Ga Massy TGV
Massy TGV | |
---|---|
Ga đường sắt cao tốc | |
Tòa nhà hành khách và lối vào nhà ga. | |
Địa chỉ | 7 Đại lộ Carnot, 91300 Massy Pháp |
Tọa độ | 48°43′33″B 2°15′41″Đ / 48,72584°B 2,261345°Đ |
Chủ sở hữu | SNCF |
Tuyến | Tuyến cao tốc Paris-Montparnasse – Monts |
Dịch vụ liên quan | |
Sân ga | 2 làn trung tâm không bến, 2 làn hai bên có bến |
Kết nối | Ga Massy – Palaiseau (tuyến RER B và C) |
Lịch sử | |
Đã mở | 29 tháng 9 năm 1991 |
Giao thông | |
Hành khách (2016) | 2.013.034 |
Ga Massy TGV hay Ga tàu cao tốc Massy (tiếng Pháp: Gare de Massy TGV) là một nhà ga đường sắt cao tốc của Pháp, trên tuyến LGV Atlantique (tuyến tàu cao tốc Đại Tây Dương), nằm ở địa phận của xã Massy, trong tỉnh Essonne, vùng Île-de-France.
Nó nằm ngay gần nhà ga RER (tuyến B và C) của ga Massy – Palaiseau.
Tình hình đường sắt
[sửa | sửa mã nguồn]Được thiết lập ở độ cao 78 m, ga Massy TGV nằm ở điểm cây số 14.376 của tuyến cao tốc Paris-Montparnasse – Monts, được biết đến nhiều hơn với tên gọi LGV Atlantique.[1]
Ga có hai làn đường sắt ở trung tâm, không có bến, để cho những chuyến tàu không dừng, và hai làn đường sắt ở hai bên để phục vụ hành khách với hai bến tàu: bến 3 (làn 3) và bến 4 (làn 4) cùng có độ dài 500 m.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi được khánh thành vào ngày 28 tháng 9 năm 1991,[2] ga Massy TGV, với kinh phí xây dựng là 24,4 triệu euro, được đưa vào sử dụng ngày 29 tháng 9 năm 1991 bởi Công ty đường sắt quốc gia Pháp (SNCF).[3] Nó là một trong hai nhà ga mới của tuyến LGV Atlantique, cùng với ga Vendôme – Villiers-sur-Loir TGV.
Được xây dựng theo sự khuyến khích của phó thị trưởng ở thời điểm đó, ông Claude Germon, nhà ga là một phần của dự án quy hoạch đô thị lớn của trung tâm châu Âu đã bị bỏ dở sau cuộc khủng hoảng bất động sản vào đầu những năm 1990.[4] Đầu tiên, dự án ga TGV ở Massy đã nhận được sự phản đối của SNCF, với lý do là thời gian đi lại ngắn từ ga Montparnasse, và cư dân của các xã lân cận, như Verrières-le-Buisson, sợ bị ô nhiễm tiếng ồn. Tuy nhiên, các nghiên cứu được thực hiện dưới sự yêu cầu của bộ Giao thông Vận tải đã chứng minh sự liên quan của nó, vì nó cho phép tránh việc quá cảnh hành khách qua Paris bằng cách phục vụ toàn bộ vùng ngoại ô phía Nam thủ đô, thông qua điểm chuyển đổi với tuyến B và C của RER,[5] dễ tiếp cận ở ga Massy – Palaiseau.
Vào tháng 6 năm 2007, các công trình xây dựng đã bắt đầu để tái cơ cấu quan trọng khu trung tâm và hội nhập tốt hơn trong thành phố, bao gồm việc xây dựng một cầu bộ hành mới để kết nối ba nhà ga (ga SNCF Massy – Palaiseau, ga RATP Massy – Palaiseau, ga Massy TGV). Thời điểm kết thúc công trình, ban đầu được dự tính vào cuối năm 2010[6] bị trì hoãn đến tháng 1 năm 2012.[7]
Lưu lượng hàng năm là 700.000 hành khách trong năm 2001,[4] tiếp đến là 1,1 triệu hành khách trong năm 2006; 1,2 triệu hành khách trong năm 2007; 1,4 triệu hành khách trong năm 2008 và 1,5 triệu hành khách trong năm 2012.[8]
Năm 2016, theo các ước tính của SNCF, lưu lượng hàng năm của ga là 2.013.034 hành khách, sau 1.906.692 hành khách năm 2015 và 1.641.999 hành khách năm 2014.[9]
Dịch vụ hành khách
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếp đón
[sửa | sửa mã nguồn]Ga SNCF, nó có một tòa nhà cho hành khách, với phòng chờ và các quầy vé, mở cửa mỗi ngày. Nó được trang bị các máy bán tự động cho việc mua vé (thẻ di chuyển). Nó cung cấp các dịch vụ khác nhau, đáng chú ý như: tiếp đón hành khách trẻ, đồ vật bị thất lạc và bán vé khởi hành ngay trong ngày. Đây là một nhà ga dễ tiếp cận đối với những người bị suy giảm khả năng vận động với các tiện nghi, trang thiết bị và dịch vụ. Một cửa hàng bán thuốc lá, báo và một quán rượu, quán bia, nhà hàng được lắp đặt trong đại sảnh của nhà ga.[10]
Phục vụ
[sửa | sửa mã nguồn]Một số tàu phục vụ cả ga Montparnasse lẫn ga này, mặc dù TGV bị cấm sử dụng cho một khoảng cách ngắn như vậy (ngoài ra không thể mua vé tàu để thực hiện lộ trình này bằng TGV).
Nó chủ yếu được phục vụ bởi các tuyến TGV liên vùng và các tàu Ouigo, ngoại trừ tuyến TGV Le Havre – Marseille-Saint-Charles có điểm dừng tại ga Massy – Palaiseau mà không phải ga Massy TGV.
Đa phương thức
[sửa | sửa mã nguồn]Nhà ga được trang bị bãi đậu xe, một khu vực dừng ngắn (vài phút), một khu vực dừng cho người tàn tật, và các dịch vụ: tắc xi, xe du lịch có tài xế, và thuê xe hơi, mô tô và xe máy.[10]
Việc nằm gần các nhà ga RER của ga Massy – Palaiseau cho phép ga này phục vụ, thông qua điểm chuyển đổi, phần lớn phía Nam của khu đô thị Paris. Ga TGV, giống như hai ga RER, cũng được phục vụ bởi nhiều mạng lưới xe buýt: các tuyến buýt của RATP, hướng đến khu vực "petite couronne" của vùng Paris, cũng như mạng lưới các vùng ngoại ô rộng lớn, được đặc biệt quản lý bởi cộng đồng khu đô thị Europ'Essonne (CAEE) và cộng đồng khu đô thị vùng cao nguyên Saclay (CAPS), nay được sáp nhập lại thành cộng đồng khu đô thị Paris-Saclay.[11] Một tuyến buýt kết nối ga TGV với ga hàng không Tây Orly là một giải pháp thay thế cho tuyến Orlyval, một tuyến métro đặc biệt hiện kết nối sân bay Orly với ga RER B ở trạm Antony.[12]
Các tuyến tàu đi qua ga
[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Danh sách các nhà ga ở Pháp
- Danh sách các nhà ga đường sắt cao tốc mới ở Pháp
- Tuyến cao tốc Paris-Montparnasse – Monts
- Ga Massy – Palaiseau
Ghi chú và tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Reinhard Douté (tháng 8 năm 2011). “1”. Les 400 profils de lignes voyageurs du réseau ferré français (bằng tiếng Pháp). La Vie du Rail. tr. 159. ISBN 978-2-918758-34-1.
- ^ “Inauguration de la gare de Massy TGV” (bằng tiếng Pháp). Antenne 2 Midi. ngày 28 tháng 9 năm 1991. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2018.
- ^ Laurence Franceschina (ngày 28 tháng 9 năm 2001). “La gare TGV de Massy fête ses dix ans” (bằng tiếng Pháp). Le Parisien. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2018.
- ^ a b Nicole Haumont (1998). L'urbain dans tous ses états: faire, vivre et dire la ville (bằng tiếng Pháp). tr. 33.
- ^ C. Ch. (ngày 24 tháng 8 năm 2016). “40 ans du Parisien Essonne: 1985, les travaux de la gare TGV de Massy lancés” (bằng tiếng Pháp). Le Parisien. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2016.
cette petite ville de banlieue bénéficiant d'une position charnière entre les réseaux nationaux et régionaux
- ^ “Site dédié au projet du Pôle de Massy” (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2018.
- ^ PDF ("Gare de Massy: la passerelle de l'absurde" trên trang web của Đại Hội đồng tỉnh Essonne) (tiếng Pháp)
- ^ Bernard Collardey (tháng 9 năm 2013). “La gare de Massy-TGV face à son avenir” (bằng tiếng Pháp). 191 (Rail Passion): 8. ISSN 2264-5411. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ “Fréquentation en gares – Massy TGV” (bằng tiếng Pháp). SNCF Open Data. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2018. Liên kết ngoài trong
|nhà xuất bản=
(trợ giúp) - ^ a b “Votre gare: Massy TGV” (bằng tiếng Pháp). SNCF Gares et connexions. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2016.
- ^ “Paris-Saclay – Réseau Bus” (bằng tiếng Pháp). Paris-Saclay. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2018.[liên kết hỏng]
- ^ “Bus ligne 91.10 Massy - Palaiseau / Aéroport d'Orly-Ouest” (bằng tiếng Pháp). Metro Pole. ngày 11 tháng 10 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2015.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Ga Massy TGV tại SNCF Gares et Connexions (tiếng Pháp)
- PDF (La fréquentation des gares franciliennes), OMNIL, tháng 3 năm 2015 (tiếng Pháp)
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ga Massy TGV. |