Freak Out!

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Freak Out!
Album phòng thu của The Mothers of Invention
Phát hành27 tháng 6 năm 1966 (1966-06-27)
Thu âm8 – 12 tháng 3 năm 1966
Phòng thuSunset-Highland Studios of T.T.G. Inc, Hollywood
Thể loạiExperimental rock, doo-wop, spoken word
Thời lượng60:55
Hãng đĩaVerve
Sản xuấtTom Wilson
Thứ tự Frank Zappa
Freak Out!
(1966)
Absolutely Free
(1967)
Đĩa đơn từ Freak Out!
  1. "How Could I Be Such a Fool? /
    Help, I'm a Rock
    (Third Movement:
    It Can't Happen Here)"

    Phát hành: 1966
  2. "Trouble Comin' Every Day /
    Who Are the Brain Police?"

    Phát hành: 1966
  3. "Motherly Love / I Ain't Got No Heart"
    Phát hành: 1968 (chỉ tại Nhật Bản)
Bìa sau
Với một "bức thư" từ Suzy Creamcheese
Với một "bức thư" từ Suzy Creamcheese

Freak Out! là album phòng thu đầu tay của ban nhạc người Mỹ The Mothers of Invention, được phát hành ngày 27 tháng 6 năm 1966 qua Verve Records. Thường được xem là một trong những album chủ đề đầu tiên của nhạc rock, album là sự châm biếm của trưởng nhóm Frank Zappa với văn hóa đại chúng Mỹ. Đây cũng là một trong các album kép nhạc rock đầu tiên (dù Blonde on Blonde của Bob Dylan được phát hành trước đó một tuần). Tại Anh, album được phát hành như một album đơn.

Freak Out! được sản xuất bởi Tom Wilson, người đã ký hợp đồng với The Mothers, trước đó có tên Soul Giants. Zappa nhiều năm sau đó phát biểu rằng Wilson cho nhóm ký hợp đồng hãng đĩa vì tưởng họ là một ban nhạc blues da trắng bình thường.[1][2] Album có sự tham gia của Zappa (hát/guitar), cùng Ray Collins (hát chính/tambourine), Roy Estrada (bass/hát), Jimmy Carl Black (trống/hát) và Elliot Ingber (guitar), người mà sau đó sẽ gia nhập Magic Band của Captain Beefheart dưới tên Winged Eel Fingerling.[3][4]

Ban nhạc lúc đầu chỉ hát lại những bản rhythm and blues; song họ bắt đầu chơi những nhạc phẩm gốc do Zappa soạn sau khi ông gia nhập, và tên nhóm được đổi thành The Mothers.[5] Âm nhạc của Freak Out! trải từ rhythm and blues, doo-wop[6] và rock được ảnh hưởng bởi blues tới dàn nhạc giao hưởng và avant-garde sound collage. Dù tiếp nhận ban đầu tại Mỹ không mấy khả quan, đĩa nhạc tương đối thành công ở châu Âu.

Năm 1999, nó được vinh danh với giải thưởng Đại sảnh Danh vọng Grammy,[7] và năm 2003, có được một vị trí trong danh sách "500 album vĩ đại nhất của Rolling Stone."[8] Năm 2006, The MOFO Project/Object, một tài liệu về quá trình làm album, được ra mắt để kỷ niệm 40 năm phát hành.[9][10] Đây là Official Release #1.

Danh sách ca khúc[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các ca khúc được viết bởi Frank Zappa trừ khi có ghi chú.

Side one
STTNhan đềSáng tácThời lượng
1."Hungry Freaks, Daddy" 3:32
2."I Ain't Got No Heart" 2:34
3."Who Are the Brain Police?" 3:25
4."Go Cry on Somebody Else's Shoulder[6]"Frank Zappa and Ray Collins3:43
5."Motherly Love" 2:50
6."How Could I Be Such a Fool" 2:16
Side two
STTNhan đềThời lượng
7."Wowie Zowie"2:55
8."You Didn't Try to Call Me"3:21
9."Any Way the Wind Blows"2:55
10."I'm Not Satisfied"2:41
11."You're Probably Wondering Why I'm Here"3:41
Side three
STTNhan đềThời lượng
12."Trouble Every Day"5:53
13."Help, I'm a Rock (Suite in Three Movements)
  • I. Okay to Tap Dance
  • II. In Memoriam, Edgard Varèse
  • III. It Can't Happen Here"
8:37
Side four
STTNhan đềThời lượng
14."The Return of the Son of Monster Magnet (Unfinished Ballet in Two Tableaux)
  • I. Ritual Dance of the Child-Killer
  • II. Nullis Pretii (No Commercial Potential)"
12:22
Tổng thời lượng:60:55

Trên ấn bản CD 1995 và 2012, "Help, I'm a Rock" được chia thành 2 track: "Help, I'm a Rock" (4:43) và "It Can't Happen Here" (3:57)

Thành phần tham gia[sửa | sửa mã nguồn]

The Mothers of Invention
The Mothers' Auxiliary
Thành phần kỹ thuật
  • Sản xuất: Tom Wilson
  • Chỉ đạo kỹ thuật: Val Valentin
  • Kỹ thuật viên: Ami, Tom, Val Valentin
  • Trợ lý: Eugene Dinovi, Neil Levang, Vito, Ken Watson
  • Chỉ đạo âm nhạc: Frank Zappa
  • Dàn nhạc: Frank Zappa
  • Người sắp xếp: Frank Zappa
  • Thiết kế bìa: Jack Anesh
  • Tạo kiểu tóc: Ray Collins

Bảng xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]

Album
Năm Bảng xếp hạng Vị trí
1967 Billboard Pop Albums 130[11]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Zappa, Frank; Occhiogrosso, Peter (1989). The Real Frank Zappa Book. New York: Poseidon Press. tr. 65–80. ISBN 0-671-70572-5.
  2. ^ Leigh, Nigel. Interview with Frank Zappa for BBC Late Show. UMRK, LA. March, 1993.
  3. ^ “Elliot Ingber info”. United Mutations. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2007.
  4. ^ “FZ Musicians & Collaborators H-L: Elliot Ingber (Winged Eel Fingerling)”. Information Is Not Knowledge. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2007.
  5. ^ Billy James, Necessity Is...: The Early Years of Frank Zappa and the Mothers of Invention, page 23. SAF Publishing Ltd, 2002, ISBN 0946719519. ngày 1 tháng 10 năm 2002. ISBN 978-0-946719-51-8. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  6. ^ a b Gilliland, John (1969). “Show 14 - Big Rock Candy Mountain: Phil Spector & Frank Zappa review the '50s” (audio). Pop Chronicles (en; ja). Digital.library.unt.edu.
  7. ^ “GRAMMY Hall Of Fame Awards”. Grammy.com. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2007.
  8. ^ “500 Greatest Albums of All Time”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2007.
  9. ^ Zappa, Frank. The MOFO Project/Object. ZR 20004.
  10. ^ “Vinyl Vs. CDs: MoFo: The Making of Freak Out!. The Zappa Patio. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2007.
  11. ^ “Chart & Awards for Freak Out!. Allmusic. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2007.