Bước tới nội dung

Epictetus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Epictetus
A line drawing of Epictetus writing at a table with a crutch draped across his lap and shoulder
Tranh nghệ thuật vẽ Epictetus
Sinhc. 55
Hierapolis, Phrygia
(presumed)
MấtAD 135 (79–80 tuổi)
Nicopolis, Achaea
Tác phẩm nổi bật
Thời kỳAncient philosophy
VùngWestern philosophy
Trường pháiStoicism
Đối tượng chính
Ethics

Epictetus (/ˌɛpɪkˈttəs/;[1] tiếng Hy Lạp: Ἐπίκτητος, Epíktētos; k. 55 – 135) là một triết gia theo chủ nghĩa khắc kỷ Hy Lạp. Ông sinh ra như là một nô lệ tại Hierapolis, Phrygia (ngày nay là Pamukkale, Thổ Nhĩ Kỳ) và sống ở Rome cho đến khi bị trục xuất, và đến sống tại Nicopolis ở phía tây bắc Hy Lạp cho đến hết đời. Những lời dạy của ông đã được học trò Arrian chép ra và xuất bản trong các tác phẩm DiscoursesEnchiridion (Trò chuyện và Giáo khoa thư) của ông.

Epictetus dạy rằng triết học là một lối sống và không chỉ là một môn học lý thuyết. Đối với Epictetus, tất cả các sự kiện bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta; chúng ta nên bình tĩnh chấp nhận bất cứ điều gì xảy ra. Tuy nhiên, các cá nhân chịu trách nhiệm cho hành động của chính họ, và có thể kiểm tra và kiểm soát hánh động của mình thông qua kỷ luật tự giác nghiêm ngặt.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Epictetus được sinh ra vào khoảng năm 55,[2][3] có lẽ tại Hierapolis, Phrygia.[4] Tên cha mẹ ông đặt cho ông là không rõ; từ epíktetos (ἐίκτητ) trong tiếng Hy Lạp đơn giản có nghĩa là "thu được" hoặc "có được";[5] Nhà triết học Hy Lạp Plato, trong tác phẩm Luật của mình, sử dụng thuật ngữ này với nghĩa tài sản "được thêm vào tài sản di truyền của một người".[6] Ông đã sống tuổi trẻ của mình như một nô lệ ở Rome của Epaphroditos, một người tự do giàu có và thư ký cho Nero.[7]

Từ khi còn nhỏ, Epictetus có được niềm đam mê triết học và với sự cho phép của người chủ giàu có, ông đã nghiên cứu triết học khắc kỷ với thầy Musonius Rufus,[8] cho phép ông vươn lên và được người xung quanh tôn trọng khi ông trưởng thành nhờ được giáo dục nhiều hơn.[9] Vì lý do nào đó, ông trở nên què quặt. Origen tuyên bố rằng chân của Epictetus đã bị chủ nhân của mình cố tình bẻ gãy.[10] Simplicius tuyên bố rằng Epictetus đã bị què từ thời thơ ấu.[11]

Tàn tích thời La Mã tại Nicopolis

Epictetus có được tự do sau cái chết của Nero vào năm 68,[12] và ông bắt đầu giảng dạy triết học ở Rome. Khoảng năm 93, Hoàng đế Domiti đã trục xuất tất cả các nhà triết học khỏi thành phố,[13] và Epictetus đã chuyển đến NicopolisEpirus, Hy Lạp, tại đó ông thành lập một trường phái triết học.[14]

Học trò nổi tiếng nhất của ông, Arrian, đã học ông từ thời trai trẻ (khoảng năm 108) và tuyên bố đã viết tác phẩm Trò chuyện nổi tiếng từ các bài giảng của Epictetus, và Arrian cho rằng tác phẩm này nên được coi là có thể so sánh với các tác phẩm của Socrates.[15] Arrian mô tả Epictetus là một diễn giả mạnh mẽ, người có thể "khiến người nghe cảm nhận được những gì Epictetus muốn người nghe cảm nhận".[16] Nhiều nhân vật nổi tiếng đã tìm cách trò chuyện với ông.[17] Hoàng đế Hadrian khá thân thiện với Epictetus,[18] và có thể đã nghe ông nói chuyện tại trường học của ông ở Nicopolis.[19][20]

Ông sống một cuộc sống rất đơn giản, với ít tài sản.[11] Epictetus sống độc thân trong một thời gian dài,[21] nhưng khi về già, ông đã nhận nuôi một đứa con của một người bạn, mà nếu Epictetus không nhận nuôi thì nó sẽ phải chết, và nuôi nấng đứa trẻ đó với sự giúp đỡ của một người phụ nữ.[22] Không rõ liệu Epictetus và người phụ nữ nói trên có kết hôn hay không.[23] Ông đã chết vào khoảng năm 135.[24] Sau khi chết, theo Lucian, chiếc đèn dầu của ông được một người hâm mộ mua với giá 3.000 drachma.[25]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Jones, Daniel; Roach, Peter, James Hartman and Jane Setter, eds. Cambridge English Pronouncing Dictionary. 17th edition. Cambridge UP, 2006.
  2. ^ Zalta, Edward N. (biên tập). “Epictetus”. Stanford Encyclopedia of Philosophy.
  3. ^ His year of birth is uncertain. He was born a slave. He must have been old enough to teach philosophy by the time Domitian banished all philosophers from Rome c. 93 A.D, because he was among those who left the city. He also describes himself as an old man to Arrian c. 108 A.D. cf. Discourses, i.9.10; i.16.20; ii.6.23; etc.
  4. ^ Suda. Epictetus.
  5. ^ “Perseus Tuft Greek Word Study Tool, 'ἐπίκτητος'.
  6. ^ “Plato, Laws, section 924a”.
  7. ^ Epaphroditus Lưu trữ 2012-02-22 tại Wayback Machine, livius.org
  8. ^ Epictetus, Discourses, i.7.32.
  9. ^ Epictetus, Discourses, i.9.29.
  10. ^ Origen, Contra Celcus. vii.
  11. ^ a b Simplicius, Commentary on the Enchiridion, 13.
  12. ^ Douglas J. Soccio, Archetypes of Wisdom: An Introduction to Philosophy (2012), p. 197
  13. ^ Suetonius, Domitian Lưu trữ 2007-08-04 tại Wayback Machine, x.
  14. ^ Aulus Gellius, Attic Nights, xv. 11.
  15. ^ Hendrik Selle: Dichtung oder Wahrheit – Der Autor der Epiktetischen Predigten. Philologus 145 [2001] 269–290
  16. ^ Epictetus, Discourses, prologue.
  17. ^ Epictetus, Discourses, i.11; ii.14; iii.4; iii. 7; etc.
  18. ^ Historia Augusta, Hadrian Lưu trữ 2014-02-21 tại Wayback Machine, 16.
  19. ^ Fox, Robin The Classical World: An Epic History from Homer to Hadrian Basic Books. 2006 pg 578
  20. ^ A surviving second or third century Altercatio Hadriani Et Epicteti gives a fictitious account of a conversation between Hadrian and Epictetus.
  21. ^ Simplicius, Commentary on the Enchiridion, 46. There is also a joke at Epictetus' expense in Lucian's Life of Demonax about the fact that he had no family.
  22. ^ Simplicius, Commentary on the Enchiridion, 46. He may have married her, but Simplicius' language is ambiguous.
  23. ^ Lucian, Demoxan, c. 55, torn, ii., ed Hemsterh., p. 393; as quoted in A Selection from the Discourses of Epictetus With the Encheiridion (2009), p. 6
  24. ^ He apparently was alive in the reign of Hadrian (117–138). Marcus Aurelius (born 121 A.D.) was an admirer of him, but never met him, and Aulus Gellius (ii.18.10) writing mid-century, speaks of him as if belonging to the recent past.
  25. ^ Lucian, Remarks to an illiterate book-lover.