Frances Tiafoe

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Frances Tiafoe
Frances Tiafoe tại Queen's Club Championships 2018
Quốc tịch Hoa Kỳ
Nơi cư trúOrlando, Florida, Hoa Kỳ
Sinh20 tháng 1, 1998 (26 tuổi)
Hyattsville, Maryland, Hoa Kỳ
Chiều cao1,88 m (6 ft 2 in)
Lên chuyên nghiệp2015
Tay thuậnTay phải (hai tay trái tay)
Huấn luyện viênRobby Ginepri
Tiền thưởngUS$1,234,333
Đánh đơn
Thắng/Thua25–38 (39.68%)
Số danh hiệu1
Thứ hạng cao nhấtSố 45 (16 tháng 7 năm 2018)
Thứ hạng hiện tạiSố 45 (16 tháng 7 năm 2018)
Thành tích đánh đơn Gland Slam
Úc Mở rộngV2 (2017)
Pháp mở rộngV1 (2015, 2017, 2018)
WimbledonV3 (2018)
Mỹ Mở rộngV1 (2015, 2016, 2017)
Đánh đôi
Thắng/Thua6–9 (40%)
Số danh hiệu0
Thứ hạng cao nhấtSố 280 (19 tháng 6 năm 2017)
Thứ hạng hiện tạiSố 462 (28 tháng 5 năm 2018)
Thành tích đánh đôi Gland Slam
Úc Mở rộngV1 (2018)
Pháp Mở rộngV1 (2017, 2018)
WimbledonV1 (2017)
Mỹ Mở rộngV2 (2014)
Cập nhật lần cuối: 2 tháng 6 năm 2018.

Frances Tiafoe (/tiˈɑːf/ tee-AH-foh;[1][2] sinh ngày 20 tháng 1 năm 1998) là một vận động viên quần vợt người Mỹ gốc Sierra Leone. Anh là vận động viên quần vợt trẻ thứ ba trong top 50 của Hiệp hội quần vợt nhà nghề (ATP) và có thứ hạng đánh đơn cao nhất là vị trí số 45 trên thế giới. Anh đã giành được một danh hiệu ATP tại Delrey Beach Open 2018.

Sinh ra trong một gia đình gốc người Sierra Leone đến Mỹ, Tiafoe được luyện tập ở USTA Regional Training Ranking ở Maryland nơi cha anh đứng đầu đội ngủ bảo quản. Nền tảng và thành công của anh ở thời thiếu niên đã giúp cho anh trở thành một trong những ngôi sao quần vợt trong tương lai của Mỹ.[3][4][5][6] Tiafoe đã lên top 100 của bảng xếp hạng ATP vào năm 2016. Với chức vô địch tại Delray Beach Open 2018, Tiafor đã trở thành tay vợt trẻ nhất có được một danh hiệu ở cấp ATP Tour sau Andy Roddick vào năm 2002.[7]

Trong những năm ở sự nghiệp đầu, Tiafoe đã vô địch Dunlop Orange Bowl vào năm 2013 tại tuổi 15, giúp anh trở thành tay vợt nam trẻ nhất trong lịch sử đã vô địch được giải đấu này.[8] Tại tuổi 17, anh đã trở thành tay vợt người Mỹ trẻ nhất tham dự vòng đấu chính của Giải quần vợt Pháp Mở rộng sau Michael Chang vào năm 1989.[9] Khi còn trẻ, Tiafoe cũng đã vô địch US Junior National Championship và hoàn thành ATP Challenger Tour với 9 chung kết và 4 danh hiệu.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm đầu sự nghiệp: Lên chuyên nghiệp, lần đầu tham dự Pháp và Mỹ Mở rộng[sửa | sửa mã nguồn]

Frances Tiafoe tại Open de Nice Côte d'Azur 2015

Tiafoe tham dự vòng đấu chính ATP đầu tiên ở tuổi 16 khi được dặc cách vào giải đấu ở quê nhà, Citi Open 2014Washington D.C.. Anh đã thua Evgeny Donskoy trong trận đầu tiên ở chuyên nghiệp.[10] Tiafoe được đặc cách vào vòng loại Mỹ Mở rộng 2014 nhưng thua hạt giống số 11 Tatsuma Ito. Ở nội dung đôi nam, Tiafoe và Michael Mmoh được đặc cách và họ đã giành chiến thắng ở vòng đầu trước Víctor Estrella BurgosTeymuraz Besikovich Gabashvili và ở vòng 2 họ đã thua trước đôi đòng hương là Scott LipskyRajeev Ram sau 2 set đấu.[11] Vào tháng 5 năm 2015, Tiafoe đã được đặc cách vào vòng đấu chính ở Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2015. Ở vòng một, anh đã thua trước tay vợt người Slovakia Martin Kližan sau 3 set đấu. Mặc dù thua ở vòng 1, Tiafoe đã trở thành tay vợt trẻ nhất Hoa Kỳ được tham dự vòng đấu chính thức của một giải Grand Slam sau Michael ChangPete Sampras vào năm 1989.[9] Tiafoe đã được được đặc cách vào vòng đấu chính của Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2015 nhưng ở vòng 1, anh đã thua trước hạt giống số 22 Viktor Troicki một cách chóng vánh.[12] Anh đã kết thúc năm 2015 với vị trí số 176 trên thế giới.[13]

2016: Lần đầu vào top 100, danh hiệu Challenger[sửa | sửa mã nguồn]

Frances Tiafoe tại Giải quần vợt Wimbledon 2016

Tại Indian Wells Masters, Tiafoe được đặc cách vào vòng đấu chính và đã thắng vòng 1 trước tay vợt số 80 thế giới Taylor Fritz. Anh thua ở vòng hia trước David Goffin sau 3 set vào loạt tie-break.[14]

Tại giải Challenger Nielsen Pro Tennis Championships 2016, anh đã vào được vòng chung kết sau khi đánh bại các tay vợt Jason Jung, Benjamin Mitchell, Mitchell Krueger và hạt giống số 8 Peter Gojowczyk trước khi thua hạt giống số 1 Yoshihito Nishioka trong trận chung kết. Anh cũng vào chung kết giải Challenger khác là ở Lexington. Một tuần sau đó là ở Granby. Tiafoe đã vào 4 trong 5 giải Challenger ở Bắc Mỹ.[15] Anh đã đánh bại Marcelo Arévalo trong trận chung kết để có được danh hiệu Challenger đầu tiên trong sự nghiệp để leo lên vị trí số 123.[16]

Tại Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2016, anh đã được đặc cách vào vòng đấu chính. Anh thua tay vợt đồng hương và là hạt giống số 20 John Isner sau 5 set đấu mặc dù anh đã dẫn trước Isner 2-0, nhưng thua set cuối ở loạt tie-break.[17] Vào tháng 10, Tiafoe đã vào top 100 lần đầu tiên khi vô địch giải đấu ở Stockton, đánh bại tay vợt đồng hương Noah Rubin trong trận chung kết.[18] Anh đã kết thúc năm 2016 với vị trí số 108 trên thế giới.[19]

2017: Chung kết đôi ATP[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Giải quần vợt Úc Mở rộng 2017, Tiafoe đã vượt qua vòng loại để được vào vòng đấu chính của giải đấu Grand Slam này. Anh đã có chiến thắng đầu tiên trước tay vợt người Kazakhstan Mikhail Kukushkin sau 4 set đấu.[20] Đây là chiến thắng đầu tiên của anh tại một giải Grand Slam. Anh thua vòng 2 trước hạt giống số 24 Alexander Zverev một cách chóng vánh. Anh cũng vượt qua vòng loại giải Miami Open 2017 và thắng vòng 1 nhưng thua trước Roger Federer ở vòng 2.[21]

Tại giải U.S. Men's Clay Court Championships 2017, anh và Dustin Brown được đặc cách và đã vào chung kết nội dung đôi đầu tiên. Họ đã thua trước đôi số 4 của giải là Julio PiraltaHoracia Zeballos sau 3 set đấu mặc dù họ đã thắng set đầu 6-4.[22]

Tại Giải quần vợt WWimbledon 2017, trong lần đầu tiên được tham dự giải đấu, Tiafoe đã đánh bại tay vợt trong top 50 đầu tiên trong sự nghiệp trước Robin Haase. Anh đã đánh bại tay vợt top 10 đầu tiên tại giải Cincinnati Masters trước Alexander Zverev vào tháng 8.[23] Tiafoe đã thua sau 5 set đấu trước Roger Federer tại Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2017.[24] Vào tháng 9, đội trưởng John McEnroe đã chọn Tiafoe để thay thế Juan Martín del Potro cho đội Thế giới tại giải Laver Cup 2017.[25] Anh thua trong trận đầu trước Marin Ćilić. Tiafoe lần đầu kết thúc năm với một vị trí trong top 100, số 79 trên thế giới, nhưng anh chỉ có tên trong chỗ thay thế tay vợt cùng với Stefanos Tsitsipas tại giải Next Generation ATP Finals 2017Milan, Ý.

2018: Danh hiệu ATP đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Tiafoe đã vào chung kết giải Estoril OpenBồ Đào Nha, nhưng anh đã thua trớc tay vợt chủ nhà João Sousa sau 2 set đấu.

Tiafoe đã giành chức vô địch giải Delray Beach Open 2018 sau khi đánh bại tay vợt nguwofi Đức Peter Gojowczyk sau 2 set đấu, 6-1, 6-4.[26] Anh cũng đánh bại tay vợt trong top-10 thứ hai và cũng là hạt giống số 2 của giải đấu trước Juan Martín del Potro.

Vợt và trang phục[sửa | sửa mã nguồn]

Tiafoe được Nike tài trợ vào tháng 5 năm 2016.[27] Trước đây, anh được Adidas tài trợ.[28] Tiafoe dùng vợt Yonex VCORE Pro 97. Anh dùng vợt này vì nó sẽ giúp anh "chơi mạnh mẽ hơn".[29]

Chung kết sự nghiệp ATP[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn: 2 (1 danh hiệu, 1 á quân)[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích
Grand Slam tournaments (0–0)
ATP World Tour Finals (0–0)
ATP World Tour Masters 1000 (0–0)
ATP World Tour 500 Series (0–0)
ATP World Tour 250 Series (1–1)
Danh hiệu theo mặt sân
Cứng (1–0)
Đất nện (0–1)
Cỏ (0–0)
Danh hiệu theo lắp đặt
Trong nhà (1–1)
Ngoài trời (0–0)
Kết quả T-B    Ngày    Giải đấu Thể loại Mặt sân Đối thủ Tỉ số
Vô địch 1–0 tháng 2 năm 2018 Delray Beach Open, Hoa Kỳ 250 Series Cứng Đức Peter Gojowczyk 6–1, 6–4
Á quân 1–1 tháng 5 năm 2018 Estoril Open, Bồ Đào Nha 250 Series Đất nện Bồ Đào Nha João Sousa 4–6, 4–6

Đôi: 1 (1 á quân)[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích
Grand Slam tournaments (0–0)
ATP World Tour Finals (0–0)
ATP World Tour Masters 1000 (0–0)
ATP World Tour 500 Series (0–0)
ATP World Tour 250 Series (0–1)
Danh hiệu theo mặt sân
Cứng (0–0)
Đất nện (0–1)
Cỏ (0–0)
Danh hiệu theo lắp đặt
Ngoài trời (0–1)
Trong nhà (0–0)
Kết quả T-B    Ngày    Giải đấu Thể loại Mặt sân Đồng đội Đối thủ Tỉ số
Á quân 0–1 tháng 4 năm 2017 U.S. Men's Clay Court Championships, Hoa Kỳ 250 Series Đất nện Đức Dustin Brown Chile Julio Peralta
Argentina Horacio Zeballos
6–4, 5–7, [6–10]

Chung kết ATP Challenger và ITF Futures[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn: 12 (5-7)[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích (Đơn)
ATP Challenger Tour (4–5)
ITF Futures Tour (1–2)
Danh hiệu theo mặt sân
Cứng (3–4)
Đất nện (2–3)
Cỏ (0–0)
Kết quả T-B    Ngày    Giải đấu Thể loại Mặt sân Đối thủ Tỉ số
Loss 0–1 Th1 năm 2015 USA F5, Weston Futures Clay Monaco Benjamin Balleret 5–7, 4–6
Win 1–1 Th3 năm 2015 USA F10, Bakersfield Futures Hard Pháp Maxime Tabatruong 6–1, 6–2
Loss 1–2 Th3 năm 2015 USA F11, Calabasas Futures Hard Hoa Kỳ Dennis Novikov 6–7(4–7), 6–7(6–8)
Loss 1–3 tháng 5 năm 2015 Tallahassee, US Challenger Clay Argentina Facundo Argüello 6–2, 6–7(5–7), 4–6
Loss 1–4 Th11 năm 2015 Knoxville, US Challenger Hard (i) Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Dan Evans 7–5, 1–6, 3–6
Loss 1–5 Th4 năm 2016 Tallahassee, US Challenger Clay Pháp Quentin Halys 7–6(8–6), 4–6, 2–6
Loss 1–6 Th7 năm 2016 Winnetka, US Challenger Hard Nhật Bản Yoshihito Nishioka 3–6, 2–6
Loss 1–7 Th7 năm 2016 Lexington, US Challenger Hard Hoa Kỳ Ernesto Escobedo 2–6, 7–6(8–6), 6–7(3–7)
Win 2–7 Th8 năm 2016 Granby, Canada Challenger Hard El Salvador Marcelo Arévalo 6–1, 6–1
Win 3–7 Th10 năm 2016 Stockton, US Challenger Hard Hoa Kỳ Noah Rubin 6–4, 6–2
Win 4–7 Th4 năm 2017 Sarasota, US Challenger Clay Hoa Kỳ Tennys Sandgren 6–3, 6–4
Win 5–7 tháng 5 năm 2017 Aix-en-Provence, France Challenger Clay Pháp Jérémy Chardy 6–3, 4–6, 7–6(7–5)

Đôi: 1 (0–1)[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích (Đôi)
ATP Challenger Tour (0–0)
ITF Futures Tour (0–1)
Danh hiệu theo mặt sân
Cứng (0–0)
Đất nện (0–1)
Cỏ (0–0)
Kết quả T-B    Ngày    Giải đấu Thể loại Mặt sân Đồng đội Đối thủ Tỉ số
Á quân 0–1 tháng 1 năm 2014 USA F2, Sunrise Futures Đất nện Hoa Kỳ William Blumberg Đài Bắc Trung Hoa Jason Jung
Hoa Kỳ Evan King
7–6(7–4), 4–6, [6–10]

Thống kê sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Chú giải
 CK  BK TK V# RR Q# A Z# PO G F-S SF-B NMS NH
(VĐ) Vô địch giải; vào tới (CK) chung kết, (BK) bán kết, (TK) tứ kết; (V#) các vòng 4, 3, 2, 1; thi đấu (RR) vòng bảng; vào tới vòng loại (Q#) vòng loại chính, 2, 1; (A) không tham dự giải; thi đấu tại (Z#) Nhóm khu vực (chỉ ra số nhóm) hoặc (PO) play-off Davis/Fed Cup; giành huy chương (G) vàng, (F-S) bạc hay (SF-B) đồng tại Olympic; Một giải (NMS) Masters Series/1000 bị giáng cấp; hoặc (NH) giải không tổ chức. SR=tỉ lệ vô địch (số chức vô địch/số giải đấu)
Để tránh nhầm lẫn hoặc tính thừa, bảng biểu cần được cập nhật khi giải đấu kết thúc hoặc vận động viên đã kết thúc quá trình thi đấu tại giải.

Đơn[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến Giải quần vợt WWimbledon 2018

Giải đấu 2014 2015 2016 2017 2018 SR T-B
Grand Slam
Úc Mở rộng A A Q2 2R 1R 0 / 2 1–2
Pháp Mở rộng A 1R Q3 1R 1R 0 / 3 0–3
Wimbledon A A Q1 2R 3R 0 / 2 3–2
Mỹ Mở rộng Q1 1R 1R 1R 0 / 3 0–3
Thắng-Bại 0–0 0–2 0–1 2–4 2–3 0 / 10 4–10
ATP World Tour Masters 1000
Indian Wells Masters A A 2R 1R 1R 0 / 3 1–3
Miami Open A A A 2R 4R 0 / 2 4–2
Monte-Carlo Masters A A A A A 0 / 0 0–0
Madrid Open A A A A A 0 / 0 0–0
Rome Masters A A A A 1R 0 / 1 0–1
Rogers Cup A A A 1R 0 / 1 0–1
Cincinnati Masters A Q1 A 3R 0 / 1 2–1
Thượng Hải Masters A A A 2R 0 / 1 1–1
Paris Masters A A A A 0 / 0 0–0
Thắng-Bại 0–0 0–0 1–1 4–5 3–3 0 / 9 8–9
Thống kê Sự nghiệp
Giải đấu 1 5 6 17 13 42
Danh hiệu / Chung kết 0 / 0 0 / 0 0 / 0 0 / 0 1 / 2 1 / 2
Tổng số Thắng-Bại 0–1 1–5 1–6 7–17 20–12 29–41
Xếp hạng cuối năm 1145 176 108 79 41%

Đôi[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu 2014 2015 2016 2017 2018 SR T-B
Grand Slam
Úc Mở rộng A A A A 1R 0 / 1 0–1
Pháp Mở rộng A A A 1R 0 / 1 0–1
Wimbledon A A A 1R 0 / 1 0–1
Mỹ Mở rộng 2R A A A 0 / 1 1–1
Thắng-Bại 1–1 0–0 0–0 0–2 0–1 0 / 4 1–4
Thống kê Sự nghiệp
Danh hiệu / Chung kết 0 / 0 0 / 0 0 / 0 0 / 1 0 / 0 0 / 1
Tổng số Thắng-Bại 1–1 0–1 0–1 3–3 2–3 6–9
Xếp hạng cuối năm 536 N/A 684 367 40%

Thắng đối thủ trong top 10[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa giải 2015 2016 2017 2018 Tổng số
Thắng 0 0 1 1 2
# Tay vợt Xếp hạng Giải đấu Mặt sân Vòng Tỉ số Xếp hạng của
Tiafoe
2017
1. Đức Alexander Zverev 7 Cincinnati, Hoa Kỳ Cứng V2 4–6, 6–3, 6–4 87
2018
2. Argentina Juan Martin del Potro 10 Delray Beach, Hoa Kỳ Cứng V2 7–6(8–6), 4–6, 7–5 91

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Full Interview: Francis Tiafoe and Michael Mmoh”. YouTube.com. 3 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ “The Interview with Frances Tiafoe ATC 2017, Los Cabos, Mexico”. YouTube.com. 6 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ Wertheim, Jon. “Jon Wertheim: Unlikely prodigy Francis Tiafoe hyped as next great success for U.S. tennis”. SI.com. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2017.
  4. ^ “Francis Tiafoe is a hot name in U.S. tennis circles” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2017.
  5. ^ Diallo, Mariama. “Francis Tiafoe, Next Big American Tennis Star?”. VOA (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2017.
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên WP
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên roddick
  8. ^ “Tiafoe outlasts Kozlov in all-American Orange Bowl final”. www.playerdevelopment.usta.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2017.
  9. ^ a b “French Open Lookahead: American Teen Tiafoe Makes Slam Debut”. Tennis.com. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2018.
  10. ^ “Tiafoe falls in ATP debut”. KSL. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018.
  11. ^ “Wild Cards Mmoh, Tiafoe Win Opening Round Doubles at US Open”. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018.
  12. ^ “Troicki gives Tiafoe another learning experience”. US Open. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018.
  13. ^ Xếp hạng của Frances Tiafoe năm 2015
  14. ^ “40 parting thoughts from BNP Paribas Open in Indian Wells”. Sports Illustrated. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2018.
  15. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên itf
  16. ^ “JTCC Stars on a Roll”. JTCC. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2018.
  17. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên isner
  18. ^ “#NextGen Tiafoe Cracks Top 100 With Stockton Title”. ATP World Tour. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2018.
  19. ^ “Murray, Djokovic Lead Storylines Of 2017”. ATP World Tour. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2018.
  20. ^ “Tennis prodigy Frances Tiafoe earns his first victory in a Grand Slam match”. The Washington Post. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018.
  21. ^ “Tennis: Federer sees off Tiafoe in Miami opener”. sports.yahoo.com. Yahoo. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2017.
  22. ^ “Peralta/Zeballos Hold Off First-Time Pairing For Houston Title”. ATP World Tour. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018.
  23. ^ “Frances Tiafoe Emerging as Standout Young American”. Last Word on Tennis. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018.
  24. ^ “Who Is Frances Tiafoe? Federer Sure Found Out”. New York Times. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2017.
  25. ^ “Frances Tiafoe set to replace Juan Martin del Potro at Laver Cup”. Tennis World USA. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018.
  26. ^ “Tiafoe captures first ATP title with easy win in Delray Beach final”. Palm Beach Post. ngày 25 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2018.
  27. ^ “Mailbag: Early French Open storylines; too-soon retirements”. Sports Illustrated. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2018.
  28. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên NYT
  29. ^ “Frances Tiafoe (USA)”. Yonex. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Top ten American male singles tennis players