Ferdinand I của Bulgaria
Ferdinand | |||||
---|---|---|---|---|---|
![]() | |||||
Sa hoàng Bulgaria | |||||
Tại vị | ngày 5 tháng 10 năm 1908 – ngày 3 tháng 10 năm 1918 | ||||
Tiền nhiệm | Chính mình với tước hiệu Vương công | ||||
Kế nhiệm | Boris III | ||||
Vua Bulgaria | |||||
Tại vị | 7 tháng 7 năm 1887 - 5 tháng 10 năm 1908 | ||||
Tiền nhiệm | Alexander | ||||
Kế nhiệm | Chính mình với tước hiệu Sa hoàng | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | 26 tháng 2 năm 1861 Viên, Đế quốc Áo | ||||
Mất | 10 tháng 9 năm 1948 Coburg, Allied-occupied Germany | (87 tuổi)||||
An táng | St. Augustin, Coburg | ||||
Phối ngẫu | Công chúa Marie Louise của Bourbon-Parma (cưới 1893–1899) Princess Eleonore Reuss of Köstritz (cưới 1908) | ||||
Hậu duệ | Boris III của Bulgaria Kiril, Hoàng tử của Preslav Công chúa Eudoxia Công chúa Nadezhda | ||||
| |||||
Hoàng tộc | Sachsen-Coburg và Gotha-Koháry | ||||
Thân phụ | August von Sachsen-Coburg und Gotha | ||||
Thân mẫu | Công chúa Clémentine của Orléans | ||||
Tôn giáo | Công giáo La Mã | ||||
Chữ ký | ![]() |
Ferdinand I (Tiếng Bulgaria: Фердинанд I; 26/02/1861 - 10/09/1948),[1], tên khai sinh là Ferdinand Maximilian Karl Leopold Maria von Sachsen-Coburg und Gotha, là vị Vương công thứ hai của Công quốc Bulgaria từ năm 1887 đến 1908, và sau đó là Sa hoàng của Vương quốc Bulgaria từ năm 1908 cho đến khi ông thoái vị vào năm 1918. Dưới sự trị vì của ông, Bulgaria tham gia Thế chiến thứ nhất theo phe của các cường quốc thuộc Liên minh Trung tâm.[2]
Bối cảnh gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Ferdinand sinh ngày 26 tháng 2 năm 1861 tại Viên, Đế quốc Áo, là một vương tử người Đức của Nhà Sachsen-Coburg và Gotha-Koháry. Ông là con trai của Vương tử August von Sachsen-Coburg und Gotha và vợ ông là Công chúa Clémentine của Orléans, con gái của Vua Louis-Philippe I của Pháp.
Công chúa Maria Antonia Koháry là một Quý tộc Hungary và là người thừa kế khối tài sản to lớn của Nhà Koháry đã kết hôn với ông nội của Ferdinand, Vương tử Ferdinand xứ Sachsen-Coburg-Gotha. Ferdinand lớn lên theo đức tin Công giáo của cha mẹ mình và được rửa tội tại Nhà thờ St. Stephen, Viên vào ngày 27/02, giống như cha mẹ đỡ đầu Đại vương công Maximilian của Áo và vợ là Công chúa Charlotte của Bỉ.[3]
Ferdinand lớn lên trong môi trường quý tộc cao cấp ở Áo và Hungary. Nhà Kohary xuất thân từ một gia đình quý tộc Thượng Hungary vô cùng giàu có. Tài sản của gia đình được tăng thêm nhờ của hồi môn khi cha ông lấy mẹ ông là Công chúa Clémentine của Orléans.[4]
Ferdinand là cháu của Công tước Ernst I xứ Sachsen-Coburg và Gotha và Leopold I, vị vua đầu tiên của Vương quốc Bỉ. Cha của ông August là anh trai của Vua Ferdinand II của Bồ Đào Nha, và cũng là anh em họ đầu tiên với Victoria của Anh. Ferdinand là người sáng lập ra vương triều Bulgaria.[4]
Vương công của Bulgaria[sửa | sửa mã nguồn]

Vị vương công cầm quyền đầu tiên của Công quốc Bulgaria là Aleksandr I của Bulgaria thoái vị vào năm 1886 sau một cuộc đảo chính thân Nga, chỉ sau 7 năm ông được đưa lên ngôi vị.[5] Khi đó Ferdinand là một sĩ quan trong quân đội Đế quốc Áo-Hung, được Đại hội nghị quốc gia bầu lên làm Vương công của Bulgaria tự trị vào ngày 07/07/1887 theo lịch Gregory. Trong nỗ lực nhằm ngăn chặn sự chiếm đóng của Nga đối với Công quốc Bulgaria, ngai vàng từng được dự định trao cho các hoàng tử của Vương quốc Đan Mạch, Kavkaz và thậm chí là cho cả Quốc vương Romania.[6] Bản thân Nga hoàng cũng đã đề cử phụ tá của mình là Nichols Dadian của Mingrelia, nhưng đã bị người Bulgaria từ chối. Việc Ferdinand được Đại hội đồng Quốc gia Bulgaria trao cho ngai vị vương công bị các Hoàng gia châu Âu hoài nghi; Victoria của Anh, người chị họ của cha ông đã nói với thủ tướng của bà rằng: "Ông ấy hoàn toàn không phù hợp... thanh tú, lập dị và ẻo lả... Nên dừng lại ngay lập tức". Trước sự gièm pha này, Ferdinand đã chứng minh ngược lại, ông đã cai trị Bulgaria rất tốt trong 2 thập kỷ đầu tiên của mình.[7]
Đời sống chính trị của Bulgaria bị chi phối trong những năm đầu của triều đại Ferdinand bởi lãnh đạo Đảng Tự do Stefan Stambolov, người có chính sách đối ngoại làm giảm quan hệ với Đế quốc Nga - quốc gia mà trước đây đã bảo hộ Bulgaria.
Sự hạ bệ của Stambolov (tháng 05/1894) và vụ ám sát sau đó (07/1895) - có thể được lên kế hoạch bởi Ferdinand - mở đường cho một sự hoà giải giữa Bulgaria với Nga vào tháng 02/1896, với việc Ferdinand rửa tội cho con trai của mình - Hoàng tử Boris tại Nhà thờ Chính thống phương Đông thay vì là Công giáo La Mã. Tuy nhiên, động thái này đã khiến những người họ hàng của ông theo Công giáo tại Áo không hài lòng, đặc biệt là chú của ông, Hoàng đế Franz Joseph I của Áo, cũng như bị Giáo hoàng Lêô XIII ra vạ tuyệt thông.
Sa hoàng Bulgaria[sửa | sửa mã nguồn]
Vào ngày 5 tháng 10 năm 1908, Ferdinand tuyên bố Bulgaria độc lập khỏi Đế quốc Ottoman (mặc dù quốc gia này đã độc lập trên thực tế từ năm 1878). Ông cũng tuyên bố Công quốc Bulgaria trở thành một vương quốc, và lấy danh hiệu là Sa hoàng.[6] Tuy nhiên danh hiệu Sa hoàng dưới thời Đế quốc Bulgaria thứ nhất và thứ hai được hiểu là "hoàng đế", nhưng dưới thời Ferdinand và các hậu duệ của ông được hiểu là "vua".[8] Tuyên ngôn độc lập của Bulgaria được công bố tại Nhà thờ Thánh Forty Martyrs ở Tarnovo. Tuyên bố độc lập của Bulgaria đã được Ottoman và các cường quốc châu Âu khác công nhận.[6] Hiến pháp Tarnovo tiếp tục được giữ lại, nhưng thay từ "vương công" thành "sa hoàng".
Ferdinand được biết đến như là một vị vua cừ khôi với các chiêu thức ăn miếng trả miếng. Trong một chuyến viếng thăm Hoàng đế Đức Wilhelm II vào năm 1909, Ferdinand đang ngả người ra khỏi cửa sổ của Cung điện mới (Potsdam) thì hoàng đế Đức tiến tới từ phía sau và tát Ferdinan một cái. Vị vua Bulgaria tỏ ra khó chịu trước cử chỉ này nhưng Hoàng đế Đức với tính kiêu ngạo từ chối xin lỗi. Ferdinand đã ăn miếng trả miếng hoàng đế Đức bằng cách trao một hợp đồng vũ khí có giá trị mà ông định ký với nhà máy của Krupp ở Essen, Đức cho nhà sản xuất vũ khí Pháp Schneider-Creusot.[9]
Vào ngày 15 tháng 7 năm 1910 trong chuyến thăm Vương quốc Bỉ, Ferdinand cũng trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên di chuyển bằng máy bay. Ông đã trao huân chương cho phi công của chiếc máy bay khi họ hạ cánh.[10]
Chiến tranh Balkan[sửa | sửa mã nguồn]
Giống như nhiều nhà cai trị khác trước ông, Ferdinand mong muốn tạo ra một "Byzantium mới", đây là một khao khát được hiểu là muốn tạo ra một cường quốc Balkan, về cơ bản là theo Cơ đốc giáo, vì Bulgaria và người Bulgaria không có văn hóa, dân tộc, lịch sử, cũng không có mối quan hệ ngôn ngữ với Đế chế Byzantine cũ, vốn là bản chất của La Mã và phát triển qua nhiều thế kỷ, tiếng Hy Lạp.[11]
Năm 1912, Ferdinand liên minh cùng các quốc gia Balkan khác trong một cuộc tấn công vào Đế chế Ottoman để giải phóng các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Ông coi cuộc chiến này là một cuộc thập tự chinh mới khi tuyên bố nó là "một cuộc chiến đấu chính nghĩa, vĩ đại và thiêng liêng của Thập tự giá chống lại Lưỡi liềm."[12] Bulgaria đóng góp nhiều nhất và cũng mất số lượng binh lính lớn nhất. Các cường quốc nhất quyết yêu cầu thành lập một Albania độc lập.[6] Mặc dù các thành viên của Liên minh Balkan đã cùng nhau chiến đấu chống lại kẻ thù chung trong Chiến tranh Balkan lần thứ nhất, nhưng điều đó là không đủ để vượt qua sự kình địch lẫn nhau giữa họ.
Trong buổi ban đầu của Liên đoàn Balkan, Serbia đã bị áp lực bởi Bulgaria để giao phần lớn Vardar Macedonia sau khi họ đã chinh phục nó từ Đế chế Ottoman. Tuy nhiên, Serbia, đáp lại việc nhà nước Albania mới tiếp nhận lãnh thổ ở phía Bắc mà họ mong đợi giành được cho riêng mình, nói rằng họ sẽ tiếp tục chiếm hữu các khu vực mà lực lượng của họ đã chiếm giữ. Ngay sau đó, Bulgaria bắt đầu Chiến tranh Balkan lần thứ hai khi xâm lược các đồng minh gần đây là Serbia và Hy Lạp để chiếm các khu vực tranh chấp, trước khi bị Romania và Đế chế Ottoman tấn công. Mặc dù Bulgaria bị đánh bại, Hiệp ước Bucharest (1913) đã mang lại cho Bulgaria một số lợi ích về lãnh thổ. Khu vực Tây Thrace, cho phép tiếp cận Biển Aegean đã được bảo đảm.[6]
Tổ tiên[sửa | sửa mã nguồn]
Tổ tiên của Ferdinand I của Bulgaria |
---|
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Louda, 1981, Lines of Succession, Table 149
- ^ Stephen Constant, Foxy Ferdinand, 1861-1948, Tsar of Bulgaria (Sidgwick & Jackson, 1979).
- ^ Archiv der Domkirche St. Stephan, Wien, Taufbuch 1860-1865
- ^ a b Constant, Foxy Ferdinand, 1861-1948, Tsar of Bulgaria (1979).
- ^ Finestone, 1981, The Last Courts of Europe, p 227
- ^ a b c d e Louda, 1981, Lines of Succession, p 297
- ^ Aronson, 1986, Crowns In Conflict, p 83
- ^ Tsar at Encyclopedia Britannica
- ^ Aronson, 1986, Crowns In Conflict, pp 8–9
- ^ “King up in Aeroplane: Ferdinand of Bulgaria First Monarch to Do It – Sons Fly Also” (Adobe Acrobat). New York Times website. 16 tháng 7 năm 1910. tr. 1. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2010.
- ^ Aronson, 1986, Crowns In Conflict, p 86
- ^ Aronson, 1986, Crowns In Conflict, p 87
Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Aronson, Theo (1986). Crowns In Conflict: The Triumph And The Tragedy Of European Monarchy, 1910–1918. London: J.Murray. ISBN 0-7195-4279-0.
- Constant, Stephen (1986). Foxy Ferdinand, 1861–1948, Tsar of Bulgaria. London: Sidgwick and Jackson. ISBN 0-283-98515-1.
- Louda, Jiri; Michael Maclagan (1981). Lines of Succession. London: Orbis Publishing Ltd. ISBN 0-460-04519-9.
- Massie, Robert K (1981). The Last Courts of Europe. London: J.M.Dent & Sons Ltd. ISBN 0-460-04519-9.
- Palmer, Alan (1978). The Kaiser: Warlord Of The Second Reich. London: Weidenfeld and Nicolson. ISBN 0-297-77393-3.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ferdinand I của Bulgaria. |