trọng đối với các loài thú độc đáo và đang có nguy cơ tuyệt chủng.[29]
Vùng các hồ Willandra AustraliaNew South Wales,
 Australia
34°N 143°Đ / 34°N 143°Đ / -34; 143 (Willandra Lakes Region)
Hỗn hợp:AustraliaAap
(iii), (viii)
240.000 (590.000) 1981 Khu vực có tầm quan trọng về địa chất, trầm tích từ thế Canh Tân. Nó bao gồm các bằng chứng khảo cổ đặc biệt về nơi ở của con người trong quá khứ từ 45-60.000 năm trước, bao gồm khu hỏa táng lâu đời nhất thế giới, Tàn tích Hồ Mungo.[30]
Cảnh quan văn hóa Budj Bim Vườn quốc gia Núi Eccles AustraliaVictoria,
 Australia
38°03′46″N 141°55′32″Đ / 38,062778°N 141,925556°Đ / -38.062778; 141.925556 (Budj Bim)
Văn hóa:AustraliaAap
(iii), (v)
9.935 (24.550) 2019 Khu vực này có tầm quan trọng trong lịch sử của Gunditjmara với một hệ thống nuôi trồng thủy sản, dẫn dòng nước của lạch Darlot vào các khu vực đất thấp liền kề để bẫy lươn và cá.[31]

Danh sách dự kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài các di sản đã được công nhận, mỗi quốc gia thành viên cũng có thể đề cử các di sản dự kiến. Để được xét công nhận di sản thế giới thì địa điểm đó phải nằm trong danh sách dự kiến từ trước đó. Dưới đây là các di sản dự kiến của Úc:

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tọa độ cho thấy vị trí của Riversleigh]], một trong hai địa điểm hóa thạch động vật có vú tại Úc.
  2. ^ Tọa độ thể hiện vị trí của Con đường lớn phía Bắc, một trong số 11 địa điểm của di sản.
  3. ^ Các địa điểm là: Địa điểm kết án trên đảo Cockatoo, Trại Hyde Park, Tòa nhà Chính phủ CũCon đường lớn phía Bắc in New South Wales; Các nhà tù BrickendonWoolmers, Cascades Female Factory, Địa điểm lịch sử Coal Mines, Đồn tập sự DarlingtonPort Arthur tại Tasmania; Nhà tù Fremantle tại Tây Úc và Khu di tích lịch sử Kingston và Thung lũng Arthurs trên đảo Norfolk.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ World Heritage Committee. “The Criteria for Selection”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  2. ^ UNESCO, "States Parties: Ratification Status"; retrieved 2012-4-20.
  3. ^ Young, Emma (ngày 29 tháng 8 năm 2011). “World Heritage sites of Australia”. Australian Geographic. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2012.
  4. ^ Staff writers (2010). “Marine Paradise Named Largest World Heritage Site”. ABC News. ABC News Internet Ventures. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2011.
  5. ^ Great Barrier Reef Marine Park Authority. “Great Barrier Reef World Heritage Area”. Government of Australia. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2011.
  6. ^ World Heritage Committee. “Các địa điểm hóa thạch động vật có vú tại Úc”. UNESCO. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ Department of the Environment, Water, Heritage and the Arts (tháng 1 năm 2008), World Heritage Nomination: Australian convict sites, Government of Australia, ISBN 978-0-642-55390-4Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ World Heritage Committee. “Australian Convict Sites”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  9. ^ World Heritage Committee. “Fraser Island”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  10. ^ World Heritage Committee. “Gondwana Rainforests of Australia”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  11. ^ World Heritage Committee. “Rạn san hô Great Barrier”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  12. ^ World Heritage Committee. “Greater Blue Mountains Area”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  13. ^ World Heritage Committee. “Đảo Heard và quần đảo McDonald”. UNESCO. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  14. ^ Government of Australia. “Convention on wetlands of international importance”. Department of Sustainability, Environment, Water, Population and Communities. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2012.
  15. ^ World Heritage Committee. “Kakadu National Park”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  16. ^ World Heritage Committee. “Lord Howe Island Group”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  17. ^ Hutton, Ian (1986). Lord Howe Island: Discovering Australia's World Heritage. Canberra: Conservation Press. tr. 5–6. ISBN 978-0-908198-40-5.
  18. ^ World Heritage Committee. “Macquarie Island”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  19. ^ World Heritage Committee. “Ningaloo Coast”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  20. ^ World Heritage Committee. “Purnululu National Park”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  21. ^ World Heritage Committee. “Royal Exhibition Building and Carlton Gardens”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  22. ^ World Heritage Committee. “Shark Bay, Western Australia”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  23. ^ Riley, Laura and William (2005). Nature's Strongholds: The World's Great Wildlife Reserves. Princeton, New Jersey: Princeton University Press. tr. 595–596. ISBN 978-0-691-12219-9. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2011.
  24. ^ Government of Australia (ngày 3 tháng 9 năm 2008). “Vịnh Shark, Tây Úc”. Department of Sustainability, Environment, Water, Population and Communities. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2012.
  25. ^ World Heritage Committee. “Sydney Opera House”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  26. ^ World Heritage Committee. “Tasmanian Wilderness”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  27. ^ World Heritage Committee. “Uluṟu-Kata Tjuṯa National Park”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  28. ^ Reid, Greg (2004). Australia's National and Marine Parks: Queensland. South Yarra, Victoria: Macmillan Education Australia. tr. 13. ISBN 978-0-7329-9053-4.
  29. ^ World Heritage Committee. “Wet Tropics of Queensland”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  30. ^ World Heritage Committee. “Willandra Lakes Region”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  31. ^ World Heritage Committee. “Cảnh quan văn hóa Budj Bim”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2019.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Ánh xạ tất cả các tọa độ bằng cách sử dụng: OpenStreetMap 
Tải xuống tọa độ dưới dạng: KML