Eviota abax

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Eviota abax
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Gobiiformes
Họ (familia)Gobiidae
Phân họ (subfamilia)Gobiinae
Chi (genus)Eviota
Loài (species)E. abax
Danh pháp hai phần
Eviota abax
(Jordan & Snyder, 1901)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Asterropteryx abax Jordan & Snyder, 1901

Eviota abax, tên thông thườngsand-table dwarfgoby, là một loài cá biển thuộc chi Eviota trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1901.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng Latinh, từ abax trong danh pháp của E. abax có nghĩa là "bàn tính", có lẽ ám chỉ vảy của loài cá này có viền sẫm, trông giống như một cái bàn tính[2].

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

E. abax là một loài đặc hữu của vùng biển phía nam Nhật Bản, bao gồm cả hai quần đảo Ryukyuquần đảo Ogasawara. Loài cá này cũng đã được tìm thấy ở vùng biển phía đông đảo Đài Loan[1]. Các mẫu vật được thu thập gần các rạn san hôđá ngầm ở độ sâu khoảng 2 m trở lại[1].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở E. abax là gần 5 cm[3].

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

E. abax sử dụng những khe, hốc trên đá hoặc vỏ hàu rỗng để làm tổ. Vào mùa sinh sản, cá đực tìm cách để đến gần nơi ở của cá cái, thực hiện những màn tán tỉnh rồi dẫn cá cái đến tổ của nó[3][4]. E. abax cái có thể cho ra đời 250 đến 350 trứng mỗi lứa[5]. Sau khi đẻ trứng, cá cái quay về tổ riêng của nó, để lại trứng cho cá đực chăm sóc. Trong khi canh giữ trứng, cá đực thường tỏ ra hung hăn với những loài vật đến gần tổ của mình[3][4]. Những con đực của loài E. abax vệ sinh những quả trứng bằng miệng và thông khí cho chúng bằng vây ngực và đuôi[4]. Trứng sẽ nở thành cá bột khoảng 5 ngày sau đó[3].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Larson, H. (2019). Eviota abax. Sách đỏ IUCN. 2019: e.T141481850A148877877. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T141481850A148877877.en. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.
  2. ^ Christopher Scharpf; Kenneth J. Lazara (2020). “Order GOBIIFORMES: Family GOBIIDAE”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.
  3. ^ a b c d M. Taru; T. Sunobe (2002). “Reproductive ecology of the gobiid fish Eviota abax at Nobeoka, Japan, with notes on geographic variation” (PDF). Pacific Science. 56 (1): 35–40. doi:10.1353/psc.2002.0008.
  4. ^ a b c Greenfield, D.W. (2017). “An overview of the dwarfgobies, the second most speciose coral-reef fish genus (Teleostei: Gobiidae: Eviota)” (PDF). Journal of the Ocean Science Foundation. 29: 32–54. doi:10.5281/zenodo.1115683.
  5. ^ T. Sunobe; A. Nakazono (1987). “Embryonic development and larvae of genus Eviota (Pisces: Gobiidae). I. Eviota abax and E. storthynx”. Journal of the Faculty of Agriculture, Kyushu University. 31 (3): 287–295.