Danh sách di tích, di sản văn hóa ở Bắc Ninh
Danh sách này liệt kê các di tích, di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Di tích, di sản văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]
- Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương [1]
- Đền Lý Bát Đế thờ tám vị vua triều Lý
- Đền Đô - Quan Độ (Đền Đại Tư Mã)
- Đình làng Đình Bảng
- Đền Bắc vệ Đại tướng quân Nghiêm Kế (Nhà thờ họ Nghiêm) - Quan Độ
- Đền Bà Chúa Kho
- Đền Du Tràng, xã Giang Sơn, Gia Bình thờ hai vị tướng người Du Tràng nhưng không theo sứ quân Lý Khuê mà đem theo quân lính về Hoa Lư gia nhập lực lượng Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn 12 sứ quân, lập ra triều đại nhà Đinh.[2]
- Đền Cao Lỗ Vương
- Đền Phụ Quốc - Làng Tam Tảo
- Đền thờ Nguyễn Cao
- Đình Ngọc Quan
- Đình Bình Than, xã Cao Đức, huyện Gia Bình.
- Đình làng Hồi Quan
- Đình làng Đình Cả
- Đình làng Hoài Trung
- Đình Ngăm Lương, xã Lãng Ngâm, Gia Bình thờ 3 anh em trai là Đô Công, Chất Công và Đinh Công giỏi nghề sông nước, giúp Vua Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp thứ sử châu Vũ Ninh Dương Huy. Khi lập nước Đại Cồ Việt họ được giao cai quản khu vực núi Thiên Thai, khi mất được ba thôn (Tiêu, Tràng, Tía) chia ra lập đền thờ. Người anh cả thờ đền Thượng, ông thứ hai thờ ở đền Trung và ông thứ ba được thờ ở đền Hạ; riêng đền Ngăm Lương là nơi thờ chung của cả ba anh em, được tôn vinh là những vị thủy thần.[3]
- Đình làng Tam Tảo
- Đình Chùa Yên Mẫn
- Đền Phú Ninh ở thị trấn Gia Bình thờ 9 vị tướng thời Đinh là Vũ Hiển, Vũ Hán, Vũ Tố, Lê Phổ, Lê Oanh, Trương Dực, Đặng Hoằng, Trương Nha, Đặng Tạo là các vị tướng quân người Thuận Thành.
- Đình Quan Đình
- Đình Đại Vi, xã Đại Đồng, Tiên Du thờ Trương Ngọ, Trương Mai và Bạch Đa là 3 vị tướng nhà Đinh đều quê ở động Hoa Lư, đóng ở chùa trang Bối Khê, đạo Sơn Nam. Khi ba ông cầm quân đi đánh quân Ngô, bất ngờ bị tấn công đồn ở trang Đại Vi đã hi sinh[4]
- Đình Quan Độ
- Đình Lộ Bao
- Đình Đông Cốc, xã Hà Mãn, Thuận Thành thờ Linh Thông Đại vương là người bản xứ, có công theo giúp Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.
- Đình Tiểu Than, Lăng mộ Cao Lỗ Vương
- Đình làng Nghĩa Chỉ, Minh Đạo, Tiên Du thờ Phùng Hưng
- Chùa Phật Tích
- Chùa Bảo Sinh (Bảo Sinh Tự) Thôn Thịnh Cầu- Phố Mới - Quế Võ
- Chùa Bút Tháp
- Chùa Tiêu - Trung tâm Phật giáo xưa của Việt Nam. Nơi thụ thai và nuôi dưỡng Lý Thái Tổ đến năm 15 tuổi.
- Chùa Tổ - Huyền tích của một vùng Tứ Pháp
- Chùa Dạm
- Chùa Dâu
- Chùa Phúc Lâm - Làng Tam Tảo - Phú Lâm - Tiên Du
- Miếu Cửu Tướng ở xã Gia Đông, Thuận Thành thờ 9 vị tướng quân người Thuận Thành tham gia đánh dẹp 12 sứ quân. Sau Lê Hoàn cho rằng các ông là lực lượng gián điệp của Lý Khuê khiến cả chín vị tướng đều phải tự sát. Về sau vua Đinh biết họ bị oan, mới phong cả chín người làm đại vương và cho dân xã quê hương thờ cúng.
- Nhà thờ họ Nguyễn làng Kim Đôi (làng Tiến sĩ)- Di tích lịch sử cấp Quốc gia (QĐ sỐ 100/QĐBT ngày 21/01/1989, sỐ danh mục 383)
- Cụm Di tích văn hóa Đình- Đền - Chùa, thờ Thành hoàng tại làng Dương Húc, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, có công dẹp giặc Ân cứu nước, được nhiều sắc phong của Triều Nguyễn và là Di tích lịch sử Cách mạng trước 1945.
- Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Ở Bắc Ninh, việc thờ Nguyễn Minh Không có tới hàng chục di tích thuộc địa bàn các huyện: thành phố Bắc Ninh, Tiên Du, Quế Võ, Lương Tài, Gia Bình xưa vốn là quê ngoại của người, tiểu biểu như chùa Phả Lại ở Đức Long, Quế Võ và đình làng Đào Viên và Điện Tiền thuộc xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành thờ thánh Nguyễn với tư các sư tổ nghề đúc đồng.
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Thủy tổ Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2013. Truy cập 17 tháng 2 năm 2015.
- ^ “Đền Du Tràng”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2018.
- ^ “Giới thiệu bản Ngọc phả của xã Tiêu Xá, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (TBHNH 2003)”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2021.
- ^ “ĐÌNH ĐÔNG DƯ HẠ - HÀ NỘI”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2018.