Bước tới nội dung

Fiji Airways

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Fiji Airways
IATA
FJ
ICAO
FJI
Tên hiệu
FIJI
Lịch sử hoạt động
Thành lập1947
Hoạt động1951
Sân bay chính
Trạm trung
chuyển chính
Sân bay quốc tế Nadi
Trạm trung
chuyển khác
Sân bay quốc tế Nausori
Thông tin chung
Phòng chờTabua Lounge
Liên minhOneWorld
Công ty conFiji Link
Số máy bay9
Điểm đến24
Trụ sở chínhSân bay quốc tế Nadi
Nadi, Fiji
Nhân vật
then chốt
Andre Viljoen (CEO)
Nalin Patel (Chủ tịch)
Trang webfijiairways.com

Fiji Airways (trước đây là Air Pacific) là hãng hàng không quốc gia của quốc đảo Fiji. Hãng mở các chuyến bay nội địa và quốc tế kết nối các hòn đảoNam Thái Bình DươngÚc; Hoa KỳHồng Kông. Hãng cũng là đối tác lớn về chương trình khách hàng thường xuyên của QantasAmerican AirlinesAlaska Airlines. (Mặc dù không thuộc liên minh hàng không Oneworld mà Qantas và American Airlines làm chủ chốt). Trụ sở chính của hãng là ở Air Pacific Maintenance & Administration Centre ở Sân bay quốc tế Nadi, Fiji.

Air Pacific B747 tại sân bay Sydney

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hãng được thành lập và bắt đầu hoạt động vào năm 1951, bởi phi công người Úc Harold Gatty. Hãng trước kia hoạt động dưới tên Fiji Airways, và trụ sở và trạm trung chuyển được đặt tại sân bay quốc tế Naosuri, Suva.

Air Pacific bắt đầu phục vụ đi Hoa Kỳ vào năm 1983. Ngoại trừ năm 2001, hãng đã thu được lợi nhuận mỗi năm từ 1995-2004. Hơn 500.000 khách đã bay Air Pacific vào năm 2004. Hãng cũng đã có trách nhiệm bắt đầu dịch vụ quốc tế đi Canberra, Úc với hai chuyến bay mỗi tuần. Nhưng tiếc rằng, hãng chỉ phục vụ được một thời gian rồi buộc phải ngưng.

Air Pacific mua lại sun Air, một hãng khác cũng thuộc Fiji. Điều này đã giúp Air Pacific hình thành một công ty con mới, Pacific Sun.

Air Pacific được chia bởi nhiều cổ phần và bởi nhiều công ty và quốc gia khác nhau. Chính phủ Fiji chiếm số cổ phần lớn nhất với 51%, tiếp đến là QANTAS thuộc Úc, chiếm 46.32%. Air New Zealand thuộc New Zealnad, và chính phủ các nước Kiribati, Samoa, TongaNauru chiếm giữ phần còn lại. Tổng số nhân viên hiện nay của hãng là 771 người.

Trong năm 2008, hãng định rút khỏi thị trường Nhật Bản. Hãng đã tìm mọi cách để kích thích hành khách từ Nhật Bản cho tuyến bay này của hãng nhưng không mấy thành công. Sau đó, hãng lại rút Vancouver khỏi đường bay của mình mà hãng đã phục vụ qua quá cảnh tại Sân bay quốc tế Honolulu, Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ mà hãng đã phục vụ từ năm 2000.

Air Pacific công bố một kỷ lục mất thuế 65,3 triệu đô la Fiji (tương đương 35,3 triệu đô la Mỹ cho năm tài chính khủng hoảng 2009-2010. Năm trước đó, hãng cũng đã mất đi 5,2 triệu đô la Fiji thuế (tương đương 2,8 triệu đô la Mỹ). Chủ tịch Nalin Patel cho biết đây là năm tài chính khó khăn nhất cho các công ty do chi phí nhiên liệu cao, tác động của cạnh tranh mới, giá vé thấp hơn và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Trong tháng 4 năm 2011, Air Pacific chính thức thông báo hủy bỏ các đơn đặt hàng của dòng máy bay Boeing B787.

Tháng 10 năm 2011, hãng đã công bố sẽ nhận 3 chiếc Airbus A330-200 từ Airbus

Các điểm đến

[sửa | sửa mã nguồn]

Fiji Airways phục vụ 23 điểm đến tại khu vực Thái Bình Dương. Và là một thành viên không trực tiếp của liên minh OneWorld từ 5 tháng 12 2018.

Nước Thành Phố Ghi chú Ref.
Úc Adelaide Đã ngưng [1][2]
Brisbane [3]
Canberra Đã ngưng [4]
Gold Coast Đã ngưng [5]
Melbourne [3]
Sydney [3]
Canada Vancouver Đã ngưng [6]
Trung quốc (và Hong Kong) Bắc Kinh Theo mùa [7]
Hàng Châu Theo mùa [8]
Thượng Hải Theo mùa [7][9]
Hồng Kông [3]
Fiji Nadi Trụ sở chính [3]
Suva Trụ sở [3]
Nhật Bản Tokyo [10]
Kiribati Tarawa [3]
Kiritimati [3]
New Zealand Auckland [3]
Christchurch [3]
Wellington [11]
Papua New Guinea Port Moresby Đã ngưng [12]
Samoa Apia [3]
Singapore Singapore [13][14]
Solomon Islands Honiara [3]
Đài Loan Taipei Theo mùa [15]
Tonga Neiafu Đã ngưng [3]
Nukuʻalofa [3]
Tuvalu Funafuti Đã ngưng [3]
Hoa Kỳ Honolulu [3]
Los Angeles [3]
San Francisco [16]
Vanuatu Port Vila [3]
Espiritu Santo Đã ngưng

Liên danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Fiji Airways hiện đang có các chuyến bay liên danh với các hãng sau đây:[17][18]

Đội bay

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội bay hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]
Fiji Airways Airbus A330-200
Fiji Airways Airbus A330-300
Fiji Airways Boeing 737-800
Boeing 767-300ER vẫn còn trong màu sơn của Air Pacific 8/2011.
a Boeing 747-400 owned by Air Pacific taking off from Sydney Kingsford Smith International Airport
Air Pacific Boeing 747-400 cất cánh tại sân bay Sydney.

Tính đến tháng 9 năm 2020, Fiji Airways bao gồm những tàu bay sau đây:[23][24]

Fiji Airways fleet
Loại tàu bay Hoạt động Đặt hàng Hành khách Ghi chú
T V Tổng cộng
Airbus A330-200 5 24 249 273
18 233 251
Airbus A330-300 1 24 289 313 [25]
Airbus A350-900 2 33 301 334 Đặt tên là " Island of Viti Levu " và " Island of Vanua Levu"
Boeing 737-800 2 8 154 162
162 170
Total 10 0

Đội bay cũ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hãng có số tàu bay cũ của hãng như Boeing 777 (thuê ướt), Boeing 767, Boeing 747, BAC One-ElevenMcDonnell Douglas DC-10. Thông tin chi tiết:

Đội bay cũ của Fiji Airways
Loại tàu bay Tổng cộng Giới thiệu Nghỉ hưu Ghi chú
Boeing 737-200 1 1981 1990
Boeing 737-300 1 1995 1999
Boeing 737-500 1 1992 1999
Boeing 737-700 1 1998 2020
Boeing 747-100 1 1988 1989
Boeing 747-200 8 1985 2001
Boeing 747-400 2 2003 2013 Thay thế bởi A330
Boeing 767-200 1 1990 1994
Boeing 767-300ER 1 1994 2012
McDonnell Douglas DC-10-30 1 1983 1985

Một số dòng máy bay khác:

Các hạng dịch vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạng phổ thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạng phổ thông của Air Pacific là Pacific Voyageur Class. Khoảng cách giữa các ghế lên đến 32 inch. Ghế có độ rộng khoàng 18 inch tùy thuộc vào loại máy bay. Trên dòng B747, hãng cung cấp cho hành khách chương trình giải trí với 12 kênh truyền hình khác nhau cùng với 8 kênh phát thanh khác nhau. Còn lại, màn hình được cung cấp trên cao, và mặt trước của mỗi khoang và có hệ thống âm thanh tốt hơn để đặt tiêu chuẩn AVOD của hãng hàng không lớn khác. Các bữa ăn và các dịch vụ thức uống cũng đã bao gồm trong giá vé máy bay. Hạng ghế bố trí phía sau hạng thương gia, kể cả ở trên tầng 2 của B747.

Hạng thương gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạng thương gia của hãng còn gọi là Tabua Class. Trong hạng ghế này, hãng đã bao gồm các phục vụ thức ăn va uống, chương trình giải trí. Chương trình giải trí trên không của hạng ghế này có nhiều sự lựa chọn hơn hạng phổ thông là 21 kênh video. Đồng thời, có nhiều sự lựa chọn về các món ăn. Các ghế hạng này cũng được cung cấp ổ điện để phục vụ cho những nhu sạc các thiết bị điện tử. Hạng thương gia của hãng còn có thể sử dụng phòng chờ Tabua tại sân bay Nadi. Hành khách còn được thừa hưởng sự gia tăng trong khâu kiểm soát hành lý.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bula Adelaide. Fiji Airways to operate flights out of its newest Australian port, Adelaide Airport”. Fiji Airways. ngày 21 tháng 12 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ “Fiji Airways discontinues Adelaide service in late-July 2019”. Routesonline. ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Map
  4. ^ “Canberra Airport wins back 'international' title after patchy history”. Canberra Times. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ “Air Pacific cancels Japan and adds HK in 2009”. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “Air Pac withdraws Vancouver, Honolulu weekly services”. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ a b “300 Tourists to Arrive on First Beijing Nadi Charter Flight Today”. Fiji Sun. Sun (Fiji) News Limited. ngày 2 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2018.
  8. ^ “Tourism Fiji welcomes increases in Chinese charter traffic in 2017”. Blue Swan Daily. CAPA - Centre for Aviation. ngày 9 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2018.
  9. ^ “Fiji Airways Adds Shanghai Service in Feb 2015”. Routesonline. ngày 17 tháng 2 năm 2015.
  10. ^ “Fiji Airways Flights To Japan Announcement Today”. Sun online. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  11. ^ “Fiji Airways Resumes Wellington Service from June 2015”. Airline Route. ngày 23 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2014.
  12. ^ (PDF) https://www.timetableimages.com/ttimages/fj/fj76.pdf. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  13. ^ “Direct flights to Fiji from Changi Airport to be launched in early April”. Straits Times. ngày 6 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2015.
  14. ^ http://www.fijiairways.com/about-fiji-airways/media-centre/bula-singapore/
  15. ^ “Fiji Airways Plans Taipei Charter in Feb 2016”. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2016.
  16. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2017.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  17. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên codeshare
  18. ^ “Profile on Fiji Airways”. CAPA. Centre for Aviation. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2016.
  19. ^ “Finnair starts codeshare cooperation with Fiji Airways, extending its network in the South Pacific”. Finnair. ngày 11 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2019.
  20. ^ “Samoa Airways and Fiji Airways Sign Memorandum of Understanding”. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2019.
  21. ^ “Singapore Airlines And SilkAir To Codeshare With Fiji Airways”. singaporeair.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2018.
  22. ^ “SINGAPORE AIRLINES AND SILKAIR TO CODESHARE WITH FIJI AIRWAYS”. fijiairways.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2018.
  23. ^ “Global Airline Guide 2019 (Part One)”. Airliner World (October 2019): 13.
  24. ^ “Fiji Airways Fleet Details and History”.
  25. ^ “Fiji Airways order 4th A330”. Retrieved 2015-01