Danh sách nhà phát minh bị chết bởi phát minh của mình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Franz Reichelt đã thử nghiệm phát minh của mình là cái dù lông ở tháp Eiffel.

Đây là danh sách các nhà phát minh mà cái chết của họ là do, hoặc có liên quan đến sản phẩm, quy trình, thủ tục, hoặc đổi mới khác mà họ đã phát minh, thiết kế hoặc chủ trì việc ứng dụng.

Trực tiếp tử nạn[sửa | sửa mã nguồn]

Những nhà phát minh tử nạn liên quan đến phát minh hay ứng dụng của mình
Tên Trường hợp

Ô tô[sửa | sửa mã nguồn]

Fred Duesenberg
(1876–1932)
Tai nạn giao thông trên đường cao tốc ở Duesenberg[1]
William Nelson
(cỡ 1879−1903)
Nhân viên General Electric, phát minh ra cách mới cho xe máy (bike). Sau đó, ông té xe nguyên mẫu của mình trong quá trình chạy thử nghiệm.[2]
Sylvester H. Roper Phát minh ra chiếc xe đạp "Roper steam velocipede" chạy bằng hơi nước (? steam-powered bike), đã chết vì một cơn đau tim và/hoặc hậu quả tai nạn trong quá trình biểu diễn thử nghiệm tốc độ cao trước công chúng năm 1896. Điều chưa biết là liệu vụ tai nạn gây ra cơn đau tim hay ngược lại.[3]
Francis Edgar Stanley
(1849–1918)
Chết khi lái chiếc ô tô Stanley Steamer. Ông đã lái chiếc xe của mình vào một đống gỗ trong khi cố gắng tránh những xe toa trang trại (farm wagons) đi cạnh nhau trên đường.[4]

Hàng không[sửa | sửa mã nguồn]

Ismail ibn Hammad al-Jawhari (chết cỡ 1003–1010) Học giả Hồi giáo người TurkKazakhstan đến từ Otrar (Farab), đã cố bay bằng hai cánh bằng gỗ và một sợi dây thừng. Ông nhảy từ mái nhà của một nhà thờ Hồi giáoNishapur và rơi xuống chết.[5]
Jean-François Pilâtre de Rozier Ca tử vong đầu tiên được biết đến trong tai nạn hàng không khi khí cầu Rozière rơi ngày 15/06/1785 khi ông và Pierre Romain cố gắng vượt qua eo biển Manche.
Otto Lilienthal
(1848–1896)
Thử nghiệm diều lượn, sau khi diều lượn rơi 1 ngày thì qua đời.[6]
Franz Reichelt
(1879–1912)
Một thợ may đã thử nghiệm ở tháp Eiffel phát minh của mình là cái dù lông, và đã rơi xuống chết. Đó là nỗ lực đầu tiên phát minh chiếc dù, và ông đã nói với các nhà chức trách rằng trước tiên ông thử nghiệm nó với một hình nộm.[7]
Aurel Vlaicu
(1882–1913)
Chết khi thử máy bay tự thiết kế [8] Vlaicu II, đã thất bại trong một nỗ lực để vượt qua dãy núi Carpath bằng đường hàng không.[9]
Henry Smolinski
(chết 1973)
Chết trong một chuyến bay thử nghiệm mẫu xe bay AVE Mizar, một xe bay dựa trên chiếc Ford Pinto và các sản phẩm độc quyền của công ty do ông thành lập.[10]
Michael Robert Dacre
(chết 2009, 53 tuổi)
Chết khi thử nghiệm mẫu thiết bị taxi bay tự chế "AVCEN Jetpod", được thiết kế để phục vụ du lịch nhanh chóng, giá cả phải chăng giữa các thành phố.[11]

Công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

William Bullock
(1813–1867)
Người phát minh ra rotary printing press (tạm dịch: dàn in ấn xoay) [12][13]. Vài năm sau khi phát minh, khi lắp đặt một máy mới ở Philadelphia, chân của ông bị kẹt và bị máy nghiền nát. Sau đó chân bị hoại tử và Bullock đã chết trong khi phẫu thuật cắt bỏ nó.[14]

Hàng hải[sửa | sửa mã nguồn]

Horace Lawson Hunley
(1823-1863)
Kỹ sư hàng hải miền Nam (Confederate States of America) đã phát minh ra tàu ngầm chiến đấu đầu tiên, Hunley. Trong một thử nghiệm tàu thường kỳ do Hunley nắm quyền chỉ huy đã xảy ra tai nạn, tàu không nổi lên, Hunley và bảy thành viên đoàn thử nghiệm bị chết đuối [14]. Hải quân cứu hộ tàu ngầm và đưa nó trở lại sử dụng.

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Thomas Midgley, Jr.
(1889–1944)
Kỹ sư và nhà hóa học người Mỹ, nhiễm bệnh bại liệt ở tuổi 51, làm ông tàn tật. Ông đã phát minh ra một hệ thống phức tạp gồm dây và ròng rọc để giúp người khác nhấc ông khỏi giường. Ông đã vô tình vướng vào dây của thiết bị này và chết vì nghẹt thở ở tuổi 55. Tuy nhiên, ông đã nổi tiếng và tai tiếng hơn, vì hai trong số những phát minh khác của ông: phụ gia tetraethyl chì (TEL) vào xăng, và chlorofluorocarbon (CFC, chất dùng trong máy làm lạnh kiểu cũ, dùng tạo bọt trong đệm xốp,...) [15][16][17], những chất ứng dụng mà ngày nay xác định là tác nhân phá hủy môi trường sống.
Alexander Bogdanov
(1873-1928)
Bác sĩ, nhà triết học, nhà văn khoa học viễn tưởng, nhà cách mạng Nga sắc tộc Belarus. Ông thử nghiệm truyền máu để đạt được trẻ mãi hoặc ít nhất là trẻ hóa một phần. Ông qua đời sau khi lấy máu từ một học sinh mắc bệnh sốt rét và bệnh lao, và có thể là có loại máu không phù hợp với ông.[18][19]

Vật lý[sửa | sửa mã nguồn]

Marie Curie
(1867–1934)
Nhà vật lý phát minh ra quy trình phân lập radi sau khi cùng khám phá các nguyên tố phóng xạ radipoloni [20]. Bà qua đời vì bệnh thiếu máu bất sản (aplastic anemia) do tiếp xúc kéo dài với bức xạ ion hóa phát ra từ chất phóng xạ. Tại thời điểm đó đã không hiểu rõ sự nguy hiểm của bức xạ này [14][21].
Các nhà vật lý chế tạo bom nguyên tử tại Los Alamos Các nhà vật lý của Los Alamos National Laboratory gồm: Harry K. Daghlian, Jr. (1921–1945) và Louis Slotin (1910–1946), chết vì tiếp xúc với liều bức xạ chết người trong tai nạn riêng biệt liên quan đến plutoni.[22]
Sabin Arnold von Sochocky
(1883-1928)
Người phát minh ra sơn phát quang radi đầu tiên, nhưng rồi chết vì bệnh thiếu máu bất sản (aplastic anemia) do tiếp xúc với chất phóng xạ, "một nạn nhân của phát minh của riêng mình." [23]

Giải trí công cộng[sửa | sửa mã nguồn]

Karel Soucek
(1947-1985)
Diễn viên đóng thế chuyên nghiệp người Canada đã phát triển "thùng hấp thụ sốc". Ông qua đời sau một cuộc biểu diễn liên quan đến các thùng đó, bị rơi từ mái nhà của Houston Astrodome. Ông bị trọng thương khi các thùng này nhấn chìm ông trong bể chứa nước đỡ của cú rơi [24].

Trừng trị[sửa | sửa mã nguồn]

Lý Tư
(208 Trước CN)
Tể tướng thời Tần Thủy Hoàng, Trung Quốc, đã bị xử tử theo Ngũ hình (Five Pains) mà ông đã lập ra [25][26][27].
James Douglas,
4th Earl of Morton, (1581)
Đã bị hành hình ở Edinburgh bằng Scottish Maiden (máy chém Scottish) mà ông đã đưa về Scotland [28].

Đường sắt[sửa | sửa mã nguồn]

Valerian Abakovsky
(1895–1921)
Người xây dựng thử nghiệm Aerowagon, một xe ca ray tốc độ cao trang bị động cơ máy bay và cánh quạt đẩy, dự định để phục vụ các quan chức Liên Xô. Ngày 24/07/1921, một nhóm do Fyodor Sergeyev lãnh đạo đã đưa Aerowagon từ Moskva đến xưởng ở Tula để kiểm tra nó, với Abakovsky cùng đi. Họ đã đến Tula, nhưng trên đường trở về Moskva Aerowagon trật ray ở tốc độ cao, giết chết tất cả mọi người trên tàu, kể cả Abakovsky (ở tuổi 25) [29].
George Jackson Churchward CBE (1857–1933) Cựu kỹ sư trưởng cơ khí của Great Western Railway (GWR) Anh quốc, bị giết bởi tàu tốc hành Paddington đi Fishguard với đầu máy 'Berkeley Castle' số 4085. Đầu máy này là "lớp GWR Castle", một thiết kế thành công của Charles Collett và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Churchward.

Rocket[sửa | sửa mã nguồn]

Max Valier
(1895–1930)
Thành viên Verein für Raumschiffahrt (Hiệp hội Phi thuyền Đức), người phát minh ra động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng. Ngày 17/05/1930, một động cơ nhiên liệu cồn phát nổ trên băng thử nghiệm ở Berlin, giết chết ông ngay lập tức [30].

Các huyền thoại và chuyện liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Trường hợp
Jim Fixx
(1932–1984)
Tác giả của cuốn sách bán chạy nhất "The Complete Book of Running" (1977), và được coi là hỗ trợ có tính cách mạng cho phong trào tập thể dục ở Mỹ, phổ biến các môn thể thao chạy và chứng minh những lợi ích sức khỏe của chạy bộ thường xuyên. Ngày 20/07/1984, Fixx qua đời ở tuổi 52 vì một cơn đau tim cấp, khi thực hiện chạy hàng ngày của mình, trên "Lộ Vermont 15" ở Hardwick, Vermont. [31][32]
Joseph-Ignace Guillotin
(1738–1814)
Dù không phát minh máy chém (guillotine) nhưng tên ông lại được đặt (eponym) cho nó [33]. Có một tin đồn rằng ông đã chết vì máy chém, nhưng tư liệu lịch sử cho thấy ông chết vì nguyên nhân tự nhiên [34].
James "Jimi" Heselden
(1948–2010)
Người gần đây mua lại công ty sản xuất Segway Inc., chết trong một tai nạn xe cá nhân Segway. (Dean Kamen là người phát minh ra Segway PT, tức xe cá nhân Segway) [35].
Vạn Hộ, quan chức
Trung Quốc thế kỷ 16
Được cho là người đã cố gắng để khởi động đưa mình vào không gian trong một chiếc ghế có gắn 47 quả tên lửa. Các tên lửa phát nổ, và người ta nói rằng chẳng bao giờ nhìn thấy cả ông lẫn ghế nữa.
Perillos thành Athens
(~ 550 TCN)
Theo truyền thuyết thì ông là người đầu tiên bị đưa vào "con bò đồng" (brazen bull), cách thức hành hình tội phạm mà ông lập cho Bạo chúa Phalaris của Sicily [36][37].
Jacques Deprat
(1880-1935)
Nhà địa chấtnhà văn người Pháp, đã từng làm việc ở Đông Dương hồi năm 1904-1917. Ông tử nạn ngày 7/3/1935 khi leo núi trượt tuyết ở Aiguiles d´Ansabère trong dãy Pyrénées trong một hoàn cảnh tương tự như mô tả trong tiểu thuyết của ông là "La Paroi de Glace" (Bức tường băng), được xuất bản năm 1936 sau khi ông chết [38].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “F. S. Duesenberg Dies of Auto Injury”. New York Times. ngày 27 tháng 7 năm 1932. tr. 17.
  2. ^ “KILLED BY OWN INVENTION; While Trying Motor Bicycle He Had Made, Schenectady Man Meets Death — Article Preview”. New York Times. ngày 4 tháng 10 năm 1903. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014.
  3. ^ “Died in the Saddle”, Boston Daily Globe, tr. 1, ngày 2 tháng 6 năm 1896
  4. ^ Doris A. Isaacson biên tập (1970). Maine: A Guide Down East. Maine League of Historical Societies and Museums. tr. 386.
  5. ^ google.com Piero Boitani, Winged words: flight in poetry and history. University of Chicago Press, 2007. p. 38. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014.
  6. ^ Biography of Otto Lilienthal Lilienthal Museum
  7. ^ 2003 Personal Accounts Darwin Awards
  8. ^ Great Britain Patent GB191026658
  9. ^ Ralph S. Cooper, D.V.M. “Aurel Vlaicu at www.earlyaviators.com”. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014.
  10. ^ Morris, Neil (2010). From Fail to Win, Learning from Bad Ideas: Transportation. ISBN 1-4109-3911-1.
  11. ^ “British inventor dies in crash on test flight of his flying taxi”. The Evening Standard. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014.
  12. ^ “United States Patent 61996”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014.
  13. ^ “United States Patent 100,367”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014.
  14. ^ a b c “Inventors killed by their own inventions”. Discovery News. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2010.
  15. ^ Bryson, Bill. A Short History of Nearly Everything. (2003) Broadway Books, USA. ISBN 0-385-66004-9
  16. ^ Alan Bellows (ngày 8 tháng 12 năm 2007). “The Ethyl-Poisoned Earth”. Damn Interesting.
  17. ^ "Milestones, Nov. 13, 1944 Lưu trữ 2008-12-14 tại Wayback Machine" Time, ngày 13 tháng 11 năm 1944
  18. ^ “Transfusion Medical Reviews”. 2007: 337–340. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  19. ^ “Alexander Bogdanov: the forgotten pioneer of blood transfusion”. US National Library of Medicine National Institutes of Health (PubMed.gov). Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.
  20. ^ “American Institute of Physics Biography of Marie Curie”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014.
  21. ^ “American Institute of Physics Biography of Marie Curie”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2016.
  22. ^ “Criticality accidents”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014.
  23. ^ "RADIUM PAINT TAKES ITS INVENTOR'S LIFE; Dr. Sabin A. von Sochocky Ill a Long Time, Poisoned by Watch Dial Luminant. 13 BLOOD TRANSFUSIONS Death Due to Aplastic Anemia-- Women Workers Who Were Stricken Sued Company.", The New York Times, ngày 15 tháng 11 năm 1928.
  24. ^ Associated Press (ngày 21 tháng 1 năm 1985). “35,000 Watch as Barrel Misses Water Tank: 180-Ft. Drop Ends in Stunt Man's Death”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2012.
  25. ^ Guisso, R. W. L., The first emperor of China, New York: Birch Lane Press, 1989. ISBN 1-55972-016-6. Cf. p.37
  26. ^ Fu, Zhengyuan, Autocratic tradition and Chinese politics, Cambridge University Press, 1993. Cf. p.126
  27. ^ “The Civilization of China, Chapter II: Law and Government”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2011.
  28. ^ “The Maiden”. National Museums Scotland. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2010.
  29. ^ Alexey Abramov / Алексей Абрамов By the Kremlin Wall / У кремлёвской стены Moscow / М., Politizdat / Политиздат 1978 pp./стр. 399 (tiếng Nga)
  30. ^ “American Institute of Aeronautics and Astronautics”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014.
  31. ^ “Why sports people get heart attack”. Bystander.homesteader.com.
  32. ^ McDougall, Christopher (ngày 20 tháng 7 năm 2009). “To live is to jog”. BBC News Magazine. BBC. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2011.
  33. ^ Chambers, William; Chambers, Robert (January–June 1844). “Dr Guillotin”. Chambers's Edinburgh Journal. I: 218–221. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2009.
  34. ^ “Joseph Ignace Guillotin”. Who Named It?.
  35. ^ “Segway company owner dies in apparent Segway accident”. CNN. ngày 27 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2010.
  36. ^ “Perillos of the Brazen Bull”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2010.
  37. ^ “The Brazen Bull”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2011.
  38. ^ L´Affaire Deprat, Travaux du Comité Francais de l´histoire de la Géologie, 3. Serie, Band 4, 1990.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]