Dundasit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dundasit
Dundasit và Crocoit ở Dundas, Tasmania. Kích thước 5mm.
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật cacbonat
Công thức hóa họcPbAl2[(OH)2|CO3]2 • H2O
Hệ tinh thểTháp đôi trực thoi H-M (2/m 2/m 2/m) Nhóm không gian: Pbmm
Nhận dạng
MàuTrắng đến xanh lam rất nhạt;
không màu khi ánh sáng truyền qua
Dạng thường tinh thểTinh thể hình kim
Cát khaiHoàn toàn theo {010}
Độ cứng Mohs2
ÁnhThủy tinh đến ánh tơ
Màu vết vạchtrắng
Tính trong mờTrong suốt
Tỷ trọng riêng3,10 – 3,55
Thuộc tính quangHai trục (-)
Chiết suấtnα = 1,603 nβ = 1,716 nγ = 1,750
Khúc xạ képδ = 0,147
Góc 2VĐo: 30° đến 40°, tính: 54°
Tham chiếu[1][2][3]

Dundasit là một khoáng vật carbonat-nhôm-chì, đây là một khoáng vật hiếm. Tên gọi của nó được đặt theo tên địa phương Dundas, Tasmania, Australia.[1] Khoáng vật này được phát hiện đầu tiên ở mỏ Adelaide Proprietary[4]. Dundasit được William Frederick Petterd miêu tả năm 1893.[5]

Dundasit là một khoáng vật thứ sinh không phổ biến có mặt trong đới oxy hóa của quặng chì.[2] Nó thường mọc che kín crocoit. Nó cũng có thể bị cerussit màu vàng mọc phủ lên.[4] Nó có thể liên quan với cerussit, plattnerit, azurit, malachit, pyromorphit, mimetit, beudantit, duftit, crocoit, gibbsit, allophanlimonit.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Dundasite tại Wikimedia Commons

  1. ^ a b http://www.mindat.org/min-1330.html Mindat
  2. ^ a b c http://rruff.geo.arizona.edu/doclib/hom/dundasite.pdf Handbook of Mineralogy
  3. ^ http://www.webmineral.com/data/Dundasite.shtml Webmineral data
  4. ^ a b Bottrill, Ralph (ngày 12 tháng 4 năm 2009). “Dundasite”. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2009.
  5. ^ “Volume 14”. The Mineralogical magazine and journal of the Mineralogical Society. Great Britain: Mineralogical Society. 1965.