Formaldehyd
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Formaldehyd | |
---|---|
| |
Tổng quan | |
Danh pháp IUPAC | {{{Danh pháp IUPAC}}} |
Tên khác | {{{Tên khác}}} |
Công thức phân tử | CH2O |
Phân tử gam | 30,03 g/mol |
Biểu hiện | Chất khí không màu mùi hăng mạnh |
Số CAS | [50-00-0] |
Thuộc tính | |
Tỷ trọng và pha | 1 g/m3, khí |
Độ hòa tan trong nước | > 100 g/100 ml (20 °C) |
Điểm nóng chảy | -117 °C (156 K) |
Điểm sôi | -19.3 °C (253.9 K) |
pKa | {{{Hằng số điện ly axit}}} |
pKb | |
Độ nhớt | ? cP ở 20 °C |
Nguy hiểm | |
MSDS | MSDS ngoài |
Các nguy hiểm chính | Chất độc, dễ cháy |
NFPA 704 | ![]() ![]() ![]() |
Điểm bắt lửa | -53 °C |
Rủi ro/An toàn | R: 23/24/25, 34, 40, 43 S: 1/2, 26, 36/37,39, 45, 51 |
Số RTECS | LP8925000 |
Trang dữ liệu bổ sung | |
Cấu trúc & thuộc tính | n εr, v.v. |
Dữ liệu nhiệt động lực | Các trạng thái rắn, lỏng, khí |
Dữ liệu quang phổ | UV, IR, NMR, MS |
Các hợp chất liên quan | |
Các hợp chất tương tự | axêtalđêhít benzalđêhít |
Các hợp chất liên quan | Xêtôn axít cacboxylic |
Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu được lấy ở 25 °C, 100 kPa Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu |
Formaldehyd | |||
---|---|---|---|
| |||
![]() Mô hình cầu và que của fomanđêhít | |||
Tên hệ thống | Methanal[1] | ||
Tên khác | mêtylen ôxít mêtyl anđêhít foocmôn, foocmalin Methil anđêhít Methilen glicol Metilen oxít Formalin (dung dịch) Formol Carbonin hiđrít | ||
Nhận dạng | |||
Số CAS | |||
PubChem | |||
Số EINECS | |||
Ngân hàng dược phẩm | DB03843 | ||
KEGG | |||
MeSH | |||
ChEBI | |||
Số RTECS | LP8925000 | ||
Ảnh Jmol-3D | ảnh | ||
SMILES | đầy đủ
| ||
InChI | đầy đủ
| ||
Tham chiếu Beilstein | 1209228 | ||
Tham chiếu Gmelin | 445 | ||
3DMet | |||
Thuộc tính | |||
Bề ngoài | Colorless gas | ||
Khối lượng riêng | 0.8153 g/cm3 (−20 °C)[2] | ||
Điểm nóng chảy | −92 °C (181 K; −134 °F) | ||
Điểm sôi | −19 °C (254 K; −2 °F)[2] | ||
Độ hòa tan trong nước | 400 g dm−3 | ||
log P | 0.350 | ||
Áp suất hơi | < 1 atm[3] | ||
Độ axit (pKa) | 13.27 [4][5] | ||
MagSus | -18.6·10−6 cm3/mol | ||
Mômen lưỡng cực | 1.85 D | ||
Cấu trúc | |||
Hình dạng phân tử | Trigonal planar | ||
Dược lý học | |||
Các nguy hiểm | |||
Phân loại của EU | Toxic (T) Corrosive (C) Carc. Cat. 1 | ||
NFPA 704 |
| ||
Chỉ dẫn R | R23/24/25 R34 R43 R45 | ||
Chỉ dẫn S | (S1/2) S26 S36/37/39 S45 Bản mẫu:S51 S53 S60 | ||
Giới hạn nổ | 7–73% | ||
PEL | TWA 0.75 ppm ST 2 ppm (as formaldehyde and formalin)[6][7] | ||
LD50 | 100 mg/kg (đường miệng, chuột)[8] | ||
REL | Ca TWA 0.016 ppm C 0.1 ppm [15-minute][6] | ||
IDLH | Ca [20 ppm][6] | ||
Các hợp chất liên quan | |||
Nhóm chức liên quan | Acetaldehyde Butyraldehyde | ||
Hợp chất liên quan | methanol formic acid | ||
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Hợp chất hữu cơ focmanđêhít (formaldehyde) (còn được biết đến như là mêtanal), ở điều kiện bình thường là một chất khí có mùi hăng mạnh. Nó là anđêhít đơn giản nhất. Công thức hóa học của nó là H2CO. Focmanđêhít lần đầu tiên được nhà hóa học người Nga Aleksandr Butlerov tổng hợp năm 1859 nhưng chỉ được Hoffman xác định chắc chắn vào năm 1867.
Focmanđêhít có thể được tạo ra từ sự cháy không hoàn toàn của các vật liệu chứa cacbon. Có thể tìm thấy nó có mặt trong khói của các đám cháy rừng, trong khí thải ô tô và trong khói thuốc lá. Trong khí quyển Trái Đất, focmanđêhít được tạo ra bởi phản ứng của ánh sáng mặt trời và ôxy đối với mêtan và các hyđrocacbon khác có trong khí quyển. Một lượng nhỏ focmanđêhít được tạo ra như là sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất của phần lớn các sinh vật, trong đó có con người.
Thuộc tính[sửa | sửa mã nguồn]
Mặc dù fomanđêhít là một chất khí ở nhiệt độ phòng, nó rất dễ hòa tan trong nước và chủ yếu được bán ra dưới dạng dung dịch 37% trong nước được gọi theo tên thương phẩm là foocmalin hay foocmôn. Trong nước, fomanđêhít bị pôlyme hóa và foocmalin trên thực tế chứa rất ít fomanđêhít ở dạng đơn phân H2CO. Thông thường, các dung dịch này chứa thêm một chút mêtanol để hạn chế sự pôlyme hóa.
Fomanđêhít có các thuộc tính hóa học chung của các anđêhít, ngoại trừ nó là anđêhít hoạt động mạnh nhất. Fomanđêhít là một chất có ái lực điện tử (electrophil). Nó có thể tham gia vào các phản ứng thế thơm ái lực điện tử với các hợp chất thơm và cũng có thể tham gia các phản ứng cộng ái lực điện tử với các anken. Trong sự hiện diện của các chất xúc tác có tính bazơ, fomanđêhít tham gia vào phản ứng Cannizaro để tạo ra axít formic và mêtanol.
Fomanđêhít bị pôlyme hóa theo hai hướng khác nhau để tạo ra tam phân vòng, 1,3,5-triôxan hay pôlyme mạch thẳng pôlyôxymêtylen. Sự hình thành của các chất này làm cho khí fomanđêhít có các tính chất không tuân theo các định luật của khí lý tưởng một cách rõ nét, đặc biệt ở các nhiệt độ thấp hay áp suất cao.
Fomanđêhít dễ dàng bị ôxi hóa bởi ôxy trong khí quyển để tạo ra axít formic. Dung dịch fomanđêhít vì thế phải đóng nắp chặt để ngăn không cho tạo ra chất này trong quá trình lưu trữ.
Hòa tan trong dung môi hữu cơ[sửa | sửa mã nguồn]
Trong êtanol, axeton, DMSO| thì fomanđêhít hòa tan trên 100 g/100 ml. Nó cũng hòa tan tốt trong ête, benzen và một số dung môi hữu cơ khác nhưng không hòa tan trong clorofom.
Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]
Trong công nghiệp, fomanđêhít được sản xuất bằng cách ôxi hóa mêtanol có xúc tác. Các chất xúc tác được sử dụng nhiều nhất là bạc kim loại hay hỗn hợp của sắt oxit với molypden và vanađi. Trong hệ thống sử dụng sắt ôxít (công nghệ Formox) phổ dụng hơn, mêtanol và ôxy phản ứng ở 250 °C để tạo ra fomanđêhít theo phương trình hóa học:
Xúc tác gốc bạc thông thường hoạt động ở nhiệt độ cao hơn, khoảng 650 °C. Ở đây có hai phản ứng hóa học tạo fomanđêhít diễn ra đồng thời: phản ứng đầu giống như phương trình trên, còn phản ứng sau là phản ứng khử hiđrô
Sự ôxi hóa tiếp theo của sản phẩm fomanđêhít trong quá trình sản xuất nó thông thường tạo ra axít formic, được tìm thấy trong các dung dịch fomanđêhít, được tính theo giá trị ppm (phần triệu).
Ở mức độ sản xuất ít, foocmalin có thể được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác bao gồm sự chuyển hóa từ êtanol thay vì nguồn nguyên liệu mêtanol thông thường. Tuy nhiên, các phương pháp này không có giá trị thương mại lớn.
Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]
Fomanđêhít giết chết phần lớn các loại vi khuẩn, vì thế dung dịch của fomanđêhít trong nước thông thường được sử dụng để làm chất tẩy uế hay để bảo quản các mẫu sinh vật. Nó cũng được sử dụng như là chất bảo quản cho các vắcxin. Trong y học, các dung dịch fomanđêhít được sử dụng có tính cục bộ để làm khô da, chẳng hạn như trong điều trị mụn cơm. Các dung dịch fomanđêhít được sử dụng trong ướp xác để khử trùng và tạm thời bảo quản xác chết.
Tuy nhiên, phần lớn fomanđêhít được sử dụng trong sản xuất các pôlyme và các hóa chất khác. Khi kết hợp cùng với phênol, urê hay mêlamin, fomanđêhít tạo ra các loại nhựa phản ứng nhiệt cứng. Các loại nhựa này được sử dụng phổ biến như là chất kết dính lâu dài, chẳng hạn các loại nhựa sử dụng trong gỗ dán hay thảm. Chúng cũng được tạo thành dạng bọt xốp để sản xuất vật liệu cách điện hay đúc thành các sản phẩm theo khuôn. Việc sản xuất nhựa từ fomanđêhít chiếm hơn một nửa sản lượng tiêu thụ fomanđêhít.
Fomanđêhít cũng được sử dụng để sản xuất các hóa chất khác. Nhiều loại trong số này là các rượu đa chức, chẳng hạn như pentaêrythritol - được sử dụng để chế tạo sơn và chất nổ. Các dẫn xuất khác từ fomanđêhít còn bao gồm mêtylen điphênyl điisoxyanat, một thành phần quan trọng trong các loại sơn và xốp pôlyurêthan, hay hexamêtylen têtramin- được sử dụng trong các nhựa gốc phênol-fomanđêhít và để chế tạo thuốc nổ RDX.
Fomanđêhít liên kết chéo với các nhóm amin.
Các hiệu ứng sức khỏe[sửa | sửa mã nguồn]
Do nhựa fomanđêhít được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, và xốp cách điện cũng như do các nhựa này sẽ thải fomanđêhít ra rất chậm theo thời gian nên fomanđêhít là một trong các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Ở nồng độ trên 0,1 mg/kg không khí, việc hít thở phải fomanđêhít có thể gây ra các kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở.
Phơi nhiễm fomanđêhít lớn hơn, ví dụ do uống phải các dung dịch fomanđêhít, là nguy hiểm chết người. Fomanđêhít được chuyển hóa thành axít formic trong cơ thể, dẫn đến tăng hoạt động của tim, thở nhanh và nông, giảm thân nhiệt, hôn mê hoặc dẫn đến chết người. Những người ăn uống nhầm phải fomanđêhít cần được chăm sóc y tế ngay.
Trong cơ thể, fomanđêhít có thể làm cho các protein liên kết không đảo ngược được với DNA. Các động vật trong phòng thí nghiệm bị phơi nhiễm một lượng lớn fomanđêhít theo đường hô hấp trong thời gian sống của chúng có nhiều dấu hiệu của ung thư mũi và cổ họng hơn so với các động vật đối chứng, cũng giống như các công nhân trong các nhà máy cưa để sản xuất các tấm ván ghép từ các sản phẩm gốc fomanđêhít. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng các nồng độ nhỏ hơn của fomanđêhít tương tự như nồng độ trong phần lớn các tòa nhà không có tác động gây ung thư. Fomanđêhít được Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ phân loại như là chất có khả năng gây ung thư ở người và được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) coi là chất gây ung thư đã biết ở người.
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Danh sách các loài thực vật lọc khí độc
- Danh sách các phân tử trong không gian liên sao
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Nomenclature of Organic Chemistry: IUPAC Recommendations and Preferred Names 2013 (Blue Book). Cambridge: The Royal Society of Chemistry. 2014. tr. 908. ISBN 978-0-85404-182-4. doi:10.1039/9781849733069-FP001.
- ^ a ă Formaldehyde (PDF), SIDS Initial Assessment Report, International Programme on Chemical Safety
- ^ Spence, Robert, and William Wild. "114. The vapour-pressure curve of formaldehyde, and some related data." Journal of the Chemical Society (Resumed) (1935): 506-509
- ^ “PubChem Compound Database; CID=712”. National Center for Biotechnology Information. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2017.
- ^ organic chemistry - Acidity of aldehydes - Chemistry Stack Exchange
- ^ a ă â “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0293”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
- ^ “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0294”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
- ^ ChemIDplus - 50-00-0 - WSFSSNUMVMOOMR-UHFFFAOYSA-N - Formaldehyde [USP] - Similar structures search, synonyms, formulas, resource links, and other chemical information
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Formaldehyde (chemical compound) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- Sổ tay bỏ túi của NIOSH về các nguy hiểm hóa chất
- Ủy ban hóa chất châu Âu ECB
![]() |
Wikisource có văn bản gốc từ các bài viết của 1911 Encyclopædia Britannica Formalin. |
- Thẻ an toàn hóa chất quốc tế 0275 (gas)
- Thẻ an toàn hóa chất quốc tế 0695 (solution)
- “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0293”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
- Bản mẫu:NPI
- Formaldehyde from ChemSub Online
- Prevention guide—Formaldehyde in the Workplace (PDF) from the IRSST
- Formaldehyde from the National Institute for Occupational Safety and Health
- Bản mẫu:HSG
- Bản mẫu:EHC
- Bản mẫu:SIDS
- Formaldehyde Added to "Known Carcinogens" List Despite Lobbying by Chemical Industry — video report by Democracy Now!
- Do you own a post-Katrina FEMA trailer? Check your VIN#
- So you’re living in one of FEMA’s Katrina trailers... What can you do?
- Formaldehyd trên Pesticide Properties DataBase (PPDB;Cơ sở dữ liệu thuộc tính của thuốc trừ sâu)
- Fomanđehit tại Từ điển bách khoa Việt Nam