Danh sách phim Việt Nam được gửi tranh Giải Oscar cho phim quốc tế hay nhất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phim của đạo diễn Trần Anh Hùng đã hai lần đại diện Việt Nam tranh cử ở hạng mục này, trong đó có Mùi đu đủ xanh (1993) – phim điện ảnh Việt Nam duy nhất cho đến nay lọt vào danh sách đề cử chính thức.

Việt Nam đã bắt đầu gửi phim điện ảnh tham gia tranh cử Giải Oscar cho hạng mục Phim quốc tế hay nhất từ năm 1993. Hạng mục này trước đây có tên là Giải Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất,[a] do Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ (AMPAS) trao tặng hàng năm cho một phim điện ảnh dài được sản xuất bên ngoài Hoa Kỳ với ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong phim không phải tiếng Anh.[2] Từ năm 1947 - 1955, các phim nói tiếng nước ngoài thường được nhận giải thưởng Oscar danh dự. Hạng mục giải Oscar cho phim quốc tế hay nhất bắt đầu được trao tặng kể từ Giải Oscar lần thứ 29 vào năm 1956 – hay còn được gọi là Giải Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất – đã được giới thiệu để vinh danh những phim điện ảnh không nói tiếng Anh. Hạng mục này cũng chính thức được trao giải hàng năm kể từ lễ trao giải năm 1956.[3]

Tác phẩm Mùi đu đủ xanh (1993) của Trần Anh Hùng là phim điện ảnh đầu tiên của Việt Nam được gửi tranh giải ở hạng mục này vào năm 1993. Mặc dù bộ phim được đầu tư kinh phí và sản xuất tại Pháp nhưng Trần Anh Hùng đã xin phép để tác phẩm đại diện cho Việt Nam do bộ phim chủ yếu sử dụng tiếng Việt và các nhân vật do các diễn viên Việt Nam thể hiện.[4][5] Đây là phim điện ảnh Việt Nam duy nhất giành được đề cử và là cũng là đề cử đầu tiên của một quốc gia Đông Nam Á ở hạng mục này.[6][7] Mùi đu đủ xanh và ba tác phẩm dự thi tiếp theo – Bụi hồng (1996) của Hồ Quang Minh, Ba mùa (1999) của Tony BùiMùa hè chiều thẳng đứng (2000) của Trần Anh Hùng – đều do các đạo diễn Việt kiều chỉ đạo và lựa chọn không thông qua bất kỳ hội đồng hỗ trợ nào mà xuất phát từ mối quan hệ giữa đạo diễn với các đối tác nước ngoài.[5][8] Trong cả bốn phim thì chỉ Bụi hồng được tài trợ trong nước.[5] Tháng 9 năm 2003, Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam quyết định gửi Vua bãi rác của Đỗ Minh Tuấn, một bộ phim hoàn toàn do Việt Nam sản xuất, tham gia tranh giải ở hạng mục này.[9] Tuy nhiên, tác phẩm không được đưa vào danh sách phim nước ngoài gửi tranh cử cuối cùng được AMPAS công bố vào tháng 10.[10][11]

Việt Nam chính thức nhận được lời mời tham gia hạng mục này từ AMPAS vào năm 2006, trong đó yêu cầu được đưa ra là phim điện ảnh gửi tranh vòng sơ loại phải được phát hành thương mại ít nhất 7 ngày liên tục tại rạp chiếu phim ở quốc gia tương ứng trong khoảng thời gian thỏa mãn điều kiện tranh giải.[12][13] Mùa len trâu được Bộ Văn hóa và Thông tin lựa chọn đầu tiên theo lời mời.[14][15] Bộ này sau đó đã được sáp nhập vào Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam vào năm 2007, và kể từ đó trở thành đơn vị đảm nhiệm việc quyết định các phim điện ảnh được đệ trình hàng năm.[16][17] Tính đến năm 2023, Tro tàn rực rỡ đã trở thành bộ phim thứ 19 và mới nhất đại diện cho Việt Nam được gửi tranh giải.[18]

Phim gửi tranh giải[sửa | sửa mã nguồn]

Ba phim điện ảnh với sự tham gia diễn xuất của NSND Như Quỳnh đã được gửi tranh giải, bao gồm Mùa hè chiều thẳng đứng, Chuyện của PaoÁo lụa Hà Đông.
Dustin Nguyễn, đạo diễn và diễn viên cho bộ phim Trúng số, được gửi đi vào năm 2015.
Ngô Thanh Vân là nhà sản xuất của Cô Ba Sài GònHai Phượng, hai phim điện ảnh được gửi tranh giải lần lượt vào năm 2018 và 2019.
Đạo diễn Victor Vũ có hai phim điện ảnh được gửi đi tranh giải là Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhMắt biếc – lần lượt vào năm 2016 và 2020. Cả hai tác phẩm đều là phim chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh đã mời ngành công nghiệp điện ảnh của nhiều quốc gia gửi phim hay nhất của họ cho Giải Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất kể từ năm 1956, trong khi đó Hội đồng Giải thưởng Phim nói tiếng nước ngoài sẽ giám sát quá trình và xem hết tất cả các phim điện ảnh đã nộp. Hội đồng bỏ phiếu thông qua cơ chế bỏ phiếu kín để xác định năm tác phẩm được đề cử chính thức cho hạng mục.[2][3]

Các phim điện ảnh được Việt Nam gửi dự thi đều do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam – trước đây là Bộ Văn hóa và Thông tin – lựa chọn từ năm 2006. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ định một hội đồng để chọn một phim điện ảnh trong số các phim phát hành năm đó để đại diện Việt Nam tham dự vòng sơ loại của hạng mục này vào vào năm kế đó.[19][20] Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai và bỏ phiếu kín – phim được lựa chọn phải đạt điểm cao nhất theo thang điểm 10 và điểm trung bình trên 9 điểm.[21][22] Các bộ phim được chọn, cùng với phụ đề tiếng Anh, sẽ được gửi đến AMPAS, tại đây các tác phẩm sẽ được trình chiếu cho ban giám khảo.[23]

Năm 2008, Rừng đen là phim điện ảnh duy nhất được gửi tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tham gia xét duyệt, nhưng tác phẩm bị coi là không đủ điều kiện vì chưa được khởi chiếu thương mại tại các rạp theo yêu cầu của AMPAS.[24][25] Tương tự, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định không gửi phim vào năm 2013 khi bộ phim duy nhất tham gia xét duyệt là Thiên mệnh anh hùng không kịp ra mắt.[14][26] Việt Nam cũng chọn không tham gia hạng mục này vào năm 2010 vì các phim tham gia xét duyệt không đạt yêu cầu;[27][28] trong khi vào năm 2014, đơn vị không nhận được bất kỳ lời mời nào từ AMPAS – lần đầu tiên kể từ năm 2006.[29][30]

Từ năm năm 2015 trở về hiện nay, các bộ phim được Việt Nam cử đi tranh giải đều mang yếu tố thị trường, nghệ thuật và đạt doanh thu cao tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi các bộ phim tham gia tranh cử Oscar, đều bị đánh giá kịch bản lỗi, không có yếu tố mới lạ và làm phim thiếu ấn tượng. Đây là lý do dẫn đến việc hầu hết các bộ phim đều không được đề cử tại giải Oscar trừ Mùi đu đủ xanh.[31] Từ Khát vọng Thăng Long, Cô Ba Sài Gòn, Hai Phượng, Mắt biếc, Bố già và mới nhất là 578: Phát đạn của kẻ điên đều nhận về chỉ trích khi được cử đi tham gia tranh giải.[32][33]

Năm[b] Tựa tiếng Việt Tựa tiếng Anh Đạo diễn Kết quả Nguồn
1993
(Lần 66)
Mùi đu đủ xanh The Scent of Green Papaya Anh Hùng, TrầnTrần Anh Hùng Được đề cử[c] [4][34]
1996
(Lần 69)
Bụi hồng Gone, Gone Forever Gone Quang Minh, HồHồ Quang Minh Không được
đề cử
[35][36]
1999
(Lần 72)
Ba mùa Three Seasons Tony Bùi Không được
đề cử
[37][38]
2000
(Lần 73)
Mùa hè chiều thẳng đứng Vertical Ray of the Sun Anh Hùng, TrầnTrần Anh Hùng Không được
đề cử
[39][40]
2003
(Lần 76)
Vua bãi rác Foul King[d] Minh Tuấn, ĐỗĐỗ Minh Tuấn Không được
đề cử
[5][11]
2005
(Lần 78)
Mùa len trâu The Buffalo Boy Nghiêm Minh, Nguyễn VõNguyễn Võ Nghiêm Minh Không được
đề cử
[15][45][46]
2006
(Lần 79)
Chuyện của Pao[e] Story of Pao Quang Hải, NgôNgô Quang Hải Không được
đề cử
[48][49]
2007
(Lần 80)
Áo lụa Hà Đông The White Silk Dress Huỳnh, LưuLưu Huỳnh Không được
đề cử
[50][51][52]
2009
(Lần 82)
Đừng đốt[f] Don't Burn Nhật Minh, ĐặngĐặng Nhật Minh Không được
đề cử
[54][55][56]
2011
(Lần 84)
Khát vọng Thăng Long[g] The Prince and the Pagoda Boy Ninh, Lưu TrọngLưu Trọng Ninh Không được
đề cử
[57][58][59]
2012
(Lần 85)
Mùi cỏ cháy[h] The Scent of Burning Grass Hữu Mười, NguyễnNguyễn Hữu Mười Không được
đề cử
[61][62][63]
2015
(Lần 88)
Trúng số[i] Jackpot Nguyễn, DustinDustin Nguyễn Không được
đề cử
[65][66][67]
2016
(Lần 89)
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh[j] Yellow Flowers on the Green Grass Victor Vũ Không được
đề cử
[69][70][71]
2017
(Lần 90)
Cha cõng con[k] Father and Son Lương Đình Dũng Không được
đề cử
[73][74][75]
2018
(Lần 91)
Cô Ba Sài Gòn The Tailor Trần Bửu Lộc
Kay Nguyễn
Không được
đề cử
[76][77][78]
2019
(Lần 92)
Hai Phượng[l] Furie Kiệt, Lê VănLê Văn Kiệt Không được
đề cử
[80][81][82]
2020
(Lần 93)
Mắt biếc Dreamy Eyes Victor Vũ Không được
đề cử
[83][84][85]
2021
(Lần 94)
Bố già Daddy, I'm Sorry Trấn Thành
Vũ Ngọc Đãng
Không được
đề cử
[86][87]
2022
(Lần 95)
578: Phát đạn của kẻ điên[m] 578 Magnum Lương Đình Dũng Không được
đề cử
[89][90]
2023
(Lần 96)
Tro tàn rực rỡ Glorious Ashes Bùi Thạc Chuyên Không được
đề cử
[18]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hạng mục này đã được đổi thành Giải Oscar cho Phim quốc tế hay nhất vào tháng 4 năm 2019 sau khi Viện Hàn lâm cho rằng việc sử dụng từ "ngoại ngữ" là lỗi thời.[1]
  2. ^ Cho biết năm tổ chức lễ trao giải. Mỗi năm sẽ được liên kết với danh sách các phim điện ảnh của các quốc gia đã được gửi tranh giải trong năm đó.
  3. ^ Thất bại trước Belle Époque.
  4. ^ Tên của bộ phim đã không có trong danh sách cuối cùng để tham gia tranh cử. Bộ phim đã được chiếu không tranh giải tại Liên hoan phim Quốc tế Palm Springs năm 2003 với tựa đề Foul King.[41][42] Ở một số nơi khác khác, bộ phim đã được đề cập đến với tựa đề được dịch thô từ tiếng Việt The King of the Landfill,[26][43] King of the Rubbish Dumps,[41] hoặc Garbage Dump King.[44]
  5. ^ Các tác phẩm khác lọt vào danh sách rút gọn: Sống trong sợ hãi.[47]
  6. ^ Các tác phẩm khác lọt vào danh sách rút gọn: Đẹp từng centimet, Giải cứu thần chết, Chuyện tình xa xứ, 14 ngày và Huyền thoại bất tử.[53]
  7. ^ Các tác phẩm khác lọt vào danh sách rút gọn: Cánh đồng bất tậnLong Thành cầm giả ca.[57]
  8. ^ Các tác phẩm khác lọt vào danh sách rút gọn: Cưới ngay kẻo lỡ.[60]
  9. ^ Các tác phẩm khác lọt vào danh sách rút gọn: Đập cánh giữa không trung, Bộ ba rắc rối, Hương Ga, Quyên, Dịu dàng, Hiệp sĩ mù.[64]
  10. ^ Các tác phẩm khác lọt vào danh sách rút gọn: Cuộc đời của Yến, Truy sát, Có bao giờ yêu nhau, 12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy.[68]
  11. ^ Các tác phẩm khác lọt vào danh sách rút gọn: SútĐảo của dân ngụ cư.[72]
  12. ^ Các tác phẩm khác lọt vào danh sách rút gọn: Người bất tử.[79]
  13. ^ Các tác phẩm khác lọt vào danh sách rút gọn: Em và Trịnh, Maika - Cô bé đến từ hành tinh khácDân chơi không sợ con rơi.[88]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Foreign Language Film Award Renamed 'International Feature Film Award' (Thông cáo báo chí). Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 23 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  2. ^ a b “Rule Thirteen: Special Rules for the Foreign Language Film Award”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ a b “History of the Academy Awards”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ a b B.V (1 tháng 8 năm 2015). 'Mùi đu đủ xanh' – phim tiếng Việt đầu tiên nhận đề cử Oscar”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ a b c d Phạm, Thu Nga (23 tháng 12 năm 2005). “Phim Việt Nam có thể tranh giải Oscar?”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ Rithdee, Kong (22 tháng 1 năm 2014). “Cambodia's Panh up for Oscar glory”. Bangkok Post. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  7. ^ Tường Linh (2 tháng 10 năm 2015). “Phim của Đông Nam Á 'đấu vật' tại Oscar”. Thể Thao & Văn Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ Mai, Xuân Nghiên (28 tháng 2 năm 2008). “Bao giờ phim Việt đoạt giải Oscar?”. Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  9. ^ 'Vua bãi rác' tham dự Oscar 2004: Mạnh dạn và...tự an ủi?”. Tuổi Trẻ. 14 tháng 10 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021 – qua Vietnamnet.
  10. ^ Mai, Xuân Nghiên (29 tháng 2 năm 2008). “Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Cần vượt qua tâm lý tự ty”. Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  11. ^ a b “Record-Breaking 56 Countries in Competition for Oscar” (Thông cáo báo chí). Academy of Motion Picture Arts and Sciences. 20 tháng 10 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2003. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  12. ^ Hoàng, Lan Anh (27 tháng 9 năm 2012). “Phim Việt dự Oscar: Rớt từ vòng sơ tuyển!”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  13. ^ Anh Minh (25 tháng 9 năm 2013). “Việt Nam lại lỡ hẹn Oscar 2014”. Tin Tức. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  14. ^ a b Nguyên Minh (18 tháng 9 năm 2013). 'Thiên mệnh anh hùng' trượt cơ hội đại diện VN đi Oscar”. VNExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  15. ^ a b “Phim 'Mùa len trâu' tham dự giải Oscar”. Tiền Phong. 6 tháng 10 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  16. ^ “Lịch sử ra đời và phát triển của ngành văn hóa, thể thao và du lịch”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2019.
  17. ^ H. Nhu (11 tháng 10 năm 2007). “Phim Áo lụa Hà Đông dự giải Oscar 2008”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  18. ^ a b Mi Ly (27 tháng 9 năm 2023). “Phim 'Tro tàn rực rỡ' đại diện Việt Nam dự Oscar”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc 27 tháng 9 năm 2023. Truy cập 27 tháng 9 năm 2023.
  19. ^ Bảo Phượng (11 tháng 7 năm 2008). “Phim Việt tìm giải Oscar”. Pháp Luật. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  20. ^ “Thành lập Hội đồng tuyển chọn phim tham dự Giải thưởng Oscar nhiệm kỳ 2013 – 2014”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 27 tháng 8 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2013.
  21. ^ 'Cô Ba Sài Gòn' đại diện Việt Nam đi dự Oscar”. Nhân Dân. 28 tháng 9 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  22. ^ Ngọc Diệp (30 tháng 9 năm 2015). 'Trúng số' dự tuyển Oscar... cho vui”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  23. ^ 'Đừng đốt' được chọn tham dự Giải Oscar 2010”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 30 tháng 9 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  24. ^ “Vietnam has no Oscar nominee”. Vietnamnet. 10 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ 15 Tháng tám năm 2011. Truy cập 13 Tháng mười hai năm 2021 – qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
  25. ^ Ngọc Trần (1 tháng 10 năm 2008). “Cánh cửa Oscar đã khép với 'Rừng đen'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  26. ^ a b “VN won't compete at 86th Oscars”. Tuổi Trẻ. 19 tháng 9 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  27. ^ Hạnh Phương (14 tháng 10 năm 2014). “Phim Việt nào dám 'thi đấu' ở Oscar 2011?”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  28. ^ Thu Hằng (10 tháng 10 năm 2010). “Phim Việt không mặn mà với Oscar?”. Thể Thao & Văn Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  29. ^ V.V. (4 tháng 10 năm 2015). “Không có phim Việt Nam tham dự Oscar 2015” [There are no Vietnamese films attending Oscar 2015]. Dân Trí. Vietnam Association for Promoting Education. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2015 – qua Lao Động.
  30. ^ Hạnh Phương (4 tháng 10 năm 2014). “Phim Việt 'mất quyền' đi Oscar”. VFC. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021 – qua Vietnamnet.
  31. ^ Sơn Phước (30 tháng 9 năm 2022). “Khó hiểu phim Việt tranh giải Oscar: Phim dở đi thi, phim tốt ở nhà”. ZingNews. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  32. ^ Mai Quỳnh Nga (6 tháng 10 năm 2022). “Phim Việt dự giải Oscar: Bao giờ mới hết góp mặt cho vui”. Báo Công an Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  33. ^ Thủy Vũ (29 tháng 3 năm 2022). “Những bộ phim Việt dự thi giải Oscar nhận "gạch đá". Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  34. ^ “The 66th Academy Awards Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  35. ^ “39 Countries Hoping for Oscar Nominations” (Thông cáo báo chí). Beverly Hills, CA: Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 13 tháng 11 năm 1996. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  36. ^ “The 69th Academy Awards Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  37. ^ “Record 47 Countries In Oscar® Contention” (Thông cáo báo chí). Beverly Hills, CA: Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 22 tháng 11 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2002. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  38. ^ “The 72nd Academy Awards Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  39. ^ “Record 46 Countries in Race for Oscar” (Thông cáo báo chí). Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 20 tháng 11 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  40. ^ “The 73rd Academy Awards Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  41. ^ a b Worthy, Kim (Spring 2004). “Striking Home: Trends and Changes in Vietnamese Cinema”. CineAction (64): 46. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2019.
  42. ^ Koehler, Robert (29 tháng 1 năm 2003). “Review: 'Foul King'. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2013.
  43. ^ T. Van (1 tháng 8 năm 2013). “Vietnamese cinematography dreams of Oscar Award”. Vietnamnet. Bộ Thông tin và Truyền thông. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2013.
  44. ^ Santallier, Marc (2013). Marc Santallier. The Son: Out of Vietnam: Love, Death & Survival after the Vietnam War. Asian Affairs. 45. Melbourne: Hunter Publication (xuất bản 12 tháng 6 năm 2014). tr. 375–377. doi:10.1080/03068374.2014.911539. ISBN 9-7809-9233-0309. S2CID 161756327.
  45. ^ “58 Countries Vying for 2005 Foreign Language Film Oscar®” (Thông cáo báo chí). Beverly Hills, CA: Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 25 tháng 10 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  46. ^ “The 78th Academy Awards Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  47. ^ TTXVN (25 tháng 9 năm 2006). "Chuyện của Pao" sẽ tranh giải Oscar 2007”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  48. ^ “61 Countries Seeking Foreign Language Film Oscar®” (Thông cáo báo chí). Beverly Hills, CA: Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 19 tháng 10 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  49. ^ “The 79th Academy Awards Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  50. ^ Gia Bình (11 tháng 10 năm 2007). 'Áo lụa Hà Đông' sẽ tham dự Oscar”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  51. ^ “63 Countries Seeking Foreign Language Film Oscar®” (Thông cáo báo chí). Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 17 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
  52. ^ “The 80th Academy Awards Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  53. ^ Ngọc Bích (29 tháng 9 năm 2009). “Việt Nam đề cử "Đừng đốt!" tranh giải Oscar 2010”. Báo Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  54. ^ H.H. (1 tháng 10 năm 2009). “Đạt 9,62 điểm, 'Đừng đốt' lên đường tham dự Oscar”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  55. ^ “65 Countries in Competition for 2009 Foreign Language Film Oscar®” (Thông cáo báo chí). Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 15 tháng 10 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2018.
  56. ^ “The 82nd Academy Awards Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  57. ^ a b Tuấn Kiệt (20 tháng 9 năm 2011). “Khát vọng Thăng Long được chọn dự Oscar”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2011.
  58. ^ “63 Countries Vie for 2011 Foreign Language Film Oscar” (Thông cáo báo chí). Beverly Hills, CA: Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 13 tháng 10 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2011.
  59. ^ “The 84th Academy Awards Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  60. ^ Nga Linh (26 tháng 9 năm 2012). “Mùi cỏ cháy dự giải Oscar”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  61. ^ Hạnh Phương (25 tháng 9 năm 2012). “Việt Nam gửi 'Mùi Cỏ Cháy' đi Oscar 2013”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  62. ^ “71 Countries Vie for 2012 Foreign Language Film Oscar®” (Thông cáo báo chí). Beverly Hills, CA: Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 8 tháng 10 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2018.
  63. ^ “The 85th Academy Awards Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  64. ^ Ngọc Diệp (30 tháng 9 năm 2015). 'Trúng số' dự tuyển Oscar... cho vui”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  65. ^ V. V. Tuân (29 tháng 9 năm 2015). 'Trúng số' dự sơ tuyển Oscar 2016”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021.
  66. ^ “81 Countries In Competition For 2015 Foreign Language Film Oscar®” (Thông cáo báo chí). Beverly Hills, CA: Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 8 tháng 10 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2018.
  67. ^ “The 88th Academy Awards Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  68. ^ Viết Thịnh (25 tháng 9 năm 2016). “Oscar cho phim Việt: Mơ về nơi xa lắm?”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  69. ^ “Vietnam announces 2017 Academy Award submission”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 17 tháng 9 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2016.
  70. ^ “85 Countries In Competition For 2016 Foreign Language Film Oscar®” (Thông cáo báo chí). Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 11 tháng 10 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2018.
  71. ^ “The 89th Academy Awards Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  72. ^ Danh Anh (13 tháng 9 năm 2017). “Cha cõng con được chọn gửi dự Oscar phim nói tiếng nước ngoài”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  73. ^ Mi Lan (14 tháng 9 năm 2017). “Phim 'Cha cõng con' đi dự Oscar”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021.
  74. ^ “92 Countries In Competition For 2017 Foreign Language Film Oscar®” (Thông cáo báo chí). Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 5 tháng 10 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2018.
  75. ^ “The 90th Academy Awards Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  76. ^ Tuan Son (27 tháng 9 năm 2018). “Box office hit about Vietnam's ao dai submitted for Oscars' foreign film award”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2018.
  77. ^ “87 Countries In Competition For 2018 Foreign Language Film Oscar®” (Thông cáo báo chí). Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 8 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2018.
  78. ^ “The 91st Academy Awards Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2019.
  79. ^ Minh Nhật (26 tháng 9 năm 2019). “Vì sao phim 'Hai Phượng' của Ngô Thanh Vân được chọn dự tranh Oscar 2020?”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  80. ^ Nguyen, Long (25 tháng 9 năm 2019). “Action flick Furie to compete at Oscars 2020”. VNExpress. FPT Group. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2019.
  81. ^ “93 Countries In Competition For 2019 Foreign Language Film Oscar®” (Thông cáo báo chí). Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 7 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2019.
  82. ^ “The 92nd Academy Awards Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  83. ^ “93rd Oscars® Shortlists in Nine Award Categories Announced” (Thông cáo báo chí). Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 9 tháng 2 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2021.
  84. ^ “The 93rd Academy Awards Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2021.
  85. ^ Mi Ly (10 tháng 2 năm 2021). 'Mắt biếc' bị loại khỏi giải Oscar”. Tuổi trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021.
  86. ^ An An (7 tháng 12 năm 2021). 'Bố già' của Trấn Thành dự vòng sơ loại Oscar 2022”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  87. ^ Tam Kỳ (22 tháng 12 năm 2021). 'Bố già' của Trấn Thành trượt đề cử Oscar”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021.
  88. ^ Nguyên Khánh (29 tháng 9 năm 2022). “Phim '578' của H'Hen Niê dự sơ tuyển Oscar bị phản ứng”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  89. ^ Tâm An (22 tháng 12 năm 2022). “Phim '578: Phát đạn của kẻ điên' bị loại khỏi Oscar”. ZingNews. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2023.
  90. ^ Phong Kiều (29 tháng 9 năm 2022). '578: Phát đạn của kẻ điên' gây tranh cãi khi dự Oscar”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]