Gewehr 98

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gewehr 98
Mẫu 98 sản xuất năm 1898. Mẫu vật trưng bày của Bảo tàng quân đội Thụy Điển
Loạisúng trường lên đạn bằng tay
Nơi chế tạo Đế quốc Đức
Lược sử hoạt động
Phục vụ1898–1935
Sử dụng bởi Đế quốc Đức
 Đế quốc Ottoman: Súng trường Mauser m1903, là súng trường chính của quân đội Ottoman trong suốt Thế chiến 1
 Argentina: Biến thể Mauser m1909
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
 Cộng hòa Miền Nam Việt NamCòn giữ lại và tiếp tục sử dụng kháng chiến chống Đức Quốc Xã
Cùng nhiều nước khác...
Lược sử chế tạo
Người thiết kếPaul Mauser
Năm thiết kế1895
Nhà sản xuấtMauser, Deutsche Waffen und Munitionsfabriken, Haenel, Sauer & Sohn, Waffenwerke Oberspree, V. Chr. Schilling Co., Simson, Imperial Arsenals of Amberg, Danzig, Erfurt, LeipzigSpandau
Giai đoạn sản xuất1898–1918
Số lượng chế tạo9,000,000+[1]
Các biến thểK98a, K98b, Kar98az
Thông số
Khối lượng4,09 kg (9,0 lb) không lắp đạn
3,50 kg (7,7 lb) Karabiner 98a
Chiều dài1.250 mm (49,2 in) Gewehr 98
1.090 mm (42,9 in) Karabiner 98a
Độ dài nòng740 mm (29,1 in) Gewehr 98
590 mm (23,2 in) Karabiner 98a

ĐạnM/88 cho tới năm 1903, sau đó là 7.92×57mm Mauser
Cơ cấu hoạt độngkhóa nòng
Tốc độ bắn15 viên/phút
Sơ tốc đầu nòng639 m/s (2.096 ft/s) với M/88
878 m/s (2.881 ft/s) với mẫu đạn 9.9 g (154 gr) năm 1903
Tầm bắn hiệu quả500 m (550 yd) (with iron sights)
≥800 m (870 yd) (with optics)
Tầm bắn xa nhất3.735 m (4.080 yd) với S Patrone
Chế độ nạpkẹp đạn rời 5 viên (hoặc từng viên một đối với phiên bản bắn tỉa) nạp vào buồng đạn hoặc băng đạn 25 viên có thể tháo rời (biến thể chiến đấu hào)
Ngắm bắnĐầu ruồi hoặc kính ngắm

Gewehr 98 (còn được viết tắt là G98, Gew 98, or M98) là loại súng trường lên đạn từng phát danh tiếng do hãng Mauser sản xuất. Nó được sử dụng như vũ khí tiêu chuẩn của quân đội Đế quốc Đức trong suốt Thế chiến thứ nhất cùng nhiều nước khác trên thế giới. Phiên bản tiêu chuẩn của Lục quân Đế quốc Đức sử dụng tay kéo khóa nòng thẳng. Hải quân cũng có một biến thể tương tự nhưng nòng ngắn hơn một chút và lính bắn tỉa Đức được trang bị biến thể Gewehr 98 sử dụng tay kéo khóa nòng gập để thuận tiện cho việc kết hợp kèm ống ngắm.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Súng trường Gewehr 98 được đưa vào sử dụng trong Quân đội Đế quốc Đức vào năm 1898, thay thế cho khẩu Gewehr 1888 và Gewehr 1871 cũ hơn. Thiết kế khóa nòng của khẩu Gewehr 98 thuộc loại tiên tiến nhất thế giới vào thời điểm đó. Nó được thiết kế độc quyền bởi Paul Mauser, nhà sáng lập và kỹ sư trưởng của tập đoàn vũ khí Mauser. Trước khi thiết kế thành công Gewehr 98 thì tên tuổi của tập đoàn Mauser lại nổi tiếng ở nước ngoài. Mauser đã thiết kế và chuyển giao công nghệ sản xuất các mẫu súng trường của họ cho Ottoman, Thụy Điển, Bỉ, nhà Mãn Thanh (Trung Quốc), Bolivia, Chile,... súng của Mauser được đánh giá rất cao bởi cấu tạo đơn giản mà chắc chắn, dễ tháo lắp để bảo dưỡng, độ chính xác cao, uy lực mạnh,... Thiết kế khóa nòng của Mauser được cấp bằng sáng chế độc quyền ở Đức vào ngày 9 tháng 9 năm 1895. Thiết kế khóa nòng của Gewehr 98 cũng được Hoa Kỳ, Anh và Nhật Bản sao chép lên các thiết kế súng trường bộ binh của họ. Khẩu M1903 Springfield của Hoa Kỳ có thiết kế giống với thiết kế của Mauser đến nỗi nó khiến Springfield Armory bị Mauser kiện tới 4 lần vì hành vi sao chép thiết kế của hãng. Và cả 4 lần Mauser đều là bên thắng kiện và họ thu về rất nhiều tiền bản quyền. Không chỉ bị kiện vì hành vi sao chép thiết kế súng mà thiết kế đạn .30-06 Springfield của khẩu M1903 Springfield (được thiết kế vào năm 1906 cũng bởi tập đoàn Springfield) cũng bị Mauser kiện 2 lần (lần 2 bị hủy bỏ do Hoa Kỳ và Đức đối đầu nhau vào cuối Thế chiến 1). Cũng như trước, Sprigfield lại là bên thua kiện và họ lại phải bồi thường tiền bản quyền cho Mauser. Vương quốc Anh cũng sao chép lên tới 80% thiết kế của Gewehr 98 lên mẫu súng trường Pattern 1914 Enfield (hay P14) để làm súng trường tiêu chuẩn song hành với khẩu Lee-Enfield vì thời gian và chi phí sản xuất của súng Lee-Enfield quá lớn. Hoa Kỳ cũng mua thiết kế súng P14 của Anh về sản xuất nội địa ở Remington và Eddystone với tên gọi là M1917 Enfield vì số lượng súng M1903 Springfield không đủ để trang bị cho toàn bộ Quân đội Hoa Kỳ tham chiến ở Pháp. Thiếu tá Kijiro Nambu, nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng của Đế quốc Nhật Bản đã sao chép thiết kế khóa nòng và cơ cấu hất vỏ đạn lên mẫu súng trường Shiki 38/Arisaka Type 38 của quân đội Nhật. Shiki 38 là phiên bản "hiện đại hóa" của Shiki 30/Arisaka Type 30 trước đó. Gọi là hiện đại hóa nhưng thực chất, thiếu tá Nambu đã thiết kế lại toàn bộ kết cấu mà không làm thay đổi dáng súng so với mẫu ban đầu. Type 38 sử dụng hộp khóa nòng (receiver), khóa nòng, kim hỏa, cơ cấu điểm hỏa, hất vỏ đạn và khóa an toàn khác hoàn toàn so với tiền nhiệm Type 30. Chúng đều được ông Nambu học hỏi và sao chép từ lô 1000 khẩu Gewehr 98 mà Nhật mua từ Đức vào năm 1903.


Ủy ban thử nghiệm súng trường (Gewehr-Prüfungskommission-G.P.K.) chính thức chấp nhận thiết kế của khẩu Gewehr 98 vào ngày 5 tháng 4 năm 1898. Vào năm 1901, những đơn vị đầu tiên sử dụng súng trường Gewehr 98 là lực lượng Viễn chinh Viễn Đông của Đức và Hải quân Đế Quốc Đức. Trận chiến đầu tiên có sự xuất hiện của Gewehr 98 là cuộc đàn áp khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn (1898 – 1901) của Đức ở Sơn Đông và Bắc Kinh. Năm 1904, 1 bản hợp đồng sản xuất 290.000 khẩu súng được ký giữa phía quân đội với phía Mauser, cùng với 1 bản khác, 210.000 khẩu, được ký với Deutsche Waffen und Munitionsfabriken (DWM)-nhà sản xuất được Mauser ủy nhiệm. Cho đến khi Chiến tranh Thế giới Thứ nhất bùng nổ năm 1914, Quân đội Đế quốc Đức đã được trang bị 2,273,080 khẩu Gewehr 98 các loại; cùng với hơn 7,000,000 khẩu đã được sản xuất trong suốt cuộc chiến. Việc sản xuất chỉ dừng lại vào tháng 12 năm 1918, khi mà cuộc chiến đã kết thúc được một tháng.

Súng sử dụng loại đạn 8 mm M/88 thiết kế năm 1888 với đầu đạn tròn 8.08 mm (.318 in) nặng 14.6 g (226 gr), sau được thay thế bằng loại 7.92x57mm S Patrone vào ngày 3 tháng 4 năm 1903, với đàu đạn Spitzer đường kính 8.20 mm (.323 in), nặng 9.9 g (154 gr).

Các quốc gia sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Gewehr & Karabiner 98. Die Schußwaffen 98 des deutschen Reichsheeres von 1898 bis 1918 (= Kataloge des Bayerischen Armeemuseums Ingolstadt. Bd. 4). Verlag Militaria, Wien 2006, ISBN 978-3-902526-04-5

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]