Franz von Lenbach

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Franz von Lenbach, tự vẽ, 1900

Franz Seraph Lenbach (* 13 tháng 12 1836Schrobenhausen; † 6 tháng 5 1904 tại München), từ 1882 Ritter von Lenbach (hiệp sĩ), là một nhà họa sĩ Đức trường phái chủ nghĩa hiện thực.

Ông nổi tiếng ở Đức và Áo qua những tranh vẽ chân dung. Trong số đó có tranh của Otto von Bismarck, hai hoàng đế Đức Wilhelm I und Wilhelm II, hoàng đế Áo Franz Joseph, Giáo hoàng Lêô XIII cũng như một số lớn những người nổi tiếng trong giới kinh tế, nghệ thuật và xã hội của cuối thế kỷ 19. Một số nhà sử gia nghệ thuật gọi ông là ông hoàng họa sĩ của München („Münchner Malerfürst").[1][2]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thời niên thiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Tháp tường bên cạnh nhà cha mẹ, 1854. Städtische Galerie im Lenbachhaus, München
Nơi sinh, xây năm 1823

Franz là con thứ 4 từ cuộc hôn nhân thứ hai của nhà thợ hồ thành phố Franz Joseph Lenbach.[3]

Từ nhỏ ông đã phụ cha trong công việc thợ hồ và vẽ. Từ 1848 đến 1851, ông học nghề tại Landshut, từ 1851 đến 1852, ông học nghề với nhà điêu khắc Anselm Sickinger ở München. Khi cha ông chết 1852, ông phụ người anh cùng cha khác mẹ trong hãng của cha mình và năm sau trở thành thợ hồ.

Học vấn[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa thu 1852, ông theo học cao đẳng bách khoa Augsburg, để học về cách vẽ nhân vật.[4] Vào các ngày chủ nhật, ông vẽ tranh sơn dầu ngoài thiên nhiên, và khi có thời giờ rảnh ông nghiên cứu vẽ lại các bức tranh trong các viện triển lãm tranh ở đó. 1853 ông làm bạn với sinh viên cao đẳng nghệ thuật München Johann Baptist Hofner, và dọn về gác xép nhà bạn ở Aresing. Cùng với nhau họ vẽ tranh làng mạc và chân dung những người ở trong vùng.

Sắp bão, 1855. Niedersächsisches Landesmuseum Hannover
Đường làng ở Aresing, 1856. Neue Pinakothek, München

Tháng 1 1854, ông được nhận vào cao đẳng nghệ thuật München. Ông học ở đó 3 khóa về vẽ căn bản, trước khi được nhận vào lớp vẽ kỹ thuật của Hermann Anschütz.

Tháng 11 1857, ông xin vào học lớp vẽ của Karl Theodor von Piloty, người chuyên về lối vẽ cổ điển.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Vgl. Ranke: Franz von Lenbach, S. 9 und 10. Generell orientiert sich dieser Artikel, soweit nicht ausdrücklich andere Quellen angegeben sind, an Rankes Monografie.
  2. ^ Auch die Maler Franz von Stuck und Friedrich August von Kaulbach werden als „Malerfürsten" bezeichnet. Dies sollte nicht dazu verleiten, diese sehr unterschiedlichen Künstlerpersönlichkeiten in einen Topf zu werfen.
  3. ^ Für diesen Abschnitt vgl. die sehr ausführliche Darstellung von Lenbachs früher Biografie in Ranke: Franz von Lenbach, S. 13–56
  4. ^ Für diesen Abschnitt vgl. z. B. Ranke: Franz von Lenbach, S. 69–78