Danh sách di sản thế giới tại Ai Cập

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vị trí các di sản thế giới tại Ai Cập.

Ai Cập phê chuẩn Công ước Di sản thế giới của UNESCO vào ngày 7 tháng 2 năm 1974. Từ đó, các địa điểm văn hóa và tự nhiên của quốc gia này đủ điều kiện để được xét công nhận Di sản thế giới. Tính đến hết năm 2017, Ai Cập có tổng cộng 7 di sản thế giới được UNESCO công nhận (1 thiên nhiên, 6 văn hóa).[1] Ngoài ra là 33 địa điểm trong danh sách di sản dự kiến.[1].

Trong số các địa điểm được công nhận, năm di sản được công nhận tại phiên họp lần thứ 3 tổ chức tại Cairo, Ai Cập, đó là: Abu Mena; Thebes cổ đại và Necropolis của nó; Cairo lịch sử; Memphis và Necropolis của nó – Các kim tự tháp từ Giza tới Dahshur; và, Các tượng đài Nubian từ Abu Simbel tới Philae. Trong khi đó, di sản mới nhất là Wadi Al-Hitan (Thung lũng Cá voi) được công nhận vào năm 2005 trong phiên họp lần thứ 29 diễn ra tại Nam Phi.

Abu Mena là di sản hiện nằm trong danh sách di sản thế giới bị đe dọa từ năm 2001 do việc phát triển nông nghiệp khiến mực nước tăng đáng kể, làm một số tòa bị sụp đổ hoặc nền móng trở lên yếu. Các nhà chức trách đã buộc phải dùng cát để gia cố cho các tòa nhà có nguy cơ sụp đổ trên.

Dưới đây là Danh sách 7 di sản thế giới tại Ai Cập được UNESCO công nhận cùng với các di sản dự kiến của quốc gia này. Cùng với đó là 33 địa điểm di sản dự kiến.

Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

  In danger Bị đe dọa
Tên Hình ảnh Vị trí Tiêu chuẩn Diện tích
ha (mẫu Anh)
Năm công nhận Mô tả
Abu Mena Ai CậpAlexandria,
Ai Cập Ai Cập
30°51′0″B 29°40′0″Đ / 30,85°B 29,66667°Đ / 30.85000; 29.66667
Văn hóa:EgyAbu
(iv)
183 (450) 1979 Các di tích về thành phố cổ kính của Kitô giáo bao gồm nhà thờ, nhà rửa tội, nhà nguyện, các tòa nhà công cộng, đường phố, tu viện, nhà ở và xưởng được xây dựng trên mộ của Thánh Menas ở Alexandria.[2]
Thebes cổ đại và Necropolis của nó Ai CậpLuxor,
Ai Cập Ai Cập
25°44′0″B 32°36′0″Đ / 25,73333°B 32,6°Đ / 25.73333; 32.60000
Văn hóa:EgyAnc
(i)(iii)(vi)
7.390 (18.300) 1979 Thủ đô cũ trước đây của Ai Cập và là thành phố của Amun, Thebes chứa các đền thờ và cung điện ở KarnakLuxor, cũng như các Necropolis tại Thung lũng các vị VuaThung lũng các Hoàng hậu, làm minh chứng cho thời kỳ hoàng kim của nền văn minh Ai Cập.[3]
Cairo lịch sử EgyptCairo,
Ai Cập Ai Cập
30°03′0″B 31°15′40″Đ / 30,05°B 31,26111°Đ / 30.05000; 31.26111
Văn hóa:EgyHis
(i)(v)(vi)
524 (1.290) 1979 Là một trong những thành phố Hồi giáo lâu đời nhất thế giới và nằm giữa Cairo, đô thị này bắt đầu từ thế kỷ thứ 10 và đạt đến thời hoàng kim vào thế kỷ 14. Nó chứa các thánh đường Hồi giáo, madrasah, hammams và đài phun nước.[4]
Memphis và Necropolis của nó – Các kim tự tháp từ Giza tới Dahshur Ai CậpCairo,
Ai Cập Ai Cập
30°03′0″B 31°15′40″Đ / 30,05°B 31,26111°Đ / 30.05000; 31.26111
Văn hóa:EgyHis
(i)(v)(vi)
[chuyển đổi: số không hợp lệ] 1979 Thủ đô Vương quốc Ai Cập có một số di tích nghi lễ an táng lạ thường, bao gồm các ngôi mộ đá, các tòa nhà, đền thờ và kim tự tháp. Trong thời cổ đại, địa điểm này được xem là một trong bảy kỳ quan thế giới.[5]
Các tượng đài Nubian từ Abu Simbel tới Philae Ai CậpAswan,
Ai Cập Ai Cập
22°20′11″B 31°37′34″Đ / 22,33639°B 31,62611°Đ / 22.33639; 31.62611
Văn hóa:EgyNub
(i)(iii)(vi)
374 (920) 1979 Nằm dọc theo sông Nin, khu vực này chứa các tượng đài như đền thờ Ramesses II ở Abu Simbel và khu đền thờ của IsisPhilae. Quần thể các đền đài được cứu khỏi khu vực hồ Nasser như là kết quả của việc xây dựng đập Aswan.[6]
Khu vực Saint Catherine Ai CậpNam Sinai,
Ai Cập Ai Cập
28°33′22″B 33°58′32″Đ / 28,55611°B 33,97556°Đ / 28.55611; 33.97556
Văn hóa:EgySai
(i)(iii)(iv)(vi)
60.100 (149.000) 2002 Tu viện chính thống Saint Catherine là một trong những tu viện cổ nhất của người Cơ đốc vẫn còn hoạt động. Có niên đại từ thế kỷ thứ 6, nó được đặt gần núi Horeb. theo kinh Cựu Ước, Moses đã nhận được các viên thuốc giao ước tại đây. Khu vực này là một địa điểm thiêng liêng đối với cả Kitô hữu, người Hồi giáo và người Do Thái.[7]
Wadi Al-Hitan (Thung lũng Cá voi) Ai CậpFaiyum,
Ai Cập Ai Cập
29°20′0″B 30°11′0″Đ / 29,33333°B 30,18333°Đ / 29.33333; 30.18333
Thiên nhiên:EgyWad
(viii)
20.015 (49.460) 2005 Nằm ở phía tây Ai Cập, Wadi Al-Hitan có chứa hóa thạch của Phân bộ Cá voi cổ đã tuyệt chủng, sự tiến hóa của cá voi từ trên cạn sang động vật có vú biển.[8]

Danh sách dự kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài các di sản đã được công nhận chính thức, các quốc gia thành viên còn có thể duy trì các di sản dự kiến để đề cử công nhận trong tương lai. Một di sản chỉ được công nhận khi nó đã nằm trong danh sách dự kiến. Tính đến hết năm 2017, Ai Cập đã có 33 địa điểm nằm trong danh sách dự kiến:[9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Egypt”. UNESCO. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2017.
  2. ^ “Abu Mena”. UNESCO. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  3. ^ “Ancient Thebes with its Necropolis”. UNESCO. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  4. ^ “Historic Cairo”. UNESCO. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  5. ^ “Memphis and its Necropolis – the Pyramid Fields from Giza to Dahshur”. UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “Nubian Monuments from Abu Simbel to Philae”. UNESCO. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  7. ^ “Saint Catherine Area”. UNESCO. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  8. ^ “Wadi Al-Hitan (Whale Valley)”. UNESCO. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  9. ^ “Tentative Lists”. UNESCO. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2010.