Gừng gió

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Zingiber zerumbet
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Zingiber
Loài (species)Z. zerumbet
Danh pháp hai phần
Zingiber zerumbet
(L.) Roscoe ex Sm., 1806[2]
Danh pháp đồng nghĩa

Gừng gió hay gừng dại, ngải xanh, ngải mặt trời[3] (danh pháp hai phần: Zingiber zerumbet) là cây thân thảo thuộc họ Gừng.

Lịch sử phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này được các tác giả châu Âu trước thời Carl Linnaeus đề cập dưới các tên gọi như katu inschi kua (Amomum zerumbet) trong Rheede (1692),[4][5] hay Lampujum majusLampujum minus trong Rumphius (1749).[6][7]

Năm 1753, Carl Linnaeus đặt tên cho loài này là Amomum zerumbet với mô tả rất ngắn như sau: "Amomum zerumbet. Scapo nudo, spica oblonga obtusa. Hort. cliff. 3. Hort. ups. 1. Fl. zeyl. 2. Roy. lugdb. 12. Zingiber latifolium sylvestre. Herm. lugdb. 636. t. 637. Habitat in India.".[8]

Năm 1806, James Edward Smith mô tả loài này dưới danh pháp Zingiber zerumbet theo tên do William Roscoe đặt trước đó,[2] và điều này được chính Roscoe ghi nhận lại năm 1807.[9]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Baker (1892) và Schumann (1904) xếp Z. zerumbet trong tổ Lampugium / Lampuzium (= tổ Zingiber).[10][11]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Là loài bản địa khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, bao gồm Ấn Độ (bao gồm cả quần đảo Andaman và Nicobar, Assam), Bangladesh, Bhutan, Brunei, Campuchia, Indonesia (phần trên đảo Borneo), Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc (trung nam, đông nam), Việt Nam; nhưng đã du nhập vào các khu vực như Australia (Queensland), Barbados, Quần đảo Cook, Cuba, Cộng hòa Dominica, Đài Loan, Dominica, Fiji, Grenada, Hoa Kỳ (Florida, Hawaii), Indonesia (quần đảo Sunda Nhỏ), Madagascar, Martinique, New Caledonia, Niue, Quần đảo Pitcairn, Puerto Rico, Samoa, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Samoa, Tonga, Trinidad và Tobago, Quần đảo Wallis-Futuna, Quần đảo Windward.[1][12][13]

Phân loài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Zingiber zerumbet subsp. cochinchinense (Gagnep.) Triboun & K.Larsen, 2007 (đồng nghĩa: Zingiber cochinchinense Gagnep., 1907):[14] Gừng Nam Bộ. Phân bố hẹp tại Việt Nam, Campuchia và Thái Lan.
  • Zingiber zerumbet subsp. zerumbet: Nguyên chủng.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Thân rễ ruột màu vàng, dạng củ. Thân giả 0,6–2 m. Lá không cuống hoặc có cuống ngắn; lưỡi bẹ nguyên, 1,5–2 cm; phiến lá hình mác hoặc thuôn dài-hình mác, 15-40 × 3–8 cm, nhẵn nhụi hoặc mặt xa trục hơi có lông, đáy hẹp lại, đỉnh nhọn thon. Cụm hoa mọc từ thân rễ, hình nón hoặc hình trứng thuôn dài, 6-15 × 3,5–5 cm, đỉnh tù; cuống cụm hoa 10–30 cm, bẹ hình vảy 5-7; lá bắc xếp lợp chặt, khi non màu xanh lục, khi già màu đỏ, hơi có lông, mặt gần trục nhớt, mép dạng màng; lá bắc con dài ~1,5 cm. Đài hoa 1,2–2 cm, dạng màng, chẻ 1 bên, đỉnh 3 răng. Ống tràng hoa 2–3 cm, thanh mảnh; các thùy màu vàng nhạt, hình mác, thùy tràng lưng 1,5-2,5 cm. Cánh môi màu vàng nhạt, ~1,5 × 2,5 cm; thùy giữa gần tròn hoặc gần hình trứng, 1,5-2 × ~1,5 cm, đỉnh khía răng cưa; các thùy bên hình trứng ngược, ~1 cm, rời gần tới đáy. Nhị dài ~1 cm; phần phụ liên kết giống như mỏ, dài ~0,8 cm. Bầu nhụy ~4 mm, nhẵn nhụi. Quả nang hình elipxoit, 0,8-1,2 cm. Hạt màu đen. Ra hoa tháng 7-9, tạo quả tháng 10-12.[2][10][11][15]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dữ liệu liên quan tới Zingiber zerumbet tại Wikispecies
  • Tư liệu liên quan tới Zingiber zerumbet tại Wikimedia Commons
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Zingiber zerumbet”. International Plant Names Index.
  1. ^ a b Leong-Škorničková, J.; Souvannakhoummane, K.; Tran, H.D. (2019). Zingiber zerumbet. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T96816015A96816082. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T96816015A96816082.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b c Smith J. E., 1806. Zingiber zerumbet. Exotic Botany. Consisting of Coloured Figures, and Scientific Descriptions of such New, Beautiful, or Rare Plants as are Worthy of Cultivation in the Gardens of Britain; with Remarks on Their Qualities, History, and Requisite Modes of Treatment 2: 105, tab. 112.
  3. ^ Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Quyển III, mục từ 9487, trang 447. Nhà xuất bản Trẻ.
  4. ^ Hendrik van Rheede, 1692. kattu inschi kua Amomum zerumbet. Hortus Malabaricus XI: tab. 13
  5. ^ Hendrik van Rheede, 1692. katou inschi kua. Hortus Malabaricus XI: 27.
  6. ^ Georg Eberhard Rumphius, 1749. Lampujum. Herbarium Amboinense V: 148.
  7. ^ Georg Eberhard Rumphius, 1749. Hình minh họa. Herbarium Amboinense V: tab. 64, fig. 1.
  8. ^ Carl Linnaeus, 1753. Amomum zerumbet. Species Plantarum 1: 1.
  9. ^ Roscoe W., 1807. Zingiber zerumbet. Transactions of the Linnean Society of London 8: 348.
  10. ^ a b Baker J. G., 1892. Order CXLIX. Scitamineae: Zingiber zerumbet trong Hooker J. D., 1892. The Flora of British India 6(18): 247.
  11. ^ a b Schumann K. M., 1904. IV. 46. Zingiberaceae: Zingiber zerumbet trong Engler A., 1904. Das Pflanzenreich Heft 20: 172-173.
  12. ^ Zingiber zerumbet trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 20-6-2021.
  13. ^ Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập III. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 508.
  14. ^ Pramote Triboun, Pranom Chantaranothai & Kai Larsen, 2007. Taxonomic changes regarding three species of Zingiber (Zingiberaceae) from Thailand. Acta Phytotaxonomica Sinica 45(3): 403-404, doi:10.1360/aps050052.
  15. ^ Zingiber zerumbet trong Flora of China. Tra cứu ngày 20-6-2021.