Bước tới nội dung

Ga Nha Trang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ga Nha Trang
Ga hành khách, xí nghiệp đầu máy
Nhà ga nhìn từ công viên 23 tháng 10
Địa chỉ17 Thái Nguyên, Phước Tân, Nha Trang, Khánh Hòa
Tọa độ12°14′52″B 109°11′4″Đ / 12,24778°B 109,18444°Đ / 12.24778; 109.18444
Chủ sở hữuCông ty vận tải đường sắt Sài Gòn
TuyếnĐường sắt Bắc Nam
Sài Gòn-Nha Trang
Hà Nội-Thái Bình-Nam Định-Nha Trang
Sân ga2
Đường ray5
Cấp1
Kiến trúc
Kết cấu kiến trúcBê tông
Cấp sân ga1
Chỗ đậu xe
Thông tin khác
Quầy tính tiềnkhoảng 35.000 VNĐ đến 1.300.000 VNĐ
Lịch sử
Đã mở2 tháng 9 năm 1936
Điện khí hóaTàu SNT1-2
Map

Ga Nha Trang là 1 nhà ga xe lửa chính trên tuyến đường sắt Bắc - Nam thuộc địa phận tỉnh Khánh Hoà, tiếp nối sau ga Lương Sơn và trước ga Cây Cầy. Ga tọa lạc tại số 17 đường Thái Nguyên, phường Phước Tân, thành phố Nha Trang.

Ga Nha Trang cách ga Đà Nẵng 523,5 km về phía Bắc, cách ga Quảng Ngãi 387 km về phía Bắc, cách ga Diêu Trì 219 km về phía Bắc, cách ga Tuy Hoà 117 km về phía Bắc, cách ga Tháp Chàm gần 93 km về phía Nam, cách ga Bình Thuận 236 km về phía Nam và cách ga Sài Gòn 411 km về phía Nam. Lý trình ga: km 1314 + 930.

Nhà ga là nơi chứng kiến nhân dân Việt Nam nổ súng chống Pháp rạng sáng ngày 23 tháng 10 năm 1945. Hiện nay, ga còn là 1 di tích lịch sử.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]
Ga Nha Trang, dịp năm mới Nhâm Thìn (2012)

Ga Nha Trang được khánh thành ngày 2 tháng 9 năm 1936. Là nơi chứng kiến nhân dân Khánh Hòa đứng lên đấu tranh, nố súng chống thực dân Pháp. Cho đến ngày nay, ga Nha Trang vẫn còn giữ được kiến trúc độc đáo thời Pháp.

Vào thời đó, trước ga có một vườn hoa rộng, nay là công viên Võ Văn Ký (bây giờ là công viên 23/10), mang tên người chỉ huy trận đánh quân Pháp ở ga Nha Trang đêm 23 tháng 10 năm 1945 đã hy sinh anh dũng tại nơi đây. 2 bên là 2 khách sạn, 2 tòa nhà giống hệt nhau về vẻ ngoài và kiểu dáng kiến trúc. Với sự hài hòa, khoáng đạt, độc đáo của cảnh quan kiến trúc, ga Nha Trang được coi là ga đẹp thứ nhì Đông Dương, chỉ sau ga Đà Lạt.

Các chuyến tàu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài tuyến đường sắt Thống Nhất còn có các tuyến tàu địa phương như tuyến Sài Gòn – Nha Trang (SNT)[1], tuyến Sài Gòn – Quy Nhơn (SQN)[2],...

Đoàn tàu (H)SE2 vào ga Nha Trang trên đường sắt số 2

Di dời ga

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay có 2 phương án đề xuất di dời ga[3]:

  • Phương án 1: Chỉ giữ lại ga hành khách, dời hoạt động vận chuyển hàng hóa ra ngoại thành.
  • Phương án 2: Dời toàn bộ ga đến ga mới tại xã Vĩnh Trung, TP Nha Trang.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Sài Gòn có tàu đi Nha Trang”.
  2. ^ “Tàu lửa du lịch tuyến Quy Nhơn - Sài Gòn”.
  3. ^ “Ga Nha Trang được đề xuất di dời thế nào?”.