Bước tới nội dung

Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Hà Nội

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đại học[1], trường đại học, học viện[2] và viện hàn lâm đều là các cơ sở giáo dục bậc cao, mang tính mở, đào tạo bậc đại họcsau đại học. Danh tiếng của trường phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tầm ảnh hưởng và chất lượng sinh viên đầu ra.

Việt Nam có đại học từ năm 1076 (Quốc Tử Giám), nhưng đại học hiện đại đầu tiên là Viện Đại học Đông Dương (1907). Việt Nam hiện phát triển nhất mô hình một trường đại học chuyên ngành hoặc đa ngành. Mô hình đại học đa thành viên, với sự kết hợp của nhiều trường đại học thành viên hiện chiếm thiểu số rất nhỏ. Đối với các trường đại học công lập có hai cơ chế hoạt động chính đó là nhà nước kiểm soát và tự chủ, trong đó các khía cạnh tự chủ đại học bao gồm tự chủ về học thuật, tự chủ về tổ chức nhân sự và tự chủ về tài chính.[3][4]

Học viện hay viện hàn lâm là mô hình giáo dục ra đời sau này, chú trọng hơn về nghiên cứu. Viện hàn lâm là một tổ chức uy tín, tập hợp những cá nhân xuất sắc trong một lĩnh vực cụ thể, có nhiệm vụ thúc đẩy nghiên cứu, trao đổi kiến thức và tư vấn cho chính phủ hoặc các tổ chức khác về các vấn đề chuyên môn, chỉ đào tạo bậc sau đại học. Giá trị văn bằng được cấp bởi đại học và học viện là tương đương nhau.

Danh sách các trường đại học công lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trường đại học thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên trường đại học Tên viết tắt[5] Mã trường Nhóm ngành đào tạo Thành lập Địa chỉ
1 Trường Đại học Công nghệ VNU-UET QHI Công nghệ 1995 Quận Cầu Giấy
2 Trường Đại học Giáo dục VNU-UEd QHS Giáo dục 2009
3 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên VNU-HUS QHT Khoa học tự nhiên 1993 Quận Thanh Xuân
4 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn VNU-USSH QHX Khoa học xã hội 1945
5 Trường Đại học Kinh tế VNU-UEB QHE Kinh tế 1974 Quận Cầu Giấy
6 Trường Đại học Ngoại ngữ VNU-ULIS QHF Ngoại ngữ 1955
7 Trường Đại học Việt - Nhật VNU-VJU QHJ Đa ngành (Khoa học, Quản trị, Môi trường) 2016 Quận Nam Từ Liêm
8 Trường Đại học Y Dược VNU-UMP QHY Y khoa 2020 Quận Cầu Giấy
9 Trường Đại học Luật[6] VNU-UL QHL Luật 2022
10 Trường Quản trị và Kinh doanh VNU-HSB QHD Kinh doanh 2021
11 Trường Quốc tế VNU-IS QHQ Kinh doanh 2021
12 Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật VNU-SIS QHK Liên ngành, Nghệ thuật 2017
13 Khoa Quốc tế Pháp ngữ VNU-IFI QHP Kinh doanh 2023

Các trường đại học trực thuộc các Bộ, Ban, Ngành

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên trường đại học Tên viết tắt Mã trường Nhóm ngành đào tạo Thành lập Địa chỉ Đơn vị chủ quản, trực thuộc
1 Đại học Bách khoa Hà Nội HUST BKA Đa ngành (kỹ thuật) 1956 Quận Hai Bà Trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo
2 Trường Đại học Công đoàn TUU LDA Đa ngành (kinh tế) 1946 Quận Đống Đa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
3 Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải UTT GTA Đa ngành (kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, vận tải) 1945 Quận Thanh Xuân Bộ Giao thông Vận tải
4 Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường Hà Nội HUNRE DMT Đa ngành (môi trường, kinh tế, kỹ thuật) 1955 Quận Bắc Từ Liêm Bộ Tài nguyên và Môi trường
5 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội HAUI DCN Đa ngành 1898 Bộ Công Thương
6 Trường Đại học Công nghiệp Việt-Hung VIU VHD Kỹ thuật 1977 Thị xã Sơn Tây
7 Trường Đại học Dược Hà Nội HUP DKH Dược 1902 Quận Hoàn Kiếm Bộ Y tế
8 Trường Đại học Điện lực EPU DDL Đa ngành (kỹ thuật) 1898 Quận Bắc Từ Liêm Bộ Công Thương
9 Trường Đại học Giao thông Vận tải UTC GHA Đa ngành 1945 Quận Đống Đa Bộ Giáo dục và Đào tạo
10 Trường Đại học Hà Nội HANU NHF 1959 Quận Nam Từ Liêm
11 Trường Đại học Khoa học và Công nghệ HN USTH KCN Khoa học, công nghệ 2009 Quận Cầu Giấy Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
12 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội TKS DKS Luật 1970 Quận Hà Đông Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
13 Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội HAU KTA Kiến trúc 1969 Quận Hà Đông Bộ Xây dựng
14 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp UNETI DKK Kinh tế, Kỹ thuật 1956 Quận Hai Bà Trưng Bộ Công thương
15 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân NEU KHA Kinh tế Bộ Giáo dục và Đào tạo
16 Trường Đại học Lao động - Xã hội ULSA DLX Kinh tế, lao động, xã hội 1961 Quận Cầu Giấy Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
17 Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam VNUF LNH Đa ngành 1964 Huyện Chương Mỹ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
18 Trường Đại học Luật Hà Nội HLU LPH Luật 1979 Quận Đống Đa Bộ Tư Pháp
19 Trường Đại học Mỏ - Địa chất HUMG MDA Đa ngành (kỹ thuật) 1966 Quận Bắc Từ Liêm Bộ Giáo dục và Đào tạo
20 Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp MTC Mỹ thuật Quận Đống Đa
21 Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam MTH 1924 Quận Hai Bà Trưng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
22 Trường Đại học Ngoại thương FTU NTH Kinh tế, thương mại 1960 Quận Đống Đa Bộ Giáo dục và Đào tạo
23 Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội SKDA SKD Nghệ thuật 1980 Quận Cầu Giấy Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
24 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội HNUE SPH Giáo dục 1951 Bộ Giáo dục và Đào tạo
25 Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW NUAE GNT Nghệ thuật 1970 Quận Thanh Xuân
26 Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội HUPES TDH Thể dục thể thao 1961 Huyện Chương Mỹ
27 Trường Đại học Thủy lợi TLU TLA Đa ngành (kỹ thuật) 1959 Quận Đống Đa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
28 Trường Đại học Thương mại TMU TMA Kinh tế, thương mại 1960 Quận Cầu Giấy Bộ Giáo dục và Đào tạo
29 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội HUC VHH Văn hóa 1959 Quận Đống Đa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
30 Trường Đại học Xây dựng Hà Nội HUCE XDA Xây dựng 1966 Quận Hai Bà Trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo
31 Trường Đại học Y Hà Nội HMU YHB Y khoa 1902 Quận Đống Đa Bộ Y tế
32 Trường Đại học Y tế Công cộng HUPH YTC 2001 Quận Bắc Từ Liêm
33 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội HNMU HNM Đa ngành (sư phạm) 1959 Quận Cầu Giấy UBND Thành phố Hà Nội
34 Trường Đại học Công nghiệp Dệt may HN CCM Quản lý, dệt may, thời trang 1976 Huyện Gia Lâm Bộ Công Thương
35 Trường Đại học Mở Hà Nội HOU MHN Đa ngành 1993 Quận Hai Bà trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo
36 Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội ZNH Nghệ thuật 1955 Quận Đống Đa Bộ Quốc phòng
37 Trường Đại học Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy PCH Công an 1999 Quận Thanh Xuân Bộ Công an

Danh sách học viện

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên học viện Tên viết tắt Mã trường Nhóm ngành đào tạo Thành lập Địa chỉ Đơn vị chủ quản; trực thuộc
1 Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam VNAM NVH Âm nhạc 1956 Quận Đống Đa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2 Học viện Múa Việt Nam VNAD Nghệ thuật 1959 Quận Cầu Giấy
3 Học viện Báo chí và Tuyên truyền AJC HBT Văn hoá, báo chí, truyền thông 1962 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
4 Học viện Biên phòng BPH Công an, quân đội 1963 Thị xã Sơn Tây Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
5 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông PTIT BVH Kỹ thuật, công nghệ 1997 Quận Hà Đông Bộ Thông tin và Truyền thông
6 Học viện Chính trị HCB Chính trị 1951 Bộ Quốc phòng
7 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh HCMA Chính trị 1945 Quận Cầu Giấy Ban Chấp hành Trung ương Đảng
8 Học viện Chính trị Khu vực I APRI 1953 Quận Thanh Xuân Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
9 Học viện Hành chính Quốc gia (Việt Nam) NAPA HCH Hành chính công 1959 Quận Đống Đa Bộ Nội vụ
10 Học viện Kỹ thuật Mật mã VACT KMA Mật mã 1995 Huyện Thanh Trì Ban Cơ yếu Chính phủ
11 Học viện Ngân hàng BAV NHH Kinh tế 1961 Quận Đống Đa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
12 Học viện Ngoại giao DAV HQT Kinh tế, luật, quan hệ quốc tế, truyền thống quốc tế 1959 Bộ Ngoại giao
13 Học viện Nông nghiệp Việt Nam VNUA HVN Đa ngành 1956 Huyện Gia Lâm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
14 Học viện Phụ nữ Việt Nam VWA HPN 1960 Quận Đống Đa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
15 Học viện Tòa án CTA HTA Luật, Thẩm phán, Thư kí, thẩm tra viên 1960 Huyện Gia Lâm Tòa án nhân dân tối cao
16 Học viện Tư pháp HVC Tư pháp 2004 Quận Cầu Giấy Bộ Tư pháp
17 Học viện Tài chính AOF HTC Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán 1963 Quận Bắc Từ Liêm Bộ Tài chính
18 Học viện Quân y

(Đại học Y - Dược Lê Hữu Trác)

YQH Y khoa 1949 Quận Hà Đông Bộ Quốc phòng
19 Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam HYD 2005 Bộ Y tế
20 Học viện Chính sách và Phát triển APD HCP Chính sách, kế hoạch, đầu tư 2008 Huyện Hoài Đức Bộ Kế hoạch và Đầu tư
21 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam VYA HTN 1995 Quận Đống Đa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
22 Học viện An ninh nhân dân T31/T01/C500 ANH Công an 1946 Quận Hà Đông Bộ Công an
23 Học viện Cảnh sát nhân dân T32/T02/T18 CSH 1968 Quận Bắc Từ Liêm
24 Học viện Phòng không - Không quân KPH Quân đội 1964 Thị xã Sơn Tây Bộ Quốc phòng
25 Trường Đại học Sĩ quan Đặc công DCH 1967 Huyện Chương Mỹ Binh chủng Đặc công, Quân đội Nhân dân Việt Nam
26 Trường Đại học Sĩ quan Pháo binh PBH 1957 Thị xã Sơn Tây Binh chủng Pháo binh, Quân đội Nhân dân Việt Nam
27 Trường Đại học Sĩ quan Phòng hóa HGH 1976 Binh chủng Hóa học, Quân đội Nhân dân Việt Nam
28 Trường Đại học Sĩ quan Lục quân 1 (Trường Đại học Trần Quốc Tuấn) LAH 1945 Bộ Quốc phòng
29 Học viện Quản lý Giáo dục HVQ Giáo dục 2006 Quận Thanh Xuân Bộ Giáo dục và Đào tạo
30 Học viện Kỹ thuật Quân sự MTA KQH Kỹ thuật 1966 Quận Cầu Giấy Bộ Quốc phòng
31 Học viện Hậu cần HEH Hậu cần 1993 Quận Long Biên
32 Học viện Khoa học Quân sự MSA NQH Quân đội 1957 Quận Hoàng Mai
33 Học viện Dân tộc VAEM HVD Dân tộc 2016 Quận Nam Từ Liêm Ủy ban Dân tộc
34 Học viện Quốc phòng Quân đội 1976 Quận Cầu Giấy Bộ Quốc phòng
35 Trường Đại học Sĩ quan Chính trị LCH 1976 Huyện Thạch Thất
36 Học viện Chính trị Công an Nhân dân T29/T03 HCA Công an 1971 Huyện Sóc Sơn Bộ Công an

Danh sách các trường đại học ngoài công lập

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên trường đại học Tên viết tắt Mã trường Nhóm ngành đào tạo Thành lập Địa chỉ
1 Trường Đại học Tài chính Ngân hàng FBU Tài chính, ngân hàng 21/12/2010 Quận Bắc Từ Liêm
2 Trường Đại học Thành Đô TDD Đa ngành 27/5/2009 Huyện Hoài Đức
3 Trường Đại học Phenikaa PHE PKA 10/10/2007 Quận Hà Đông
4 Trường Đại học Dân lập Thăng Long TLU DTL 1988[7] Quận Hoàng Mai[7]
5 Trường Đại học Phương Đông DPD 1994 Quận Cầu Giấy
6 Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà DBH Kinh tế, xây dựng, kĩ thuật 2007 Quận Thanh Xuân
7 Trường Đại học Công nghệ Đông Á EAUT DDA Đa ngành 2008 Quận Nam Từ Liêm
8 Trường Đại học FPT FPTU FPT 2006 Huyện Thạch Thất
9 Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị UTM DCQ 2011 Quận Hoàng Mai
10 Đại học RMIT Việt Nam RMIT RMU 2004 Quận Ba Đình
11 Trường Đại học Nguyễn Trãi NTU NTU 05/02/2008
12 Trường Đại học Hòa Bình HBU ETU 2008[8] Quận Nam Từ Liêm[9]
13 Trường Đại học Đại Nam DNU DDN 2007 Quận Hà Đông
14 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội HUBT DQK Kinh doanh, công nghệ[10] 1996[11] Quận Hai Bà Trưng[12]
15 Học viện Thiết kế và Thời trang London LCDF Thiết kế, thời trang 2004 Quận Tây Hồ
16 Trường Đại học CMC MCA Đa ngành Quận Hai Bà Trưng
17 Trường Đại học Đông Đô DDU
18 Trường Đại học VinUni VINUNI VIN 2019 Huyện Gia Lâm

Danh sách các trường cao đẳng

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Trường Cao đẳng Thực hành FPT (Quận Nam Từ Liêm)
  2. Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp (Quận Cầu Giấy)
  3. Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội (Quận Bắc Từ Liêm)
  4. Trường Cao đẳng Công nghiệp In (Quận Bắc Từ Liêm)
  5. Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế (Huyện Sóc Sơn)
  6. Trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội (Quận Hai Bà Trưng)
  7. Trường Cao đẳng Y Hà Nội (Quận Nam Từ Liêm)
  8. Trường Cao đẳng Đại Việt (Quận Nam Từ Liêm)
  9. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao (Quận Nam Từ Liêm)
  10. Trường Cao đẳng nghề Phú Châu (Quận Thanh Xuân)
  11. Trường Cao đẳng Cộng đồng (Quận Cầu Giấy)
  12. Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Huyện Chương Mỹ)
  13. Trường Cao đẳng Du lịch (Quận Bắc Từ Liêm)
  14. Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh (Quận Cầu Giấy)
  15. Trường Cao đẳng Nghệ thuật (Quận Hoàn Kiếm)
  16. Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ (Huyện Chương Mỹ)
  17. Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương (Quận Cầu Giấy)
  18. Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây (Huyện Thường Tín)
  19. Trường Cao đẳng Y tế (Quận Đống Đa)
  20. Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông (Quận Hà Đông)
  21. Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai (Quận Đống Đa)
  22. Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật (Quận Cầu Giấy)
  23. Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại (Quận Hà Đông)
  24. Trường Cao đẳng nghề cơ điện (Quận Cầu Giấy)
  25. Trường Cao đẳng Thương mại và du lịch (Quận Cầu Giấy)
  26. Trường Cao đẳng Công nghệ (Quận Bắc Từ Liêm)
  27. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương (Huyện Gia Lâm)
  28. Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị (Huyện Gia Lâm)
  29. Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (Quận Nam Từ Liêm)
  30. Trường Cao đẳng Y dược Yersin
  31. Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  32. Trường Cao đẳng nghề Long Biên (Quận Long Biên)
  33. Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội (Quận Đống Đa)
  34. Trường Cao đẳng Truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam (Huyện Thường Tín)
  35. Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I, Đài Tiếng nói Việt Nam (Quận Hai Bà Trưng)
  36. Trường Cao đẳng Dược Hà Nội (phân hiệu Nam Từ Liêm)
  37. Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội (Quận Thanh Xuân)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Theo khoản 3 Điều 4 Luật số 34/2018/QH14 của Quốc hội (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học) quy định: Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.
  2. ^ Theo khoản 2 Điều 4 Luật số 34/2018/QH14 của Quốc hội (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học) quy định: Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.
  3. ^ Hoàng Thị Xuân Hoa (12 tháng 4 năm 2012). Hoàng Văn Quang (biên tập). “Tự chủ đại học - xu thế của phát triển”. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội: Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội. tr. 26. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết) Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  4. ^ Yến Anh (10 tháng 9 năm 2019). “Đại học lo bị bỏ rơi khi tự chủ”. Người Lao động.
  5. ^ “Quy đinh đặt tên giao dịch quốc tế (tiếng Anh) của ĐHQGHN, các đơn vị thành viên và trực thuộc, các chức danh lãnh đạo trong ĐHQGHN”. vnu.edu.vn. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ “Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành Trường Đại học Luật”. Giáo dục Việt Nam. 23 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
  7. ^ a b “QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC”CHƯƠNG I: CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG Đã định rõ hơn một tham số trong |tiêu đề=|title= (trợ giúp)Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  8. ^ “Lịch sử phát triển của Trường Đại học Hòa Bình”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2015.
  9. ^ “Trang chính”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2015.
  10. ^ “Giới thiệu chung”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2015.
  11. ^ “Giới thiệu về 'HUBT”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2015.
  12. ^ “Liên hệ”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]