Ephippion guttifer

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ephippion guttifer
Ephippion guttifer
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Tetraodontiformes
Họ (familia)Tetraodontidae
Chi (genus)Ephippion
Bibron, 1855
Loài (species)E. guttifer
Danh pháp hai phần
Ephippion guttifer
(E. T. Bennett, 1831)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Tetrodon guttifer Bennett, 1831
  • Hemiconiatus guttifer (Bennett, 1831)
  • Tetraodon guttifer (Bennett, 1831)
  • Ephippion guttiferum (Bennett, 1831)
  • Ephippion maculatum Bibron, 1855
  • Tetrodon pustulatus (non Murray, 1857)

Ephippion guttifer, tên thông thường tiếng Anh là prickly puffer (nghĩa là cá nóc gai), là loài cá biển duy nhất thuộc chi Ephippion trong họ Cá nóc. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1831.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Ephippion: Từ tiếng Hy Lạp cổ ἐφίππιον (ephíppion, "yên ngựa"), từ ἐπῐ́ (epí, "trên") + ἵππος (híppos, "ngựa")[2].

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

E. guttifer có phạm vi phân bố rộng khắp vùng biển Đông Đại Tây Dương. Loài này được tìm thấy từ Maroc và cực tây Địa Trung Hải, trải dài về phía nam, men dọc theo bờ biển các nước Tây Phi đến Benguela, Angola. Ở phía bắc, E. guttifer đã được ghi nhận tại vịnh Biscay. E. guttifer sống ở vùng nước nông ven bờ, trong các vịnhđầm phá, hoặc ở các khu vực cửa sông, độ sâu khoảng từ 10–100 mét (33–328 ft)[1][2].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

E. guttifer trưởng thành có kích thước tối đa được ghi nhận là khoảng 80 xentimét (31 in), nhưng phổ biến hơn ở chiều dài khoảng 55 xentimét (22 in)[2]. Lưng và hai bên lườn của chúng có màu nâu sẫm, nhạt dần về phía bụng. Cơ thể được phủ bởi nhiều đốm trắng mờ bằng 1/4 - 1/3 đường kính mắt[3].

Số gai ở vây lưng: 0; Số tia vây mềm ở vây lưng: 10; Số gai ở vây hậu môn: 0; Số tia vây mềm ở vây hậu môn: 9; Số tia vây mềm ở vây ngực: 14 - 15[3]. Vây đuôi có khía ở cá non và cá sắp trưởng thành và hình lưỡi liềm ở cá trưởng thành. Các gai nhỏ có ở mặt bụng tới gần hậu môn; trên lưng và mặt bên ở cá trưởng thành thì các gai biến đổi nhiều với các đáy xương phình to tạo thành giáp gồm các tấm vảy[3].

Cũng như những loài cá nóc khác, E. guttifer có khả năng sản xuất và tích lũy các độc tố như tetrodotoxin và saxitoxin trong da, tuyến sinh dục và gan. Mức độ độc tính khác nhau tùy theo từng loài, và cũng phụ thuộc vào khu vực địa lý và mùa[1].

Thức ăn của E. guttifer rất đa dạng, bao gồm rong tảo, các loài động vật giáp xác, cầu gaiđộng vật thân mềm[1][2]. Loài này được đánh bắt nhằm mục đích làm thực phẩm, có thể được bày bán tươi trong các chợ cá, muối khô hoặc hun khói[3].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Shao K., Matsuura K., Leis J. L., Hardy G., Jing L. & Liu M. (2014). Ephippion guttifer. The IUCN Red List of Threatened Species. 2014: e.T193758A2272606. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-3.RLTS.T193758A2272606.en. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2019.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Ephippion guttifer trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2019.
  3. ^ a b c d Food and Agriculture Organization of the United Nations (2018), The living marine resources of the Eastern Central Atlantic, quyển 4, Nhà xuất bản Food & Agriculture Org., tr.3069. ISBN 9789251092675