Furoshiki

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Furoshiki (風呂敷) là nghệ thuật gói quà bằng vải độc đáo và tinh tế của người Nhật Bản, gần giống với tay nải của Việt Nam thời xưa.[1] Nó thể hiện được nét văn hóa tặng quà của người Nhật trong đời sống thường ngày.

Bojagi (Hangul: 보자기) là biến thể của Furoshiki, trở thành nghệ thuật gói quà bằng vải truyền thống Hàn Quốc. Bojagi thường có hình vuông và có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, mặc dù lụa hoặc gai là phổ biến. Bojagi thêu được gọi là subo, trong khi bojagi chắp vá hoặc phế liệu được gọi là chogak bo.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Furoshiki xuất hiện vào triều đại Nara dưới tên gọi tsutsumi (つつみ) nghĩa là cái bọc, dùng để gói những vật phẩm quý giá như vàng bạc châu báu được cất giữ trong nhà kho Shoso-in một nơi cất giữ vàng bạc châu báu của hoàng gia tại đền Todai-ji (東大寺).[2]

Furoshiki là sự kết hợp từ chữ "furo" là tắm và "shiki" là trải ra,nên nhiều người đã nghĩ rằng furoshiki bắt nguồn từ phong tục tắm hơi ở Nhật Bản có từ thời kỳ Edo (1603-1868).[1]

Bojagi từ bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Honolulu
Bojagi hoàng gia

Trong khi đó ở Triều Tiên, Các tín ngưỡng dân gian truyền thống của Hàn Quốc tin rằng giữ một cái gì đó được bọc sẽ bảo vệ may mắn. [3] Người ta tin rằng việc sử dụng khăn bọc sớm nhất có từ thời Tam Quốc, nhưng không có ví dụ nào tồn tại từ thời kỳ này.[4]

Những ví dụ sớm nhất còn sót lại, từ đầu triều đại Joseon (1392–1910), được sử dụng trong bối cảnh Phật giáo, làm khăn trải bàn hoặc khăn phủ cho các bài kinh. Những tấm vải đặc biệt đánh dấu các sự kiện đặc biệt, chẳng hạn như đám cưới hoặc lễ đính hôn, trong đó việc sử dụng một tấm vải mới được cho là thể hiện "sự quan tâm của một cá nhân đối với cái đang được bọc, cũng như sự tôn trọng đối với người nhận nó." Đối với một đám cưới hoàng gia, có thể tạo ra tới 1.650 vải bọc bojagi.

Việc sử dụng bojagi hàng ngày đã giảm trong những năm 1950, và chúng không được người Hàn Quốc coi là đồ vật nghệ thuật cho đến cuối những năm 1960. Năm 1997, bộ tem bưu chính "Vẻ đẹp Hàn Quốc" bao gồm bốn con tem có bojagi.

Vải bọc của hoàng gia được gọi là kung-bo. Trong triều đình Joseon, loại vải được ưa chuộng trong xây dựng bojagi là vải màu hồng đỏ đến tím được sản xuất trong nước. Những loại vải này thường được vẽ với các thiết kế, chẳng hạn như rồng, phượng hoàng,...

Không giống như sự thanh đạm đã qua sử dụng và tái sử dụng của các loại vải bọc không phải của hoàng gia, hàng trăm bojagi mới được đưa vào sử dụng vào những dịp đặc biệt như sinh nhật hoàng gia và ngày đầu năm mới.

Min-bo hoặc chogak bo (조각보) là bojagi "chắp vá" do dân thường làm. Trái ngược với kung-bo của hoàng gia, vốn không phải là đồ chắp vá, những tấm vải này được tạo ra từ những đoạn vải nhỏ ("chogak") từ việc may khác, chẳng hạn như những mảnh vải còn sót lại sau khi cắt những đường cong trên hanbok truyền thống quần áo. Cả hai loại vải có hoa văn 'bất thường' đối xứng và 'ngẫu nhiên' đều được may, với những kiểu dáng có lẽ được lựa chọn bởi gu thẩm mỹ của từng người phụ nữ

Ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Furoshiki chứa đựng ý nghĩa về lối sống ứng xử mang đậm phong cách và bản sắc văn hóa dân tộc. Những món quà được gói trong vải, cùng với họa tiết trang trí như là một lời cầu chúc của người tặng gửi đến người nhận.

Mỗi họa tiết trên tấm Furoshiki có một ý nghĩa riêng những họa tiết truyền thống đều có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự mong ước về một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc. Họa tiết Cá chép vượt Vũ môn biểu tượng cho lòng kiên trì, bền chí, sự thành đạt và thăng tiến công danh thường dùng trong dịp mừng sự ra đời của một bé trai như lời cầu chúc sau này em bé sẽ vinh hiển.[5] Họa tiết Chim ưng và bão biển với hình ảnh chim ưng bay trong dáng kiêu hùng, phía dưới là biển cả nổi sóng được dùng trong gói quà mừng gia chủ sinh con trai với lời chúc mong ước cậu bé sẽ có lòng quả cảm. Họa tiết Vụ mùa bội thu biểu thị mong ước sự sung túc, đông con nhiều cháu thường được dùng gói quà trong dịp lễ tết. Họa tiết Châu báu được thiết kế với ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc và thịnh vượng bao gồm hình "bảy kho báu", áo choàng kỳ diệu, ví tiền, mô típ cây đinh hương và ngọc. Còn tấm vải có hình rễ cỏ đan xen vào nhau biểu tượng cho hạnh phúc lâu dài, bền chặt.[6]

Furoshiki thể hiện sự tiện ích, linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày, thể hiện cách sống tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Chất liệu và màu sắc[sửa | sửa mã nguồn]

Furoshiki được làm từ nhiều loại vải khác nhau như lụa, vải bông hoặc sợi tổng hợp...

Furoshiki là tấm vải vuông có đủ các loại kích thước để phù hợp với các đồ vật được gói như chai rượu, hộp bánh, sách, truyện tranh, cho đến gói cả tấm chăn bông, chậu cây hay thùng đựng đồ lớn... Với đủ loại hoa văn màu sắc khác nhau đậm nhạt tương phản, các họa tiết tượng trưng cho sự chúc phúc, sự sinh sôi nảy nở, thịnh vượng, mạnh mẽ,...

Chất liệu bằng vải nên Furoshiki có thể gấp nhỏ lại sau khi sử dụng và tái sử dụng được nhiều lần. Mỗi khăn vải Furoshiki được sáng tạo có khoảng 100 kiểu gói khác nhau.[7]

Furoshiki trong đời sống hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]

Chai rượu được gói

Ngày nay Furoshiki không chỉ được ưa chuộng sử dụng trong đời sống của người Nhật mà nó còn được sử dụng phổ biến ở nhiều nước.Các nhà thiết kế đã sáng tạo furoshoki với những hoa văn độc đáo, tinh tế, đem đến sự phong phú, đa dạng cho khăn vải truyền thống của Nhật Bản. Trải qua nhiều đời người Nhật đã sáng tạo ra nhiều cách gói khác nhau và sử dụng furoshiki một cách sáng tạo mang nét hiện đại như là túi đựng laptop, hộp trà, bánh, chai rượu, đồ chơi cho trẻ nhỏ… hay thậm chí một chiếc túi địu bé đi dạo phố cùng.

Furoshiki đã trở thành nét đặc trưng cho một nền văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Để phát huy, giữ gìn và giới thiếu khăn Furoshiki truyền thống với bạn bè quốc tế, Nhật Bản đã tổ chức các cuộc thi như thiết kế khăn gói Nhật Bản nó đã thu hút được sự quan quan tâm, tham gia của nhiều bạn trẻ đến từ các quốc gia.

Ngày 06 Tháng ba năm 2006, Bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản, Yuriko Koike, đạ bọc một gói từ một miếng vải furoshiki để thúc đẩy việc sử dụng phong tục này trong thế giới hiện đại.[8]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Furoshiki - nghệ thuật gói quà từ khăn tắm, VnExpresss, 28/10/2013
  2. ^ Thích Nhất Hạnh, Nghệ thuật gói quà bằng vải Furoshiki ở Nhật Bản
  3. ^ Korean Culture and Information Service Ministry of Culture (2010). Guide to Korean Culture. Hollym Corp. tr. 162. ISBN 978-1-56591-287-8.
  4. ^ Kim-Renaud, Young-Key (ngày 1 tháng 1 năm 2004). “A Celebration of Life: Patchwork and Embroidered Pagoji by Unknown Korean Women”. Creative Women of Korea: The Fifteenth Through the Twentieth Centuries (bằng tiếng Anh). M.E. Sharpe. ISBN 9780765611895.
  5. ^ Hiền Lương, Bí ẩn Furoshiki, Báo Đà Nẵng điện tử của Đảng CSVN, 27/03/2011,
  6. ^ “Furoshiki – Nghệ thuật Khăn Gói Quà Của Nhật Bản”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2014.
  7. ^ Chiếc túi "xanh" thân thiện với môi trường Lưu trữ 2014-05-04 tại Wayback Machine, Đại biểu Nhân dân, 05/04/2010
  8. ^ Minister Koike created the "Mottainai Furoshiki" as a symbol of Japanese culture to reduce wastes Lưu trữ 2017-07-16 tại Wayback Machine, Ministry of the Environment

Tham khảo và liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]