From Dictatorship to Democracy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
From Dictatorship to Democracy
Thông tin sách
Tác giảGene Sharp
Quốc giaHoa Kỳ
Ngôn ngữTiếng Anh
Chủ đềDân chủ, Độc tài
Thể loạiChính trị
Nhà xuất bảnThe Albert Einstein Institution [1]
Ngày phát hành2003
Kiểu sáchSách nhỏ (pamphlet)
Số trang88
ISBN978-1880813096

From Dictatorship to Democracy (tạm dịch: Từ độc tài tới dân chủ) là cuốn sách do giáo sư Gene Sharp viết cho phong trào dân chủ Miến Điện vào năm 1993, sau khi bà Aung San Suu Kyi bị cầm tù. Đây là tác phẩm được dịch và phổ biến nhất của ông Gene Sharp.[2] Cuốn sách được dịch ít nhất ra 24 thứ tiếng, trong đó có bản dịch tiếng Việt do đảng Việt Tân thực hiện vào năm 2005.[3]. Theo New York Times, đây là tác phẩm nổi bật nhất của tác giả, đã cổ vũ những người, những tổ chức chống độc tài trên toàn thế giới, gồm có Miến Điện, Bosnia, Estonia và Zimbabwe, và nay là Tunisia và Ai Cập.[3]

Cuốn sách hướng dẫn lật đổ chế độ độc tài nói chung, từ đó đạt được dân chủ. Cuốn sách dễ dàng được dịch và áp dụng ở bất kỳ nước nào trên thế giới, vượt qua biên giới văn hóa và tôn giáo.

Cuốn sách là quan trọng cho các cuộc cách mạng tại Serbia, Gruzia, Ukraina, Kyrgyzstan và Belarus.[cần dẫn nguồn] Lãnh đạo cách mạng tại Serbia, ông Oleh Kyriyenko nói trong cuộc phỏng vấn với đài Radio Netherlands:

"Cuốn sách "Từ độc tài tới dân chủ" của Gene Sharp là cuốn kinh thánh của phong trào Pora chúng tôi. Các nhà hoạt động phong trào Pora đã tự dịch cuốn sách đó. Chúng tôi đã viết cho ông Sharp và cho viện Albert Einstein Institute tại Hoa Kỳ, và ông ấy đã rất chia sẻ với tư tưởng của chúng tôi. Viện của ông ấy đã tài trợ chúng tôi in 12,000 bản copy của cuốn sách phân phát miễn phí."[4]

Ông Gene Sharp là chuyên gia hàng đầu thế giới về cách mạng bất bạo động. Tác phẩm của ông đã được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ. Các cuốn sách của ông được bí mật chuyền qua biên giới trốn tránh cảnh sát mật ẩn ở khắp nơi trên thế giới. Gene Sharp chính là người nay được công nhận là tác giả chiến lược đằng sau cuộc lật đổ chính phủ Ai Cập tháng 2/2011.[2][cần dẫn nguồn]

Quá trình xuất bản[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn sách được bắt đầu viết cho phong trào cách mạng ở Miến Điện [2]. Sau đó được truyền qua Thái Lan và Indonesia.

Cuốn sách giúp làm sụp đổ chính quyền của ông Milosevic ở Serbia vào năm 2000 và đã đẩy nó vào sử dụng trên toàn Đông Âu, Nam Mỹ và Trung Đông.[2].

Sách được bán trên Amazon.[5]

Nội dung chính[sửa | sửa mã nguồn]

Phần mở đầu, tác giả viết:

Một trong những quan tâm chính của tôi trong nhiều năm trời là làm sao người ta có thể ngăn ngừa hay phá đổ các chế độ độc tài. Tôi nuôi dưỡng ước mơ này một phần vì tin rằng không thể để con người bị lấn áp hay hủy hoại bởi những chế độ như vậy. Niềm tin đó ngày càng thêm mãnh liệt sau khi tôi tìm đọc những bài viết về mức hệ trọng của tự do, về bản chất của các chế độ độc tài (từ những tư tưởng của Aristotle đến các phân tích về chủ nghĩa toàn trị), và về diễn trình lịch sử của các chế độ độc tài (cách riêng là những hệ thống cai trị kiểu Đức Quốc xã và Stalin).

Sách hướng dẫn thực hiện cách mạng bất bạo động, nhằm lật đổ các chế độ độc tài. Phần đầu sách nói về tác hại của một chế độ độc tài (nhân dân lầm than, mất quyền con người, bị áp bức, bóc lột). Ông lấy các ví dụ các chế độ độc tài trên thế giới (như Panama, Ba Lan, Chi Lê, Tây Tạng, Miến Điện), trong đó có cả chủ nghĩa cộng sản. Ông nói rằng, khi chủ nghĩa độc tài bị sụp đổ, không nhất thiết cuộc sống vật chất sẽ tốt đẹp hơn ngay, nhưng nhân dân sẽ đỡ phải chịu những sự hà khắc của chế độ, sẽ có tiếng nói của mình trong xã hội, bắt nhà nước phục vụ nhu cầu của mình tốt hơn. Xã hội sẽ đỡ tham nhũng hơn.

Một chế độ độc tài chấm dứt thì mọi vấn đề khác cũng sẽ biến mất. Sự sụp đổ của một chế độ cai trị không biến một nước thành địa đàng. Đúng hơn, nó chỉ mở ra con đường cho những nỗ lực kiên trì và trường kỳ để xây dựng những mối quan hệ chính trị, kinh tế, và xã hội công bằng hơn, và xóa đi những hình thức bất công và áp bức.

Thông điệp chính của ông, đó là sức mạnh của chế độ độc tài xuất phát từ sự sẵn sàng vâng lời của những người mà họ chi phối - và rằng nếu người dân có thể phát triển những kỹ thuật để không cho chế độ có được sự đồng ý của mình thì chế độ đó sẽ sụp đổ.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Sách bán trên Amazon
  2. ^ a b c d BBC Vietnamese - Thế giới - Từ Độc tài tới Dân chủ
  3. ^ a b http://www.nytimes.com/2011/02/17/world/middleeast/17sharp.html?_r=1
  4. ^ “Ukraine: the resistance will not stop - Radio Netherlands Worldwide - English”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2011.
  5. ^ Amazon.com: From dictatorship to democracy: A conceptual framework for liberation (9781880813096): Gene Sharp: Books

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]